Công nghiệp phần mềm Việt nam

Một phần của tài liệu Tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRƯỜNG HỢP NGÀNH VIỄN THÔNG pptx (Trang 60 - 61)

5. Tự do hóa viễn thông đối với phát triển kinh tế và đời sống ng−ời dân Việt

5.4. Công nghiệp phần mềm Việt nam

Việt Nam là một trong số ít n−ớc trong khu vực có chính sách thúc đẩy phát triển công nghệ viễn thông rất mạnh mẽ. Các khu công nghệ phần mềm đã đ−ợc xây dựng ở các thành phố Hồ Chi Minh, Đà Nẵng và Hà nội kêu gọi đầu t− vào phát triển công nghiệp phần mềm và xuất khẩu và đạt đ−ợc mục tiêu Nhà n−ớc đặt ra năm 2005 là tạo ra doanh thu phần mềm 500 triệu đô la, trong đó xuất khẩu 200 triệu đô la. Tuy nhiên, chỉ tiêu này khó đạt vì doanh thu công nghiệp phần mềm năm 2004 chỉ đạt 160 triệu đô la, trong đó tiêu thụ trong n−ớc 100 triệu đô la, xuất khẩu 60 triệu đô la, dù cho tốc độ tăng tr−ởng năm 2004 đạt 52%37.

Kết quả điều tra của Tập đoàn thống kê quốc tế (IDG) −ớc đoán tốc độ tăng tr−ởng của thị tr−ờng công nghệ viễn thông Việt nam (bao gồm cả phần cứng, phần mềm) đạt 25%/năm và dự kiến tốc độ này sẽ tiếp tục duy trì đến năm 2010. Chiến l−ợc Viễn thông mới còn đặt mục tiêu cao hơn cho phát triển công nghiệp phần mềm. Mục tiêu chiến l−ợc Nhà n−ớc đặt ra là 1 tỷ đô la doanh thu phần mềm vào năm 2010 đòi hỏi phải đạt tốc độ tăng trung bình 32%/năm

Năm 2004, Bộ B−u chính viễn thông −ớc tính có 2.500 doanh nghiệp đăng ky kinh doanh phần mềm nh−ng chỉ có 600 doanh nghiệp thực sự đi vào hoạt động. Số doanh nghiệp này tuyển dụng 12.000 kỹ s− và 2.000 lao động tuyển dụng từ năm 1996 đã tr−ởng thành rõ rệt38. Bộ B−u chính viễn thông cho biết trong số 600 doanh nghiệp đó thì 37% có số lao động d−ới 20 lao động và 39% có từ 20 đến 50 lao động.

Công nghiệp phần mềm của Việt nam còn rất non trẻ nh−ng năng động và tăng tr−ởng nhanh chóng. Sự v−ơn lên thoát khỏi lối kinh doanh truyền thống h−ớng về các thị tr−ờng mới đ−a ra những triển vọng rất tốt đẹp cho phát triển công nghệ viễn thông và đạt đ−ợc kết quả đáng kể. Việt nam có những thế mạnh về chất l−ợng lao động tốt, vị trí đầu t− có độ rủi ro thấp, hứa hẹn nhanh chóng đạt tới trình độ của các nền kinh tế nh− Trung quốc,

ấn độ.

36

Chẳng hạn hệ thống thanh toán liên ngân hàng, ATMs, giao dịch ngân hàng trên mạng, và thẻ tín dụng ngân hàng

37 Hiệp hội máy tính Hà Nội, 2005 38

Theo một kết quả điều tra nữa của tập đoàn công nghiệp quốc tế cho biết đến cuối năm 2002 có khoảng 260 công ty sản xuất phần mềm, với khoảng 5,000 lao động, đạt tốc độ tăng tr−ởng doanh thu bán ra 23%. Các doanh nghiệp có quy mô trung bình 20 lao động. Giá trị sản phẩm một ng−ời làm ra năm 2000/01 là 6.400 đô la và 11.000 t−ơng ứng đối với công ty sản xuất phần mềm và sản xuất phần mềm xuất khẩu.

Ngành công nghệ viễn thông Việt nam nhận đ−ợc sự hỗ trợ rất mạnh của Nhà n−ớc bằng mức thuế −u đãi khuyến khích đầu t− và một số −u đãi về miễn giảm thuế thu nhập cho lao động cũng nh− thuế VAT và thuế xuất/nhập khẩu cho doanh nghiệp có thời hạn39.. Ngoài ra, còn nhiều trung tâm hỗ trợ phát triển công nghệ viễn thông và phát triển phần mềm đang hoạt động hoặc đang xây dựng, đang lên kế hoạch xây dựng 40 (trên địa bàn Tp. Hà Nội, Hồ Chí Minh và vùng ngoại vi). Việc tập trung phát triển công nghiệp phần mềm dựa một phần vào lợi thế về giá đất rẻ, lao động chất l−ợng cao, và chi phí nhân công t−ơng đối rẻ41.

Còn có rất nhiều trở ngại đối với phát triển công nghiệp phần mềm. Các doanh nghiệp kêu ca về chất l−ợng đ−ờng truyền dẫn quốc tế thấp và khá đắt. Các kỹ s− phần phần mềm trình độ tiếng Anh kém và thiếu những chuyên gia phần mềm trình độ cao để có thể triển khai những Dự án phần mềm lớn và phức tạp. Thiếu một hệ thống đội ngũ lập trình viên, phân tích, thiết kế, quản lý, đào tạo và t− vấn. Chất l−ợng công nghệ cũng thấp.

Một phần của tài liệu Tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRƯỜNG HỢP NGÀNH VIỄN THÔNG pptx (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)