Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty dệt 19-

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty dệt vải công nghiệp hà nội (Trang 45 - 47)

V. HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN HẠCH TOÁN THÀNH PHẨM, TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ

3. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty dệt 19-

3.1. Xét về mặt tổ chức sản xuất.

Các hoạt động sản xuất được tổ chức, quản lý theo quy trình chặt chẽ với sự giám sát và quản lý trực tiếp là các quản đốc phân xưởng. Các kế hoạch sản xuất và kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu, ld, kế hoạch sửa chữa máy móc thiết bị được lập lên chi tiết từng tháng, trên cơ sở các đơn đặt hàng có sự theo dõi so sánh giữa kế hoạch với kết quả thực tế, theo dõi những nguyên nhân gây ra những sai hỏng hay gây ra ngừng sản xuất và có những biện pháp khắc phục kịp thời.

Phó giám đốc phụ trách sản xuất và chất lượng là người quản lý gián tiếp và thường xuyên xuống các phân xưởng này để kiểm tra tình hình sản xuất ở đây.

Công ty có hai phân xưởng sản xuất là phân xưởng sợi và phân xưởng dệt. Một phân xưởng hoàn thành và có hệ thống kho hàng.

- Phân xưởng sợi sử dụng nguyên vật liệu vào là bông ( là chủ yếu) để sản xuất ra sản phẩm là sợi và từ đó chuyển sang phân xưởng dệt.

- Phân xưởng dệt: sử dụng các nguyên liệu đầu vào là sợi (95%) để sản xuất ra các sản phẩm vải công nghiệp như vải bạt, vải phim, vải lọc, vải chéo.... phân xưởng này sản xuất theo ca và ngày có 3 ca sản xuất.

- Phân xưởng hoàn thành gồm các khâu: sửa, đo, đóng gói và nhập kho. - Hệ thống kho hàng gồm: kho nguyên vật liệu (kho sợi), kho thành phẩm, kho bán thành phẩm, kho vật tư phụ tùng. Nhìn chung các kho của công ty rất chật hẹp, công ty phải sử dụng thêm một phân xưởng sản xuất để làm kho. Các trang thiết bị như: quạt thông gió, máy ẩm độ, hệ thống giá kê... còn thiếu. Do đó cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, dự trữ của công ty, dẫn đến tình trạng thiếu vải dự trữ trong những tháng trái vụ, không dự trữ nguyên vật liệu trong những thời điểm giá xuống thấp.

Thực tế cho thấy, hoạt động sản xuất ở các phân xưởng không đều giữa các tháng trong năm. Vào vụ các phân xưởng phải tăng ca làm việc, đến những tháng trái vụ tiến độ sản xuất giảm xuống, máy hoạt động không hết công suất hoặc không hoạt động, thời gian ngừng máy nhiều. Sở dĩ như vậy là do công ty sản xuất theo đơn đặt hàng, quy mô đặt hàng nhỏ không phù hợp với khả năng sản xuất. Sản phẩm của công ty lại là nguyên liệu đầu vào của những công ty khác cho nên hiện tượng trên là không thể tránh khỏ

3.2. Các mặt hàng sản xuất.

Biểu các mặt hàng sản xuất một số năm gần đây cho thấy sản lượng vải tăng liên tục, trong đó vải bạt luôn chiếm tỉ trọng lớn (90% so với tổng sản lượng). Sản lượng tăng đều giữa các năm (từ 300.000m - 600.000m/năm), cho thấy những tiến bộ rõ rệt của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiện nay sản lượng của công ty vào khoảng 3 triệu mét, công ty đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường vải công nghiệp của cả nước.

Vải bạt là sản phẩm truyền thống chủ yếu của công ty. Trong giai đoạn 1998 - 2001 sản lượng tăng nhẹ từ 100.000m - 200.000m/năm, trong đó bảng 2

và bảng 3 chiếm tỷ trọng lớn ( bạt 2 - 40%, bạt 3 - 30%) bạt nặng như bạt 8 (tăng 20%), bạt 10 (10%) do mới đầu tư dây chuyền ( 1993) nên mức tăng trưởng thấp.

Bên cạnh các loại vải lọc, vải chéo chiếm tỷ lệ nhỏ, tăng nhẹ qua các năm thì phải fin, vải tẩy nhuộm tăng mạnh trong những năm gần đây. Sản lượng vải tẩy nhuộm năm 1999 tăng gấp đôi so với năm 98, năm 2000 tăng gấp đôi so với năm 1999 nhưng năm 2001 tăng 1,5 lần so với năm 2000. Xuất khẩu vải bạt ra thị trường nước ngoài bằng 30% thị trường nội địa.

Bảng 5: Tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Stt Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Tỷ lệ phần % 99/98 2000/1999 2001/2000 1 Giátrịtổng số lượng (trđ) 21.300 24.850 29.90 34.100 116,7 120,3 114,0 2 Doanh thu (trđ) 30.650 32.928 35.407 41.796 107,4 107,5 118 3 Tổngsốlđ (người) 330 350 385 500 106,5 110 129,9 4 Thu nhập bình quân (1000đ) 625 700 793 940 112 113,3 118,5 5 LN sau thuế (trđ) 540, 1.731 707,75 2 789,190 720,96 40,8 11,5 6 Nộp ngân sách (trđ) 1.571 2250 1981 1450 143,25 88,04 73,19 7 Vốn kinh doanh (trđ0 46.54 46,91 47,212 100,8 47.389 100,6 100,37

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty dệt vải công nghiệp hà nội (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w