Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu thuộc trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2005. Cụ thể điều luật quy định: “Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình”.
Trong trường hợp người chưa thành niên gây thiệt hại, không phải mọi trường hợp người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đều là người chưa thành niên. Như đã phân tích ở những phần trước, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể là chính bản thân người chưa thành niên, cũng có thể là cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên hoặc nhà trường nơi người chưa thành niên học tập. Do vậy, khi xem xét vấn đề cần hiểu giảm trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp người chưa thành niên gây thiệt hại là giảm trách nhiệm cho chủ thể có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
Trong trường hợp người chưa thành niên gây thiệt hại, chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ được giảm trách nhiệm bồi thường khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau:
Điều kiện thứ nhất, người chưa thành niên có lỗi vô ý gây thiệt hại. Người chưa thành niên vô ý gây thiệt hại là trường hợp không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại mặc dù trong trường hợp đó buộc phải biết, hoặc người chưa thành niên có thể biết trước hành vi của mình sẽ gây thiệt hại nhưng lại cho rằng thiệt
hại sẽ không xảy ra hoặc cho rằng có thể ngăn chặn được thiệt hại. Có thể thấy trong trường hợp vô ý gây thiệt hại, người chưa thành niên không mong muốn cho hậu quả xảy ra. Mức độ lỗi của họ không nặng như đối với trường hợp cố ý gây thiệt hại, vì vậy với chính sách khoan hồng của pháp luật, việc xem xét để giảm mức trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho họ là điều hợp lý. Trong trường hợp người chưa thành niên gây thiệt hại mà người bị thiệt hại cũng có lỗi thì người chưa thành niên sẽ chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình theo quy định tại Điều 617 Bộ luật dân sự năm 2005.
Điều kiện thứ hai, thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Mặc dù pháp luật quy định khi một người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo nguyên tắc kịp thời và toàn bộ. Tuy nhiên, bên cạnh việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, pháp luật cũng luôn quan tâm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Pháp luật không thể để chủ thể có nghĩa vụ vì bồi thường thường thiệt hại mà kinh tế trở nên khốn đốn, không thể duy trì được cuộc sống của bản thân và những người sống phụ thuộc. Vì vậy, nếu chủ thể có trách nhiệm bồi thường thật sự không “đủ sức” để bồi thường thiệt hại thì pháp luật sẽ quy định xem xét giảm mức bồi thường thiệt hại cho họ. Tuy nhiên hiện nay lại vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể cách xác định thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế và lâu dài của chủ thể có trách nhiệm bồi thường. Do vậy mà việc áp dụng trên thực tế còn nhiều khó khăn. Đa số hiện nay mọi người tán đồng với ý kiến lấy mức chuẩn nghèo cho từng địa phương nơi người có nghĩa vụ bồi thường đang sinh sống, đã được cơ quan có thẩm quyền xác định để làm căn cứ giảm mức bồi thường thiệt hại cho từng trường hợp cụ thể. Nên như vậy bởi đối với từng vùng miền sẽ có mức sống khác nhau, có thể với khu vực này mức sống là trung bình nhưng nếu áp dụng cùng mức sống đó ở khu vực khác thì lại không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống; vậy nên không thể áp dụng một mức cụ thể cứng nhắc cho tất cả các địa phương để xác định người có trách nhiệm bồi thường có đủ khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài để bồi thường hay không.
Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒ THƯỜNG THỆT HẠI DO NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN GÂY THIỆT