Các kiểu học nhóm và cách tổ chức

Một phần của tài liệu tổ chức cho học sinh hoạt động để tự lực rèn luyện kỹ năng học tập vật lý khi áp dụng phương pháp giải quyết vấn đề giảng dạy chương 6. sóng ánh sáng, vl 12 nâng cao. (Trang 35 - 36)

7. Các giai đoạn thực hiện đề tài

3.2.4. Các kiểu học nhóm và cách tổ chức

Kiểu nhóm cố định

Nhóm cố định là nhóm được tổ chức cho HS ngồi gần nhau, giải quyết nhiệm vụ nhanh chóng trong vòng một vài phút, không cần xê dịch chỗ ngồi.

Kiểu nhóm này thuận tiện cho dạy học khám phá, lớp đông HS hoặc không có điều kiện xê dịch bàn ghế.

Cách tổ chức: 2, 3 thậm chí có thể 4 HS ngồi gần nhau, trên dưới…  Kiểu nhóm di động

Loại nhóm này cần xê dịch chỗ ngồi, gom lại thành từng nhóm, có thể 3 hoặc 4 hoặc đông hơn, tùy GV và hoàn cảnh lớp học.

Nhóm di động có thể giải quyết nhiệm vụ phức tạp hơn, lâu hơn và có cách chia nhóm đa dạng. Không khí lớp học được thay đổi hẳn khi chia và ghép nhóm. Có thể giữ nguyên nhóm từ đầu giờ đến cuối giờ.

Cách chia nhóm: tự chọn, xếp theo vần chữ cái, theo số thứ tự, theo màu sắc phát cho HS ngẫu nhiên…

Kiểu nhóm ghép 2 lần

Số thành viên trong nhóm bằng số vấn đề giải quyết cùng lúc. Mỗi nhóm giải quyết một vấn đề không trùng nhau.

Sau khi giải quyết xong vấn đề, ghép nhóm lần thứ 2, mỗi HS là một “đại sứ” cho nhóm mới, truyền đạt lại những gì mà nhóm cũ đã giải quyết.

Bài học sẽ được giải quyết trọn vẹn sau hai lần làm việc:

Lần 1: 11111 22222 33333 44444 55555 66666 Lần 2: 123456 123456 123456 123456 123456 123456

Tác dụng:

- HS giỏi không chiếm diễn đàn. - HS kém không ỷ lại.

- Tinh thần trách nhiệm (vai trò mỗi HS thật sự trong nhóm). - Rèn luyện lòng tự tin cho HS (khi làm việc ở nhóm sau).

30  Nhóm Kim tự tháp Tổ chức: - Lần 1: Cá nhân làm việc - Lần 2: Nhóm đôi - Lần 3: Nhóm bốn - Lần 4: Nhóm tám - Lần 5: Kết quả chung Tác dụng:

- Thống nhất nội dung ôn tập, tổng kết - Lấy ví dụ vận dụng vào thực tế

- So sánh, đối chiếu sự giải thích một vấn đề đi đến thống nhất  Nhóm trà trộn

Tổ chức: HS đi tự do trong lớp tìm người thích hợp để trao đổi. Tác dụng:

- Kích thích sự nhận thức - Lớp sinh động

- Có cơ hội hỏi nhiều người (mà không ngại ngùng)

Nội dung làm việc: Tự kiểm tra bảng trả lời câu hỏi (không làm được thì hỏi bạn) để kiểm tra, xác minh kết quả của mình.

Một phần của tài liệu tổ chức cho học sinh hoạt động để tự lực rèn luyện kỹ năng học tập vật lý khi áp dụng phương pháp giải quyết vấn đề giảng dạy chương 6. sóng ánh sáng, vl 12 nâng cao. (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)