Những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu xây dựng và phát triển nền văn hóa việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc (Trang 60 - 65)

- Kế thừa và phát huy trong sự phát triển đạo đức là một quá trình diễn ra phức tạp và lâu dài Trong sự phát triển đạo đức, kế thừa thể hiện khá rõ nét trong

2.1.2. Những vấn đề đặt ra

Cơ chế thị trờng mở cửa hội nhập đã tạo điều kiện cho phụ nữ học tập tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý trong sản xuất, kinh doanh, mở rộng tầm nhìn về giới... Song, cơ chế thị trờng đã đem lại thực tế phũ phàng cho tỉnh Kiên Giang. Trong đó phụ nữ Kiên Giang là ng- ời gánh chịu hậu quả lớn hơn.

Đó là thực tế của đồng tiền đã làm băng hoại đạo đức một số chị em và các bậc cha mẹ trong tỉnh Kiên Giang. Tệ nạn mại dâm, mua bán phụ nữ qua biên giới (gả con cho Việt kiều bất chấp thành phần, nghề nghiệp, tuổi tác - một kiểu mua bán ngời qua biên giới hợp pháp). Với số liệu thống kê cha đầy đủ, từ năm 1992 đến nay, mỗi năm Kiên Giang có trên 100 trờng hợp gả con cho Việt kiều. Có những trờng hợp rất đau lòng đã xảy ra: cha mẹ ép gả con cho ngời lớn tuổi hơn mình, họ hy vọng sẽ đợc giàu sang phú quý, bất chấp luân thờng đạo lý. Có những cô gái trẻ sau lễ cới đợc bảo lãnh ra nớc ngoài, lập tức bị ngời chồng "thân yêu" của họ bán làm tỳ thiếp hoặc làm nô dịch cho kẻ khác. Đây là hành động vô lơng tâm, mất tính ngời đã xâm nhập vào Việt Nam nói chung, Kiên Giang nói riêng mà ngời phụ nữ là nạn nhân. Truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam không thể chấp nhận những hành động nói trên, phải tìm cách khắc phục.

Đặc biệt nhức nhối, nóng bỏng hiện nay là tệ nạn mại dâm. Nạn mại dâm đã làm biến đổi môi trờng văn hóa, đạo đức của nhân dân Việt Nam

nói chung, Kiên Giang nói riêng. Nó đã làm nhiều gia đình tan vỡ hạnh phúc, nhiều cán bộ, nhân viên nhà nớc tha hóa, biến chất, hạ thấp nhân phẩm, truyền thống đạo đức của ngời phụ nữ, ảnh hởng sức khỏe cộng đồng. Nhiều năm qua Đảng và Nhà nớc đã ra các nghị quyết, chỉ thị ngăn chặn tệ nạn mại dâm, nhng thực tế nó vẫn ngang nhiên tồn tại dới nhiều hình thức trá hình: nhà hàng, khách sạn, nhà trọ, cà phê "ôm", bia "ôm", Karaokê "ôm", hớt tóc "ôm".... Thực tế Kiên Giang từ năm 1992 đến nay cho thấy:

Bảng 5: Tệ nạn mại dâm 1992-1999

(Đơn vị tính: Ngời)

Hình thức Thời điểm (năm)

Số liệu điều tra thống kê Số liệu đã truy tố, cải tạo, giáo dục Chủ chứa Gái mại dâm Chủ chứa Gái mại dâm

1992 41 362 24 187

1994 52 293 17 131

1996 47 373 11 177

1998 53 409 29 193

1999 48 395 27 182

(Nguồn: Số liệu từ Sở Lao động thơng binh xã hội và Sở Công an tỉnh Kiên Giang).

Qua bảng 5 thể hiện hoạt động mại dâm ở tỉnh Kiên Giang từ năm 1992 đến nay lúc tăng, lúc giảm. Nhng mức độ giảm không đáng kể, thậm chí con số điều tra năm 1999 cao hơn năm 1992: 9,11%. Đây là vấn đề lo ngại, Đảng, Nhà nớc và các cấp chính quyền cần tìm cách khắc phục tối u nhất, để hạn chế ngăn chặn tình trạng này.

Bên cạnh những vấn đề mới nảy sinh nổi bật nói trên, trong xã hội còn tồn tại những phong tục tập quán lạc hậu làm ảnh hởng đến những truyền thống tốt đẹp và sự phấn đấu vơn lên của phụ nữ Việt Nam, trong đó có phụ nữ Kiên Giang trong thời đại ngày nay. Đó là, nạn tảo hôn, tệ trọng

nam khinh nữ, quan niệm sinh con trai hay con gái và sự tự ti, mê tín dị đoan của ngời phụ nữ hiện nay.

Tảo hôn là hiện tợng đã có từ xa xa trong xã hội Việt Nam. Đó là một phong tục lạc hậu, Đảng và nhân dân đang tìm cách khắc phục. Hiện nay ở Kiên Giang hiện tợng tảo hôn diễn ra từ 7-10% nhiều nhất vẫn ở nông thôn. Nguyên nhân ở các nơi khác nhau. Nông thôn tảo hôn do những phong tục tập quán lạc hậu, quan niệm con gái từ 20 tuổi trở lên cha gả chồng là loại con gái vô duyên hoặc xem tuổi, xem ngày cới chạy tang, chạy ruộng... ở

thành thị tảo hôn chủ yếu do các quan hệ yêu đơng tự do, lãng mạn phát triển sớm ở lứa tuổi học trò cùng với những băng hình kích động tình dục từ nớc ngoài nhập vào... Hậu quả của những cuộc tảo hôn đó là nam nữ thanh niên bớc vào hôn nhân, vào vai trò làm cha làm mẹ khi cha đợc chuẩn bị chín muồi về các phơng diện tâm lý, sinh lý và xã hội. Điều này luôn là nguyên nhân dẫn đến những hụt hẫng lớn đối với vai trò làm vợ, làm mẹ làm con dâu trong gia đình của ngời phụ nữ, phần lớn dẫn đến ly hôn gây ảnh hởng đến môi trờng đạo đức của xã hội. Đồng thời ảnh hởng rất lớn đến điều kiện, cơ hội vơn lên của ngời phụ nữ trong xã hội.

Bên cạnh đó, quan niệm trọng nam khinh nữ "nhất nam viết hữu thập nữ viết vô" của xã hội phong kiến ngày xa vẫn còn tồn tại. Nhất là vùng nông thôn Kiên Giang, ngời đàn ông rất gia trởng, họ nắm mọi quyền hành trong gia đình "chồng nói thì họ phải vâng "hay" chồng phán thì vợ phải tuân"... Giới viên chức nhà nớc hiện nay không ít ngời tự đề cao giới mình, đánh giá cha đúng khả năng, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội... Vì vậy, trong gia đình nhiều ngời xem vợ là thứ yếu, ngoài xã hội cơ cấu guồng máy nhà nớc và các tổ chức xã hội tỷ lệ nữ còn ở mức khiêm tốn. Thực tế Kiên Giang qua bảng 4B cho thấy. Từ năm 1995-2000 tỷ lệ nữ trong hàng ngũ lãnh đạo của tỉnh chỉ chiếm từ 13-15%. ở những cơng vị cao chủ tịch, phó chủ tịch và bí th, phó bí th tỉnh cha có nữ. Vì vậy, càng

Kiên Giang có trên 40% phụ nữ sinh 5 đẻ 7 là kiếm con trai để nối dõi tông đờng. Giới công nhân viên chức nhà nớc nhiều trờng hợp sinh 3, sinh 4, 95% vì kiếm con trai, chỉ 5% là vỡ kế hoạch. Nh thế rất ảnh hởng đến sức khỏe, điều kiện phấn đấu trong công tác học tập của phụ nữ, đến kế hoạch hóa gia đình của xã hội. Đồng thời đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự nghèo nàn lạc hậu.

Do xã hội còn trọng nam khinh nữ, dẫn đến một số phụ nữ có tính tự ti. Họ tự ti xem mình là phái yếu, đánh mất sự tự tin ở bản thân, không mạnh dạn đảm đang gánh vác công việc gia đình và xã hội; không phát huy đợc tính chủ động, thông minh sáng tạo của giới mình, kìm hãm sự phấn đấu vơn lên của phụ nữ; bất lợi cho gia đình và xã hội.

ở Kiên Giang những năm gần đây, hiện tợng mê tín dị đoan lại có chiều hớng tăng lên. Chị em ở nhiều thành phần kinh tế, nhiều lĩnh vực hoạt động, ở mọi lứa tuổi còn tin ở tớng số, cô đồng thầy cúng. Họ tin bói toán thần linh mà không tin ở bàn tay khối óc của chính mình. Nhất là phụ nữ hiện nay có trên 70% chị em rơi vào tình trạng nói trên. Hàng năm có khoảng 30% bà mẹ cúng căn, cúng hạn cho con, 20% các bà mẹ trị bệnh cho con bằng thầy bùa thầy cúng, nhiều trờng hợp dẫn tới tử vong. ở thị xã, thị trấn 95% chị em giới buôn bán phụ thuộc vào các thầy tớng số về ngày khai trơng, giờ mở cửa tiệm... Mỗi ngày phải cúng thần tài, thổ địa... Những thủ tục này rất tốn kém. Những chị em này đã góp phần làm trầm trọng những tệ nạn lạc hậu. Họ không biết là đang tự biến mình thành nạn nhân đau khổ của những hủ tục lạc hậu, họ vô tình phục hồi và nuôi dỡng nó một cách tự nguyện, thành kính, thật là tai hại.

Tóm lại: Qua thực tế hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nớc cho đến nay, những GTĐĐTT của phụ nữ Việt Nam trong đó có phụ nữ Kiên Giang vẫn đợc giữ vững và phát huy ngày càng cao trong giai đoạn xây dựng đổi mới đất nớc. Đặc biệt truyền thống anh hùng, trung hậu đảm đang đã đợc phụ nữ Kiên Giang kế thừa và phát huy tốt trong thời kỳ đổi mới,

xây dựng đất nớc vừa qua. Với truyền thống đó, chị em đã hoạt động có hiệu quả trong lao động sản xuất kinh doanh, trong học tập công tác... không thua nam giới. Các chị đã đảm đang tốt công việc gia đình và xã hội.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn những tồn tại ảnh hởng đến quá trình phát huy truyền thống của phụ nữ Kiên Giang. Những tệ nạn xã hội, những phong tục tập quán lạc hậu đã làm ô nhiễm môi trờng đạo đức, hạn chế sự nỗ lực rèn luyện đạo đức của chị em. Từ đó nảy sinh những mâu thuẫn:

Một là, mâu thuẫn giữa các tệ nạn xã hội với quá trình giữ vững, kế

thừa và phát huy những GTĐĐTT của phụ nữ Việt Nam cùng Kiên Giang trong công cuộc xây dựng con ngời mới, nền văn hóa mới Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Muốn có con ngời mới có đầy đủ phẩm chất năng lực, con ngời phát triển toàn diện về cá nhân, trớc hết phải có môi trờng xã hội, môi trờng văn hóa, đạo đức lành mạnh. Vì môi trờng là cái nôi nuôi dỡng và hình thành nhân cách con ngời. Nạn mại dâm ở Kiên Giang đã làm vẩn đục môi trờng đạo đức xã hội, hạ thấp nhân phẩm ngời phụ nữ... Đây là vấn đề đặt ra bức xúc cần đợc giải quyết.

Hai là, mâu thuẫn giữa yêu cầu giải phóng phụ nữ đáp ứng yêu cầu

ngày càng cao vai trò của họ trong gia đình và xã hội với những hạn chế của phụ nữ và những phong tục lạc hậu hiện nay.

Xã hội muốn phát triển, phụ nữ phải đợc giải phóng. Muốn giải phóng phụ nữ trớc hết phải có sự bình đẳng: về trình độ, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, địa vị trong gia đình và xã hội với nam giới. Thực tế Kiên Giang, trình độ chuyên môn, địa vị xã hội của phụ nữ cha ngang bằng bình đẳng với nam giới. Tệ trọng nam khinh nữ vẫn còn phổ biến cùng với bệnh tự ti, mê tín dị đoan của chị em làm hạn chế rất lớn đến vấn đề giải phóng phụ nữ và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của họ trong công cuộc đổi mới hiện nay.

Vậy, sự nghiệp giải phóng phụ nữ sẽ chậm phát triển, việc kế thừa phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ đáp ứng yêu cầu đổi mới đất nớc sẽ kém hiệu quả nếu mâu thuẫn này không đợc giải quyết.

Một phần của tài liệu xây dựng và phát triển nền văn hóa việt nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w