bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra
Từ việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra và thực tế khi vận dụng quy định pháp luật vào đời sống xã hội, tác giả đề xuất một vài ý kiến đóng góp nhỏ cho định hướng và một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây thiệt hại.
3.4.1 Định hướng hoàn thiện quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thườngthiệt hại do người chưa thành niên gây ra thiệt hại do người chưa thành niên gây ra
Để hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây thiệt hại, cần hướng tới chú ý hoàn thiện một số vấn đề:
Thứ nhất, “hệ thống văn bản quy phạm pháp luật dân sự từ năm 1950 (từ khi ban hành Sắc lệnh số 97/SL) cho đến nay chưa có bất kỳ văn bản quy phạm nào uy định về khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” [11]cũng như khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây thiệt hại. Để nghiên cứu về một vấn đề thì trước tiên cần phải nhận diện vấn đề cần nghiên cứu là gì, từ đó mới có thể tìm hiểu được các đặc điểm, tính chất của vấn đề đó. Tương tự như vậy, muốn nghiên cứu về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây thiệt hại thì cần phải hiểu được trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây thiệt hại là gì. Đưa ra được khái niệm sẽ giải quyết được câu hỏi vừa nêu. Trên cơ sở hiểu rõ đặc điểm tính chất và các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây thiệt hại thì mới có thể áp dụng đúng quy định của pháp luật vào thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, xây dựng khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây thiệt hại là điều rất quan trọng.
Thứ hai, Căn cứ vào Điều 611 dự thảo Bộ luật dân sự nên kiến nghị về việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi tài sản của người chưa thành niên gây thiệt hại.
Thứ ba, về vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra khi ở trường học cần được quy định theo hướng mở rộng: nhà trường không chỉ có trách nhiệm với người chưa thành niên khi người chưa thành niên đang học tại trường mà còn có cả trách nhiệm khi người chưa thành niên tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.
Thứ tư, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây thiệt hại cho chính trường học. Trường học cũng là một chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự trong đời sống xã hội thường ngày, vì vậy cũng như bao chủ thể khác, trường học cũng cần được bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp trong đó có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và được bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra. Cần quy định trong những điều kiện nhất định, trường học cũng được bồi thường thiệt hại nếu người chưa thành niên gây thiệt hại cho trường học.
Thứ năm, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây thiệt hại cho chính người giám hộ. Cũng tương tự như trường hợp người chưa thành
niên gây thiệt hại cho trường học, trong trường hợp người chưa thành niên gây thiệt hại cho người giám hộ cũng cần có những quy định trong những điều kiện nhất định, người giám hộ cũng được bồi thường thiệt hại nếu người chưa thành niên gây thiệt hại cho họ.
Thứ sáu, cần có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây thiệt hại trong trường hợp người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại được giải quyết như thế nào.
Thứ bảy, xây dựng thêm các quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây thiệt hại trong trường hợp người chưa thành niên mồ côi, lang thang, cơ nhỡ.
Thứ tám, cần quy định về chuyển giao trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây thiệt hại trong trường hợp người chưa thành niên đã trưởng thành mà trách nhiệm bồi thường vẫn còn như đã phân tích tại nội dung phần trước đó.