Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu thu thập được là số liệu thứ cấp lấy từ sổ kế toán, báo cáo tài chính do phòng kế toán của Công ty TNHH tin học viễn thông An Đông.
2.2.2 Phƣơng pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu trong bảng kết quả kinh doanh qua các năm (doanh thu, chi phí, lợi nhuận) và các chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROS, ROA, ROE) để đánh giá tình hình kinh doanh của Công ty TNHH tin học viễn thông An Đông. Sử dụng phương pháp này cần nắm vững 3 nguyên tắc sau:
- Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh: là chỉ tiêu của một kỳ được chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh. Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện.
- Điều kiện so sánh được: cần được quan tâm cả về thời gian lẫn không gian:
+ Thời gian: là các chỉ tiêu tính trong cùng một khoản thời gian hạch toán phải thống nhất trên 3 mặt: cùng phản ánh nội dung kinh tế, cùng một phương pháp tính toán, cùng một đơn vị đo lường.
+ Không gian: các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự nhau.
- Kỹ thuật so sánh:
+ So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.
+ So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
+ So sánh bằng số bình quân: số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất.
Quá trình phân tích kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể thực hiện theo 3 hình thức:
+ So sánh theo chiều dọc: là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của các BCTC, nó còn được gọi là phân tích theo chiều dọc.
+ So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh nhằm xác định các tỷ lệ và chiều hướng biến động giữa các kỳ trên các BCTC, còn gọi là phân tích theo chiều ngang.
+ So sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể được xem xét nhiều kỳ để ta có thể thấy rõ hơn xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên cứu.
CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TIN HỌC VIỄN THÔNG AN ĐÔNG