7. Các giai đoạn thực hiện đề tài
5.6.2. Nội dung đề kiểm tra
a)TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số các ánh sáng đơn sắc có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.
B. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các chất làm lăng kính là khác nhau. C. Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc kh đi qua lăng kính
D. Khi chiếu một chùm ánh sáng mặt trời đi qua một cặp hai môi trường trong suốt thì tia tím bị lệch về phía mặt phân cách hai môi trường nhiều hơn tia đỏ.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có màu trắng dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.
B. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có nhiều màu dù chiếu xiên hay chiếu vuông góc.
C. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có nhiều màu khi chiếu xiên và có màu trắng khi chiếu vuông góc.
49
D. Một chùm ánh sáng mặt trời có dạng một dải sáng mỏng, hẹp rọi xuống mặt nước trong một bể nước tạo nên ở đáy bể một vết sáng có nhiều màu khi chiếu vuông góc và có màu trắng khi chiếu xiên.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Cho các chùm ánh sáng sau: trắng, đỏ, vàng, tím. A. Ánh sáng trắng bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
B. Chiếu ánh sáng trắng vào máy quang phổ sẽ thu được quang phổ liên tục. C. Mỗi chùm ánh sáng trên đều có một bước sóng xác định.
D. Ánh sáng tím bị lệch về phía đáy lăng kính nhiều nhất nên chiết suất của lăng kính đối với nó lớn nhất.
Câu 4: Trong một thí nghiệm người ta chiếu một chùm ánh sáng đơn sắc song song, hẹp vào cạnh của một lăng kính có góc chiết quang A=80 theo phương vuông góc với mặt phân giác của góc chiết quang. Đặt một màn ảnh E song song và cách mặt phẳng phân giác của góc chiết quang 1m. Trên màn E ta thu được hai vết sáng. Sử dụng ánh sáng vàng, chiết suất của lăng kinh là 1,65 thì góc lệch của tia sáng là
A. 4,00 B. 5,20 C. 6,30 D.7,80
Câu 5: Hai sóng cùng tần số, được gọi là hai sóng kết hợp, nếu có A. cùng biên độ và cùng pha.
B. cùng biên độ và độ lệch pha không đổi theo thời gian. C. độ lệch pha không đổi theo thời gian.
D. độ lệch pha và hiệu biên độ không đổi theo thời gian.
Câu 6: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng trắng của I-âng trên màn quan sát thu được hình ảnh giao thoa là
A. một dải ánh sáng chính giữa là vạch sáng trắng, hai bên có những dải màu. B. một dải ánh sáng màu cầu vồng biến thiên liên tục từ đò đến tím.
C. tập hợp các vạch sáng trắng xen kẽ nhau.
D. tập hợp các vạch màu cầu vồng xen kẽ các vạch tối cách đều nhau.
Câu 7: Công thức tính khoảng vân giao thoa là A. a D i B. D a i C. a D i 2 D. a D i
Câu 8: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Iâng:khoảng cách hai khe S1S2 là 3mm, khoảng cách từ hai khe S1, S2 đến màn là 2m, bước sóng ánh sáng thí nghiệm bằng 0, 6m. Tại M có toạ độ xM=1,2mm là vị trí:
A. Vân tối 2 B. Vân sáng bậc 2 C. Vân sáng bậc 3 D. Vân tối bậc 3
Câu 9: Trong một thí nghiệm giao thoa ánh sáng, đo được khoảng cách từ vân sáng thứ tư đến vân sáng thứ 10 ở cùng một phía đối với vân sáng trung tâm là 2,4mm, khoảng
50
cách hai khe I-âng là 1mm, khoảng cách từ màn chứa hai khe đến màn quan sát là 1mm. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là
A. 0,4m B. 0,45m C. 0,68m D. 0,72m
Câu 10: Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa với ánh sáng trắng có bước sóng trong khoảng từ 0,40m đến 0,75m, biết khoảng cách hai khe 3mm, màn quan sát cách hai khe 3m. Bề rộng của dải quan phổ ngay sát vạch sáng trắng trung tâm là
A. 0,35 mm B. 0,45 mm C. 0,50 mm D. 0,55 mm
Câu 11: Trong một thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe I-âng cách nhau 2mm, hình ảnh giao thoa được hứng trên màn ảnh cách hai khe 1m. Sử dụng ánh sáng đơn sắc có bước sóng , khoảng vân đo được là 0,2mm. Thay bức xạ trên bằng bức xạ có bước sóng '
thì tại vị trí của vân sáng bậc 3 của bức xạ có một vân sáng của bức xạ ’. Bức xạ ’ có giá trị nào dưới đây?
A. 0,48 m B. 0,52 m C. 0,58m D. 0,60 m
Câu 12: Trong một thí nghiệm I-âng, hai khe F1,F2 cách nhau cách nhau một khoảng a= 1,8mm. Hệ vân được quan sát qua 1kính lúp, trong đó có một phép đo cho phép ta đo các khoảng vân chính xác tới 0,01mm (gọi là thị kính trắc vi). Ban đầu người ta đo được 16 khoảng vân và được giá trị 2,4mm. Dịch chuyển kính lúp ra xa thêm 30cm cho khoảng vân rộng thêm thì đo được 12 khoảng vân và được giá trị 2,88mm. Bước sóng của bức xạ là A. 0,45 m B. 0,50 m C. 0,55 m D. 0,54m Câu 13: Chọn câu đúng?
A. Quang phổ liên tục của một vật phụ thuộc vào bản chất của vật nóng sáng. B. Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của vật nóng sáng.
C. Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng D. Quang phổ liên tục phụ thuộc cả nhiệt độ và bản chất của vật nóng sáng.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra.
B. Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng lớn hơn 0,76 m. C. Tia hồng ngoại có tác dụng lên mọi kính ảnh.
D. Tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt rất mạnh.
b) TỰ LUẬN
Câu 1: Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, hai khe S1, S2 cách nhau a = 1m, màn quan sát đặt cách hai khe D = 2m. Nguồn phát ánh sáng trắng có bước sóng biến đổi từ 0,4m đến 0,76m.
51
b) Ở vị trí vân sáng 3 của bức xạ đỏ, có những bức xạ nào cho vân sáng trùng nhau?
Câu 2: Trong một thí nghiệm I-âng, khoảng cách giữa hai khe F1, F2 là 1,2 mm, các vân được quan sát qua 1 kính lúp, tiêu cự f=4cm, đặt cách mặt phẳng của hai khe một khoảng L=40 cm. Trong kính lúp người ta đếm được 15 vân sáng. Khoảng cách giữa tâm của hai vân sáng ngoài cùng đo được là 2,1 mm.
a) Tính góc trông khoảng vân i và bước sóng của bức xạ.
b) Nếu đặt toàn bộ dụng cụ trong nước, có chiết suất n=4/3 thì khoảng cách giữa hai vân nói trên sẽ là bao nhiêu?
52
PHẦN KẾT LUẬN
Qua một thời gian nổ lực làm việc, đề tài đã được hoàn thành. Có thể khẳng định những phương pháp nghiên cứu đã đề ra ban đầu là phù hợp, phục vụ tốt cho việc nghiên cứu của đề tài. Nhìn chung đề tài đã đạt được những mục tiêu đề ra.
Sau đây em xin điểm lại những điều đã đạt được:
- Em đã nghiên cứu lý thuyết về con đường nhận thức, các mức độ nhận thức, các phương pháp dạy học tích cực đặc biệt là phương pháp giải quyết vấn đề từ đó hiểu được ưu, nhược điểm và cách sử dụng chúng.
- Em đã nghiên cứu qui trình soạn giáo án và đã thấy được tầm quan trọng của từng bước trong qui trình, cách thực hiện các qui trình.
- Em đã vận dụng lý thuyết để nghiên cứu soạn giáo án các bài chương 6 Vật Lí 12 nâng cao.
- Em đã nghiên cứu được một vài biện pháp nhằm tổ chức cho HS hoạt động để tự lực rèn luyện KNHT Vật lí.
- Hiểu được tầm quan trọng của GV trong việc tổ chức cho HS hoạt động nhằm giúp các em tự lực rèn luyện KNHT Vật lí.
Bên cạnh những điều đạt được, đề tài còn mắc phải một số hạn chế: - Phần nghiên cứu lý thuyết còn chưa sâu, chưa đầy đủ.
- Chưa thực nghiệm sư phạm.
Những thuận lợi khi nghiên cứu đề tài:
- Được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa và bộ môn như: nhận được góp ý về đề tài, được tham khảo luận văn của các anh chị trước, …
- Được sự quan tâm rất sâu sắc của thầy Trần Quốc Tuấn và các bạn trong lớp. - Tài liệu tham khảo phong phú.
- Có điều kiện học tập đầy đủ.
Trong thời gian nghiên cứu, em đã gặp phải không ít những khó khăn như: - Việc nghiên cứu lí luận, tiến trình xây dựng SGK còn quá mới so với em. - Hạn chế về thời gian, kinh nghiệm bản thân còn quá ít.
Thông qua việc vận dụng một số phương pháp tự học vào việc soạn giáo án, một lần nữa về mặt lí luận, em khẳng định việc vận dụng các phương pháp này vào dạy học là khả thi. Sách giáo khoa mới đã tạo điều kiện thuận lợi đễ sử dụng các phương pháp này. Đây là đề tài mà em rất tâm đắc, chắc chắn mai sau khi về trường phổ thông em sẽ nghiên cứu sâu hơn và vận dụng nó vào trong giảng dạy.
53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đinh Quang Báo, Vũ Đình Chuẩn, Tài liệu tập huấn thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông, 8/2013.
[2] Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK Vật lí 10 Cơ bản, Bộ GDĐT, NXB giáo dục, 2006.
[3] Lương Duyên Bình, Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Xuân Chi, Đoàn Duy Hinh, Vũ Thanh Khiết, Vũ Hinh, Phạm Xuân Quế, Nguyễn Trọng Sửu, Phạm Đình Thết, Nguyễn Phúc Thuần, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK Vật lí 11, Bộ GDĐT, NXB giáo dục, 2007.
[4] Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Trọng Sửu, Nguyễn Xuân Chi, Vũ Thanh Khiết, Nguyễn Văn Phán, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Thành, Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK Vật lí 12, Bộ GD- ĐT,2008.
[5] Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế, Phương pháp dạy học Vật lí ở Trường THPT, NXB Đại học Sư phạm, 2002.
[6] Phạm Hữu Tòng, Dạy học vật lí ở trường THPT theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học.
[7] Phạm Hữu Tòng, Lí luận DHVL ở trường phổ thông, ĐHSP Hà Nội. [8] Phạm Hữu Tòng, Thiết kế hoạt động dạy học Vật lý, NXB giáo dục, 1999.
[9] Trần Quốc Tuấn, Chuyên đề PPDH Vật lý. Hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề trong dạy học ở trường phổ thông, 2011.
[10] Phạm Quý Tư, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK Vật lí 10 nâng cao, Bộ GD-ĐT. 2006.
PHỤ LỤC
Phụ bản 1: Bài 36. Nhiễu xạ ánh sáng. Giao thoa ánh sáng
Tiết: … theo phân phối chương trình
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Mô tả và giải thích được hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.
- Giải thích được hiện tượng giao thoa ánh sáng, điều kiện để có hiện tượng giao thoa.
- Khẳng định được tính chất sóng của ánh sáng.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng áp dụng phương pháp thực nghiệm.
- Vận dụng giải thích hiện tượng có liên quan trong đời sống hằng ngày. - Vận dụng giải các bài tập.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Sơ đồ mô tả thí nghiệm nhiễu xạ ánh sáng, thí nghiệm giao thoa ánh sáng. - Hình vẽ 36.1; 36.2; 36.3; 36.4.
- Phiếu học tập
Câu 1: Thế nào là hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng? Nêu ví dụ. Câu 2: Giải thích kết quả thí nghiệm về sự giao thoa ánh sáng.
Câu 3: Chọn câu đúng: Trong thí nghiệm về hiện tượng giao thoa ánh sáng trắng của Young, trên màn quan sát thu được hình ảnh giao thoa gồm:
A. Chính giữa là vạch trắng, hai bên có những dải màu.
B. Một dải màu như cầu vồng biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. C. Các vạch sáng và tối xen kẽ lẫn nhau.
D. Chính giữa là vạch trắng, hai bên có những dải màu cách đều nhau. Câu 4:Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng, khoảng vân sẽ
A. giảm đi khi tăng khoảng cách hai khe.
B. giảm đi khi tăng khoảng cách từ màn chứa 2 khe và màn quan sát. C. tăng lên khi tăng khoảng cách giữa hai khe.
D. không thay đổi khi thay đổi khoảng cách giữa hai khe và màn quan sát. Câu 5: Hai nguồn sáng nào dưới đây là hai nguồn sáng kết hợp?
A. Hai ngọn đèn đỏ. B. Hai ngôi sao. C. Hai đèn LED lục. D. Hai ảnh thật của cùng một ngọn đèn xanh qua hai thấu kính hội tụ khác nhau.
- Dự kiến ghi bảng:
BÀI 36: NHIỄU XẠ ÁNH SÁNG. GIAO THOA ÁNH SÁNG
1.Nhiễu xạ ánh sáng:
a) Thí nghiệm: SGK
Nhiễu xạ ánh sáng là hiện tượng ánh sáng không tuân theo định luật truyền thẳng, khi ánh sáng truyền qua lỗ nhỏ hoặc gần mép những vật trong suốt hoặc không trong suốt.
b) Giải thích:
+ Thừa nhận ánh sáng có tính chất sóng. Khi đó khe nhỏ hay lỗ nhỏ được chiếu sáng xem như một nguồn phát sóng ánh sáng. + Mỗi chùm sáng đơn sắc có bước sóng và tần số xác định.
+ Trong chân không: c
f
2. Giao thoa ánh sáng:
a) Thí nghiệm: Sơ đồ SGK (H 36.3)
b) Kết quả thí nghiệm:
Trên màn E có vạch màu sáng và tối xen kẽ, cách nhau đều đặn. Gọi là vân sáng, vân tối.
- Hiện tượng trên là hiện tượng giao thoa ánh sáng.
- Tại vùng không gian 2 sóng chồng chập lên nhau gọi là vùng giao thoa.
- Hiện tượng giao thoa là bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng.
* Điều kiện để có hiện tượng giao thoa ánh sáng: Hai chùm sáng giao thoa phải là hai chùm sáng kết hợp.
2. Học sinh:
- Ôn lại các kiến thức về hiện tượng giao thoa và hiện tượng nhiễu xạ sóng nước. - Trả lời câu hỏi trong phiếu học tập.
III- Thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức
Nhiễu xạ ánh sáng: - Thí nghiệm bố trí như hình 36.1 SGK:
Vệt sáng ab tạo bởi tia sáng từ S truyền thẳng qua lỗ
O. Đứng ở M vẫn thấy O.
Ánh sáng từ S qua lỗ O, lệch khỏi phương truyền thẳng tới mắt ta. Lỗ O đã nhiễu xạ ánh sáng.
Giao thoa ánh sáng: - Thí nghiệm bố trí như hình 36.3 SGK:
Kết quả:
Với F là kính lọc đỏ, trên màn E có vùng sáng hẹp xuất hiện những vạch đỏ và những vạch tối xen kẽ nhau, song song với khe S. Các vạch sáng, vạch tối gọi là vân giao thoa.
- Giải thích kết quả thí nghiệm: - Kết luận:
Ánh sáng có tính chất sóng.
- Điều kiện giao thoa ánh sáng: 2 chùm sáng giao thoa nhau phải là hai chùm sáng kết hợp.
Câu hỏi và bài tập Định nghĩa hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.
Ánh sáng có tính chất sóng.
Mỗi chùm sáng đơn sắc là một chùm sáng có bước sóng và tần số xác định.
+ Trong chân không, ánh sáng có bước sóng: f c với c = 3.108 m/s
+ Trong môi trường có chiết suất n: '
n kk chk nchk nkk
Khi nhìn ánh sáng Mặt Trời phản xạ trên màn nước xà phòng hay trên ván dầu, ta thấy có các vân màu sặc sỡ.