7. Các giai đoạn thực hiện đề tài
2.1. Khái niệm về dạy học giải quyết vấn đề
Có nhiều quan niệm cũng như tên gọi khác nhau để chỉ dạy học giải quyết vấn đề như dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề… Tuy tên gọi có chút khác nhau nhưng nhìn chung mục tiêu cơ bản của dạy học giải quyết vấn đề là nhằm rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề ở người học, là con đường quan trọng nhất để phát huy tính tích cực của người học. Tất nhiên trong đó cần bao gồm khả năng nhận biết và phát hiện vấn đề.
Dạy học giải quyết vấn đề có tác dụng phát huy hoạt động nhận thức tự chủ, tích cực của HS, giúp HS chiếm lĩnh được các kiến thức khoa học sâu sắc, vững chắc, vận dụng được, đồng thời đảm bảo sự phát triển trí tuệ, phát triển năng lực sáng tạo của HS trong quá trình học [8, tr 48].
Ta có thể nhận biết, tiếp cận phương pháp dạy học này bằng các đặc trưng cơ bản sau: - GV đặt ra trước HS bài toán nhận thức (tình huống học tập) nhưng được cấu trúc một cách sư phạm để tình huống đó trở thành tình huống có vấn đề đối với HS.
- HS có tiếp nhận tình huống học tập đó để trở thành nhiệm vụ học tập của mình hay không. Tức là khi đó, học sinh xuất hiện trạng thái tâm lí đặc biệt, có nhu cầu cấp thiết muốn giải quyết bằng được tình huống đó, bằng cách học sinh đề xuất được các giả thuyết để giải bài toán nhận thức.
Bằng cách tổ chức để HS tham gia giải bài toán nhận thức như vạch kế hoạch các bước tiến hành kiểm tra giả thuyết, khẳng định giả thuyết đúng …các em học được cả kiến thức và cách giải bài toán, để có niềm vui sáng tạo.
Có rất nhiều phương pháp nhận thức phổ biến trong học tập Vật lý, mỗi phương pháp nhận thức đó thích hợp cho một số trường hợp cụ thể trên con đường hoạt động sáng tạo và chúng luôn luôn được sử dụng phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau. Thế nhưng, để cho việc sử dụng các phương pháp đó trong quá trình tổ chức hoạt động nhận thức của HS đạt hiệu quả, ta cần nghiên cứu một số nét chung của quá trình tổ chức, hướng dẫn HS giải quyết vấn đề. Trên cơ sở đó định hướng cho việc lưa chọn phương pháp nhận thức thích hợp để giải quyết vấn đề. Quá trình học tập sẽ là quá trình liên tiếp giải quyết các vấn đề học tập nhằm hình thành năng lực giải quyết vấn đề ở HS.
Dạy học giải quyết vấn đề là kiểu dạy học trong đó dạy cho HS thói quen tìm tời giải quyết vấn đề theo cách của các nhà khoa học. Trong kiểu DH này, GV vừa tạo ra cho HS nhu cầu, hứng thú sáng tạo, vừa rèn luyện khả năng sáng tạo và kỹ năng học tập Vật lý. Trong kiểu dạy học giải quyết vấn đề, HS không thể hoàn toàn tự lực xây dựng kiến thức khoa học mà cần có sự giúp đỡ của GV. Sự giúp đỡ của GV không phải là giảng giải, cung cấp cho HS những kiến thức có sẵn mà là tạo điều kiện để họ có thể trải qua các giai đoạn chính của quá trình giải quyết vấn đề và tự lực thực hiện một số khâu trong tiến trình đó, động viên khuyến khích HS kịp thời.
22
Như vậy, quá trình học tập của HS thực chất là quá trình HS hoạt động tự lực trong sự phối hợp với tập thể và sự hướng dẫn, giúp đỡ của GV liên tiếp giải quyết những vấn đề do nhiệm vụ học tập đề ra, kết quả của quá trình giải quyết những vấn đề đó là HS chiếm lĩnh được kiến thức và phát triển được năng lực nhận thức của mình.