Dạy học về học tập hợp tác theo nhóm nhỏ

Một phần của tài liệu tổ chức cho học sinh hoạt động để tự lực rèn luyện kỹ năng học tập vật lý khi áp dụng phương pháp giải quyết vấn đề giảng dạy chương 6. sóng ánh sáng, vl 12 nâng cao. (Trang 34)

7. Các giai đoạn thực hiện đề tài

3.2. Dạy học về học tập hợp tác theo nhóm nhỏ

3.2.1. Khái niệm

Đây là PPDH mà học sinh được phân chia thành từng nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nhiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân riêng biệt được tổ chức lại, liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung.

- Nhóm dài hạn: Nhóm này được thành lập cho mục đích nào đó, không phải trong lớp học, kéo dài thời gian trong ngày hoặc rải ra trong tuần.

- Nhóm đôi: Nhóm này thường có hai người, thường dùng trong học ngoại ngữ (trong lớp, ngoài lớp) để rèn luyện các kĩ năng nghe nói.

- Nhóm thảo luận (hoặc nhóm tạm thời): Tổ chức ngay trong lớp học để thảo luận, khám phá theo yêu cầu của GV.

3.2.2.Sự khác nhau giữa dạy học theo nhóm (hợp tác) và nhóm truyền thống

Nhóm truyền thống Nhóm hợp tác

- Kết quả phụ thuộc chủ yếu vào nhóm trưởng.

- HS kém không có cơ hội làm việc như HS khá.

- Không phải cá nhân nào cũng chịu trách nhiệm về kết quả chung của nhóm. - Không dạy kĩ năng hợp tác.

- Nhóm trưởng được thầy chỉ định. - Thầy để các nhóm tự hoạt động.

- Kết quả phụ thuộc chủ yếu vào tính tích cực của mỗi cá nhân.

- Cơ hội làm việc của mỗi cá nhân như nhau. - Mỗi cá nhân chịu trách nhiệm về kết quả chung của cả nhóm mình.

- Có dạy các kĩ năng hợp tác. - Mỗi cá nhân có một nhiệm vụ. - Thầy tổ chức, quan sát, có đánh giá.

Một phần của tài liệu tổ chức cho học sinh hoạt động để tự lực rèn luyện kỹ năng học tập vật lý khi áp dụng phương pháp giải quyết vấn đề giảng dạy chương 6. sóng ánh sáng, vl 12 nâng cao. (Trang 34)