Xử lý vi phạm pháp luật phải gắn liền với việc củng cố các giá trị đạo đức truyền thống và các giá trị đạo đức mới xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 105 - 115)

trị đạo đức truyền thống và các giá trị đạo đức mới xã hội chủ nghĩa .

Đấu tranh chống VPPL là một hoạt động trong quá trình xây dựng NNPQ, đồng thời cũng là một khâu quan trọng trong quá trình QLNN. Bên cạnh việc tuyên truyền, giáo dục, tổ chức cho nhân dân thực hiện pháp luật thì phải nghiêm khắc trong quá trình xử lý vi phạm. Đây là hai vấn đề có liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau bởi chỉ giáo dục mà không xử phạt vi phạm sẽ dẫn đến khinh nhờn phép nớc, chỉ quan tâm xử phạt mà không giáo dục, hớng dẫn tổ chức thực hiện pháp luật thì lại càng không thu phục lòng dân. Vì vậy, việc kết hợp pháp luật và đạo đức trong phòng chống VPPL phải xuất phát từ một nguyên tắc căn bản: xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật và phát huy truyền thống dân tộc, xây dựng những giá trị đạo đức XHCN để ngăn chặn tận gốc hành vi VPPL.

Thực tế cuộc đấu tranh chống tội phạm hiện nay cho thấy, trớc đây mọi hành vi VPPL hầu nh không có chỗ dựa trong d luận xã hội, chúng nhanh chóng bị nhân dân với "Trăm tai, nghìn mắt" chủ động phát hiện và nhanh chóng lên án. Những vi phạm đó thờng đợc coi là những hành vi phá hoại sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân, sự nghiệp phấn đấu tất cả cho nền độc lập của Tổ quốc, cho công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Việc tội phạm có tổ chức ít xảy ra, hiện tợng phạm tội kiểu băng đảng xã hội đen là hiếm có. Còn hiện nay, hoàn cảnh xã hội đã khác trớc. Hoàn cảnh này làm cho một số giá trị đạo đức truyền thống mất phơng hớng, thậm chí bị biến dạng trong cuộc đấu tranh chống hành vi VPPL. Những khó khăn thờng nhật khi phải tự lo cho cuộc sống, cộng với cơ chế xin cho bao cấp cha thể khắc phục ngay trong nền kinh tế thị trờng định hớng XHCN, đã khiến cho một bộ phận không nhỏ cán bộ dao

động và từ từ đi vào con đờng tham nhũng với muôn vàn lý do "chính đáng" mà ban đầu thờng là miếng cơm, manh áo. Những hành vi vi phạm khác nh vi phạm kỷ luật lao động, trật tự trị an hầu nh cũng tìm đợc lý do "chính đáng" nào đó về mặt xã hội, và nguy hại hơn là, xã hội có lúc hầu nh mất "phản ứng tự vệ" đối với các hành vi vi phạm và tội phạm. Sự trù dập, đe dọa, thậm chí trả thù ngời khiếu nại tố cáo xảy ra phổ biến khó ngăn chặn. Ngay tại phiên tòa trừng trị băng nhóm tội phạm sừng sỏ Năm Cam vẫn có thể nhận, thấy d luận xã hội cha thực sự là chỗ dựa an toàn cho cuộc đấu tranh quyết liệt chống tội phạm. Rất nhiều nhân chứng là ngời dân lao động bình thờng đã thay đổi lời khai theo hớng có lợi cho kẻ phạm tội vì lo sợ bị trả thù.

Những hiện tợng trên càng cho thấy rằng, khi ngăn chặn VPPL chỉ xử phạt để trừng trị thôi thì không đủ, không thể loại trừ hết vi phạm nếu không dựa vào lực lợng quần chúng nhân dân. Để động viên lực lợng này chống vi phạm pháp luật đơng nhiên không thể chỉ dựa vào những quy định của pháp luật đợc mà còn phải dựa vào những giá trị đạo đức, trong đó giá trị đạo đức truyền thống có vai trò quan trọng, còn giá trị đạo đức mới XHCN có vai trò quyết định. Muốn vậy, một mặt cần phải có biện pháp ngăn ngừa sự biến dạng của đạo đức truyền thống, khôi phục giá trị xã hội của nó, mặt khác phải tích cực xây dựng những giá trị đạo đức mới XHCN.

Để giải quyết vấn đề này, xuất phát từ thực trạng VPPL và các tệ nạn xã hội hiện nay, một thực trạng đang đợc đánh giá chính thức là "nhức nhối ,” cần phải kiên quyết thiết lập trật tự xã hội bằng pháp luật, trừng trị không khoan nhợng hành vi phạm tội, nhất là phạm tội có tổ chức, phạm tội kiểu xã hội đen. Phải từng bớc động viên khuyến khích nhân dân tham gia phong trào đấu tranh chống tiêu cực xã hội, phát hiện và nêu gơng "ngời tốt, việc tốt", đồng thời cần hết sức lu ý việc đãi ngộ thỏa đáng về tinh thần và vật chất đối với những ngời tham gia tích cực trong cuộc đấu tranh này. Không có chỗ dựa ở

chính sách xã hội thỏa đáng thì mọi hành vi tích cực sẽ chỉ là nhất thời, nhanh chóng bị thui chột.

Hiện nay có rất nhiều gơng, do dũng cảm dám đơng đầu với hành vi vi phạm và tội phạm mà tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, song mới chỉ đ - ợc hỗ trợ vật chất mà không có danh hiệu nào về tinh thần, xét d ới góc độ Nhà nớc. Sinh thời, Hồ Chí Minh rất chú trọng công tác này qua việc chỉ đạo xuất bản sách ngời tốt, việc tốt. Trong tám năm, từ năm 1959 đến năm 1966, Ngời đã đọc hết các báo xuất bản ở Trung ơng và địa phơng, cả bản tin của Việt Nam thông tấn xã. Thấy bài nào nêu gơng ngời tốt, việc tốt, Ngời chỉ thị văn phòng phải thởng huy hiệu Bác Hồ, đồng thời cắt những bài báo ấy dán vào bản tin, đóng lại thành tập. Tất cả gồm 4.300 gơng ng- ời tốt, việc tốt trong 18 tập dầy. Sau này, Ngời giao cho Vụ xuất bản biên tập thành sách Ngời tốt việc tốt [1, tr.233]. Cuốn sách này thực sự phát động một phong trào thi đua sôi nổi trong cả nớc, đã khơi dậy và kết hợp sức mạnh cá nhân thành sức mạnh dân tộc để hoàn thành sứ mệnh vẻ vang giải phóng dân tộc, thống nhất nớc nhà. Đây thực sự là một bài học kinh nghiệm quý báu cho chúng ta về việc phát huy sức mạnh quần chúng nhân dân trong phòng và chống tội phạm, bảo vệ các giá trị đạo đức nền tảng của dân tộc. Pháp luật cần đợc hoàn thiện theo hớng không chỉ trừng trị, xử lý vi phạm mà còn phải khuyến khích, nâng đỡ và bảo vệ ngời dân trong cuộc đấu tranh chống tội phạm, khen thởng kịp thời, thỏa đáng những hành vi tích cực bảo vệ pháp luật, bảo vệ các giá trị đạo đức xã hội. Xây dựng đạo đức không thể tách rời quá trình nêu cao vai trò pháp luật, coi xử lý vi phạm theo pháp luật là điều kiện cần để điều kiện đủ là đạo đức phát huy vai trò chống tận gốc đối với mọi hành vi VPPL.

Đạo đức và pháp luật là hai loại quy phạm xã hội có tầm quan trọng rất lớn trong việc điều chỉnh các QHXH, duy trì một trật tự xã hội nhất định để tạo động lực cho sự phát triển. Đạo đức và pháp luật trong quá trình tác động lên các QHXH có mối quan hệ, tác động qua lại mật thiết với nhau. Đời sống pháp luật mang đậm màu sắc đạo đức và đời sống đạo đức chịu sự tác động không nhỏ của pháp luật.

Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đạo đức và pháp luật đang có xu hớng biến động rất phức tạp, đang có sự đan xen giữa nhiều giá trị cũ và những giá trị mới, giữa những cái tiến bộ và những cái lạc hậu. Do vậy, hoàn thiện pháp luật và định hớng phát triển đạo đức là việc làm cần thiết và tất yếu trong quá trình đổi mới đất nớc ở giai đoạn hiện nay. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật phải gắn liền với việc thực thi pháp luật một cách có hiệu quả. Nhờ đó mới tạo ra đợc một hành lang pháp lý vừa thông thoáng, vừa chặt chẽ để các chủ thể trong xã hội yên tâm đóng góp công sức của mình cho công cuộc xây dựng đất nớc. Việc định hớng đạo đức phải góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc, xây dựng lối sống mới phù hợp với thời đại và hạn chế, bài trừ những tàn d t tởng lạc hậu. Có nh vậy mới tạo ra một lớp ngời mới vừa có tài, vừa có đức để xây dựng thành công CNXH ở Việt Nam. Hai việc làm này không độc lập mà đợc tiến hành song song với nhau. Việc hoàn thiện pháp luật sẽ góp phần định hớng đúng đắn cho đạo đức và ngợc lại việc xây dựng những phẩm chất, đạo đức tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc sẽ nâng cao hiệu quả của quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật.

Kết luận

-Pháp luật và đạo đức là những công cụ quản lý quan trọng không thể thiếu đợc trong hoạt động QLNN. Để sử dụng pháp luật cũng nh đạo đức một cách có hiệu quả, trớc hết đòi hỏi các cấp quản lý, các tổ chức chính trị-xã hội và mỗi công dân phải có sự nhận thức đúng đắn, đầy đủ về bản chất, vị trí, vai trò, những u điểm và hạn chế của từng yếu tố cũng nh sự tác động qua lại, bổ sung cho nhau giữa chúng. Đồng thời, chúng ta phải nhận thức đợc ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phối kết hợp pháp luật và đạo đức trong hoạt động QLNN, đặc biệt ở giai đoạn hiện nay.

Đạo đức và pháp luật có mối quan hệ qua lại chặt chẽ, đạo đức là cơ sở của việc xây dựng và bảo vệ pháp luật, đồng thời nó cũng là nhân tố quan trọng đảm bảo cho pháp luật đợc thực hiện nghiêm chỉnh trong cuộc sống. Bất kỳ hệ thống pháp luật nào cũng luôn đợc xác định trên một nền tảng đạo đức nhất định, khi pháp luật không phù hợp với đạo đức xã hội, sớm muộn nó cũng phải bị thay đổi cho phù hợp. Ngợc lại, pháp luật cũng có sự tác động mạnh mẽ đối với đạo đức. Nó ghi nhận, củng cố và phát huy những quan niệm, quan điểm đạo đức của giai cấp thống trị, những quan niệm, quan điểm đạo đức truyền thống tiến bộ, loại trừ những quan điểm đạo đức lạc hậu, phản tiến bộ, không phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, với lợi ích của cộng đồng dân tộc; nó góp phần ngăn chặn sự thoái hóa xuống cấp của đạo đức, nó góp phần hình thành những quan niệm, quan điểm đạo đức mới.

-Hiến pháp 1992 tại Điều 2 khẳng định: “ Nhà nớc Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nớc pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”. Đây là sự tiếp nối, sự kế thừa thành quả cách mạng của dân tộc cũng nh những t tởng, quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng về xây dựng một kiểu Nhà nớc mới: Nhà nớc do dân là chủ và dân làm chủ từ năm 1945 đến nay.

Nói đến NNPQ là nói đến nhà nớc mà trong đó, pháp luật là tối thợng, là chuẩn mực xử sự cao nhất của mọi hành vi con ngời, trong nhà nớc đó, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật. Đây là công cụ đảm bảo cho hoạt động QLNN đợc công bằng, công khai, dân chủ. Tuy nhiên, là một Nhà nớc á Đông giàu truyền thống văn hóa, coi trọng đạo lý nh Việt Nam thì phải xem xét đến vai trò điều chỉnh các QHXH bằng một hệ thống các quy phạm đạo đức nhân bản, tiến bộ. Đảng và Nhà nớc ta đã rất sáng suốt khi xác định:

Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức, giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, các quan niệm đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Đây chính là biểu hiện của sự tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại trên một nền tảng văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì vậy, trong những năm qua, hệ thống pháp luật Việt Nam đã đợc xây dựng trên nền tảng đạo đức cách mạng, đạo đức của nhân dân lao động. Để bảo vệ và phát huy các giá trị đạo đức, Nhà nớc đã luật hóa các quan niệm, quan điểm đạo đức truyền thống, đạo đức cách mạng, đã góp phần loại bỏ nhiều quan niệm đạo đức cũ, lạc hậu, định hớng và xây dựng những giá trị đạo đức trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân xử lý VPPL cha thật sự nghiêm minh, nhanh chóng nên trong thời gian qua, đạo đức xã hội có những biểu hiện xuống cấp khiến cho VPPL có chiều hớng gia tăng cả về số lợng và mức độ nghiêm trọng. Điều này lại một lần nữa cho chúng ta nhận thấy sự cần thiết phải kết hợp pháp luật và đạo đức trong xây dựng và thực hiện pháp luật, trong phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, công dân khi tố giác, đấu tranh chống lại các biểu hiện VPPL. Một môi trờng xã hội trong sạch, an toàn, các thang bảng giá trị đạo đức đợc xây dựng và bảo vệ vững chắc sẽ giúp cho quá trình QLNN bằng pháp luật đợc nghiêm minh, chính xác. Đó chính là nhân tố quyết định cho quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nớc của dân, do dân và vì dân ở nớc ta.

-Trong phạm vi nghiên cứu và khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ Luật học, rất nhiều vấn đề về kết hợp pháp luật và đạo đức trong QLNN cha thể đặt

ra và đi sâu nghiên cứu. Chẳng hạn, kết hợp pháp luật với đạo đức trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức chính trị, xã hội; đạo đức và pháp luật trong hoạt động tự quản ở làng, xã; sự phối kết hợp giữa các công cụ điều chỉnh xã hội ở nớc ta hay vai trò của đạo đức trong việc xây dựng nền văn hóa pháp lý... Tác giả luận văn hy vọng sẽ tiếp tục khai thác đề tài, nghiên cứu và làm rõ bản chất của những vấn đề đó đồng thời tìm đợc giải pháp tối u nhất trong xây dựng và QLNN pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Đây chính là h- ớng nghiên cứu tiếp theo của tác giả sau này.

Danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả liên quan đến luận văn

1. Nguyễn Thuý Hoa (5/2005), "Tìm hiểu phơng thức kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh", Nội san Trờng Chính trị tỉnh Thái Nguyên, (1).

2. Nguyễn Thuý Hoa (5/2006), "Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nớc ở Việt Nam hiện nay", Bản tin Trờng Chính trị tỉnh Thái Nguyên, (1).

3. Nguyễn Thuý Hoa (9/2006), "Đạo đức với vai trò điều chỉnh các quan hệ xã hội", Tạp chí Đảng trong cuộc sống ngày nay.

4. Nguyễn Thuý Hoa (9/2006), "Kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà n- ớc ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu Nhà nớc pháp luật, Viện Nhà nớc pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Ban T tởng Văn hóa Trung ơng (2003), T tởng Hồ Chí Minh về văn hóa, Hà Nội.

2. Ban T tởng văn hóa Trung ơng (2006), Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Hoàng Xuân Châu (2002), Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong nền kinh tế thị trờng định hớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện

nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình lý luận chung về Nhà nớc - Pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ 3, Ban Chấp hành Trung ơng Khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Tô Tử Hạ, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Thị Kim Thảo (2002), Đạo đức trong nền công vụ, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

9. Hiến pháp Việt Nam (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản lý nhà nước ở việt nam hiện nay (Trang 105 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w