III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH
3. Về việc trích lập dự phòng phải thu khó đò
Để đề phòng những rủi ro tổn thất có thể xảy ra Công ty nên trích lập dự phòng phải thu khó đòi. Có như vậy Công ty mới có thể chủ động khi có rủi ro xảy ra.
+ Phương pháp xác định các chỉ tiêu ghi sổ kế toán liên quan đến dự phòng phải thu khó đòi:
Căn cứ thực tế khả năng trả nợ được xác định bằng một trong các cách sau để tính dự phòng nợ phải thu khó đòi lập cho niên độ sau:
C1: Có thể ước tính một tỷ lệ phải thu khó đòi trên tổng số bán chịu: Số dự phòng phải thu cần
lập cho niên độ tới =
Doanh số bán
chịu x
Tỉ lệ phải thu khó đòi ước tính
C2: Dựa trên sổ chi tiết thanh toán với người mua của từng khách hàng phân loại theo thời hạn thu nợ, các khách hàng quá hạn được xếp loại khách hàng nghi ngờ, doanh nghiệp cần thông báo cho khách hàng trên và trên cơ sở thông tin phản hồi từ khách hàng kể cả bằng phương pháp xác minh, xác định số dự phòng cần lập theo % số khó thu.
Số dự phòng cần lập cho niên độ tới của khách hàng đáng ngờ = Số nợ phải thu của khách hàng đáng ngờ x Tỷ lệ ước tính không thu được ở khách hàng đáng ngờ + TK hạch toán:
Công ty sử dụng TK 139 để theo dõi khoản dự phòng phải thu khó đòi. +Hạch toán dự phòng phải thu khó đòi(Sơ đồ18 )
Sơ đồ số 118: Hạch toán thành phẩm phải thu khó đòi
TK131 TK 139 TK 642 (6)
Số thiệt hại do nợ khó đòi Trích lập dự phòng phải thu không đòi được đã xử lý xoá sổ khó đòi vào cuối niên độ kế toán
TK 721
Hoàn nhập dự phòng phải Số nợ khó đòi đã xoá Thu khó đòi (cuối niên độ) Số lớn hơn dự phòng đã lập
Theo em công ty nên lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo cách 2, như vậy đối với khoản nợ phải thu khó đòi của công ty giầy Hiệp Hưng là 139.890.202, dự đoán khả năng thanh toán là 80% kế toán sẽ tính ra số dự phòng như sau:
Số dự phòng cần lập cho niên độ tới = 139.890.202 x 20% = 27.996.040 và định khoản:
Nợ TK 6426:27.996.040 Có TK 139: 27.996.040