Kỷ nguyên số hóa và nền kinh tế

Một phần của tài liệu Tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRƯỜNG HỢP NGÀNH VIỄN THÔNG pptx (Trang 53 - 55)

5. Tự do hóa viễn thông đối với phát triển kinh tế và đời sống ng−ời dân Việt

5.1Kỷ nguyên số hóa và nền kinh tế

Kỷ nguyên số hóa và tri thức thông tin đã chứng kiến vai trò động lực to lớn của dịch vụ viễn thông đối với phát triển kinh tế và đời sống con ng−ời. Cải cách mạnh mẽ và nâng cao sức cạnh tranh của lĩnh vực này có thể coi là yếu tố quan trọng nhất trong việc tăng c−ờng và mở rộng những ứng dụng dịch vụ công nghệ viễn thông (dịch vụ điện tử) của tất cả các ngành kinh tế cũng nh− mọi tầng lớp nhân dân. Cải cách đang diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực với sự hỗ trợ chính thức của Chỉ thị 58 TW Đảng Cộng sản Việt nam. Chỉ thị đ−ợc ban hành năm 2000 thể hiện rõ đ−ờng lối và mục tiêu phát triển công nghệ thông tin của Việt nam. Đ−ờng lối đó tiếp tục đ−ợc củng cố và hoàn thiện trong bản Dự thảo Chiến l−ợc công nghệ viễn thông giai đoạn 2010-2020 do Bộ B−u chính Viễn thông soạn thảo và trong bản Chiến l−ợc đ−ợc Thủ t−ớng phê duyệt năm 2005

Kết quả nổi bật về ứng dụng điện tử là tốc độ phổ biến và sử dụng gia tăng mạnh mẽ. Ngày càng có nhiều ng−òi sử dụng mạng, và dịch vụ viễn thông, số l−ợng websites và loại hình dịch vụ tăng nhanh ch−a từng thấy. Điều này có tác động tích cực đến nâng cao năng suất, hiệu quả khả năng cạnh tranh của các ngành kinh doanh, dịch vụ cũng nh− nâng cao mức sống của ng−ời dân.

Tuy nhiên, còn có nhiều trở ngại hạn chế ứng dụng dịch vụ viễn thông, trong đó

bao gồm cả trở ngại do nhận thức còn yếu của ng−ời dân về vai trò của công nghệ viễn thông trong việc thúc đẩy tăng tr−ởng kinh tế và phát triển con ng−ời, kỹ năng vận dụng của phần lớn hộ tiêu dùng còn kém. Mức đầu t− hạ tầng còn thấp, trang bị thiết bị nghèo nàn không tạo đ−ợc môi tr−ờng hiệu quả cho ứng dụng công nghệ viễn thông. Việt nam cũng cần chú trọng nâng cao năng lực thể chế nếu muốn khai thác tối đa tiềm năng nền công nghệ số hóa nhằm thúc đẩy tăng tr−ởng kinh tế và phát triển bền vững .

Tóm lại, tác động tự do hóa lĩnh vực dịch vụ viễn thông là đã nâng cao đáng kể mức độ phổ biến và sử dụng công nghệ thông tin. Khuôn khổ chính sách, pháp lý cải thiện mạnh trong những năm gần đây đã tác động mạnh đến mức độ ứng dụng nh−ng ch−a đồng bộ và đủ mạnh để tạo ra kích thích tích cực, thể hiện rõ nhất ở sự phát triển chậm của th−ơng mại điện tử và công nghiệp phần mềm.

Phần này sẽ tập trung phân tích những tác động quan trọng của chính sách cải cách đến ứng dụng công nghệ viễn thông cụ thể trong một số lĩnh vực nh− chính phủ điện tử, ứng dụng công nghệ viễn thông của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển công nghiệp phần mềm và ứng dụng công nghệ viễn thông phát triển khu vực nông thôn.

Chính phủ điện tử

Chính phủ điện tử có một số tiến triển theo hình thức G2E (Nhà n−ớc với viên chức) hay G2G (Nhà n−ớc với Nhà n−ớc), nh−ng còn rất yếu về G2B (Nhà n−ớc với doanh nghiệp) và G2C (Nhà n−ớc và ng−ời dân). Hầu hết các websites có nội dung còn sơ sài, thiếu cập nhật, tải chậm. Tính chất khép kín và quản lý tập trung hạn chế việc ứng dụng

rộng rãi các giải pháp kỹ thuật điện tử. ý thức, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ của cán bộ thấp (đặc biệt cán bộ lãnh đạo) cũng là những trở ngại thêm nữa đối với chính phủ điện tử và ứng dụng công nghệ viễn thông trong khu vực nhà n−ớc.

Doanh nghiệp điện tử

Đối với doanh nghiệp thì tình hình có khá hơn song kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy hầu hết có mức trang thiết bị dịch vụ viễn thông nghèo nàn, kỹ năng tin học viễn thông của nhân viên kém, chỉ một tỉ lệ nhỏ doanh nghiệp có ứng dụng th−ơng mại điện tử nh−ng cũng chỉ ở mức độ ứng dụng rất sơ khai. Những doanh nghiệp có nối mạng Internet song tiếp cận mạng th−ơng mại toàn cầu còn rất hạn chế. Nhìn chung hầu hết doanh nghiệp ch−a nhận thức đ−ợc tính thiết thực của ứng dụng dịch vụ điện tử và lợi ích mà ứng dụng công nghệ viễn thông đem lại.

Ngành công nghiệp sản xuất phần mềm có mức ứng dụng công nghệ viễn thông ở mức cao nhất. Tuy nhiên trở ngại lớn nhất đối với công nghệ phần mềm là nạn vi phạm bản quyền khá trầm trọng cũng nh− hiệu lực thực hiện bản quyền tác giả. Nhân lực trong ngành công nghiệp thiếu trình độ kiến thức và kỹ năng tin học (đặc biệt kỹ năng ngoại ngữ, quản lý, năng lực tổ chức và tiếp thị…), đ−ợc coi là những trở ngại chủ yếu hiện nay của các doanh nghiệp sản xuất phần mềm.

Trình độ ứng dụng sơ khai

Tuy ng−ời tiêu dùng đơn lẻ có mức độ sử dụng cao nhất song cách sử dụng còn rất sơ khai, thiên về th− từ, giải trí, tìm kiếm thông tin. Sử dụng mạng để học tập hay các ứng dụng đa dạng hơn ch−a phổ biến rộng rãi. Trong số các rào cản nêu trên, những điểm quan trọng nhất là kỹ năng công nghệ tin học, nhất là trình độ tiếng Anh của ng−ời sử dụngở khu vực nông thôn, với điều kiện khả năng và mức độ tiếp cận còn hạn chế, có rất ít các nội dung và thông tin thiết thực và phù hợp với nhu cầu của ng−ời nông dân. Thêm vào đó, ngôn ngữ và ph−ơng tiện truyền dẫn ch−a thích hợp cũng hạn chế những lợi ích công nghệ viễn thông mang lại cho ng−ời dân nông thôn.

Nguồn nhân lực

Mặc dù có khả năng, ứng dụng điện tử trong giáo dục, đào tạo chậm phát triển do gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn đầu t− cho cơ sở vật chất kỹ thuật, cho công tác giảng dạy, cho vận hành và duy trì bảo d−ỡng thiết bị. ứng dụng điện tử trong đào tạo từ xa hiện nay đ−ợc khuyến khích ở Việt nam nh−ng còn triển khai chậm.

Báo cáo sẽ đánh giá những kết quả chủ yếu đạt đ−ợc trong các lĩnh vực trong những năm gần đây, tập trung làm rõ tác động tích cực của việc thực hiện cải cách đến mức độ ứng dụng dịch vụ viễn thông. Các luận điểm phân tích đ−ợc minh hoạ bằng các thông tin từ kết quả điều tra. Đồng thời cũng làm rõ những trở ngại chủ yếu hạn chế khai thác tối đa các tiềm năng.

Một phần của tài liệu Tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRƯỜNG HỢP NGÀNH VIỄN THÔNG pptx (Trang 53 - 55)