Tổ chức sản xuất kinh doanh của các chủ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhật bản trên địa bàn hà nội (Trang 35 - 36)

Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là hệ thống các biện pháp nhằm phân bố, tổ chức và sử dụng đầy đủ nhất toàn bộ nguồn lao động và tư liệu sản xuất trên cơ sở kết hợp một cách hợp lý về không gian và thời gian theo những mối quan hệ công nghệ, kỹ thuật ngày càng hồn thiện nhằm bảo đảm cho q trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng, liên tục với hiệu quả kinh tế cao.

Khi tổ chức sản xuất là phải quyết định những vấn đề hết sức cơ bản như: Vấn đề chun mơn hố sản xuất của doanh nghiệp, vấn đề đa dạng hoá nội dung sản xuất kinh doanh, xác định qui mô hợp lý của doanh nghiệp, vấn đề liên kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Vì vậy, mỗi quyết định về tổ chức sản xuất sẽ có ý nghĩa rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tổ chức sản xuất là cơ sở khách quan để tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức lực lượng lao động. Hình thức và phương pháp quản lý bao giờ cũng phải dựa trên cách thức tổ chức sản xuất, khi tổ chức sản xuất hợp lý sẽ giúp cho bộ máy quản lý trở nên gọn nhẹ, hiệu quả quản lý được nâng cao. Đồng thời tổ chức sản xuất cũng là căn cứ khoa học để phân bố, tổ chức và sử dụng tồn bộ nguồn lao động cả về khơng gian và thời gian. Ngoài ra, tổ chức sản xuất còn tạo ra khả năng kết hợp các yếu tố sản xuất một cách hợp lý, nó quyết định khả năng khai thác và hiệu quả sử dụng các yếu tố vật chất của quá trình sản xuất như máy móc thiết bị, việc cung ứng, sử dụng nguyên vật liệu...

Có thể nói tổ chức sản xuất là cơ sở để rút ngắn thời gian sản xuất (bao gồm cả thời gian lao động và thời gian công nghệ) để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức mạnh cạnh tranh trong quá trình phát triển DN. Tuy nhiên, tổ chức sản xuất vừa là một công tác có tính chất sản xuất - kỹ thuật, vừa là cơng tác có tính chất kinh tế - xã hội. Do đó, nó cần được hồn thiện thường xun để đáp ứng những đòi hỏi của sự phát triển trong lực lượng sản xuất và dưới tác động của các điều kiện về kinh tế - xã hội.

Trong nền kinh tế thị trường, các DNCVDTNN luôn phải cạnh tranh nhau để chiếm thị phần tại Việt nam. Các DN luôn luôn đạt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, do đó, DN nào có khối lượng hàng hố lớn, chất lượng hàng hoá cao, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, giá cả thấp thì DN đó sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch. Để đạt được mục tiêu trên, DN luôn phải nghiên cứu sắp xếp, cải tiến bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới kỹ thuật, đổi mới mặt hàng, tăng năng suất lao động… để đạt mục đích thu được lợi nhuận. Việc tổ chức sản xuất kinh doanh của DN một cách hợp lý, khoa học là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và mở rộng phát triển của DN.

Bên cạnh sự tồn tại và phát triển của DN, thì lợi ích kinh tế của người lao động cũng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi mơ hình tổ chức sản xuất kinh doanh của DN. DN có mơ hình tổ chức hợp lý, khơng chồng chéo, chức năng từng bộ phận rõ ràng thì cơng tác lãnh đạo, quản lý sẽ hiệu quả, góp phần vào việc nâng cao lợi nhuận cho DN. Từ đó lợi ích của người lao động sẽ được đảm bảo.

Cho nên, việc sắp xếp tổ chức quản lý khoa học, DN cũng phải thường xuyên chủ động nghiên cứu nhu cầu thị trường, sẵn sàng cung cấp sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Như vậy, người lao động ln có cơng ăn việc làm ổn định, tạo ra ý thức trách nhiệm cao trong việc xây dựng DN phát triển.

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhật bản trên địa bàn hà nội (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w