Lợi ích kinh tế phải gắn kiền với việc nâng cao trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm cho người lao động

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhật bản trên địa bàn hà nội (Trang 69 - 70)

- Trong nước (tại chỗ) Nước ngoà

3.1.3.Lợi ích kinh tế phải gắn kiền với việc nâng cao trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm cho người lao động

nghề, ý thức trách nhiệm cho người lao động

Là thành viên của WTO, làn sóng đầu tư mạnh mẽ của các DN nước ngồi trong đó có DN Nhật bản, Việt nam đối diện với nguy cơ thiếu hụt lực lượng lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề.

Từ nền sản xuất nhỏ, lực lượng lao động Việt nam tuy nhiều nhưng chất lượng khơng cao, trình độ chun mơn thấp, trên 75% lao động chưa qua đào tạo, người lao động quen với lề thói làm việc tự do, tính tự giác thấp, tính tự phát cao nên ý thức kỷ luật lao động kém. Do đó, các DN khi sử dụng lao động Việt nam để đạt được mục đích kinh doanh có lãi thì trước hết, họ phải đào tạo tay nghề cũng như ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm với công việc.

Trước nguy cơ tụt hậu về khả năng cạnh tranh trong bối cảnh tồn cầu hóa, hơn bao giờ hết, yếu tố tay nghề cần được các doanh nghiệp nhận thức một cách đúng đắn và sử dụng hiệu quả hơn. Các DN cần chú trọng đến việc đào tạo kỹ năng sáng tạo, kỹ năng thích ứng với những biến đổi khơng ngừng của khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và nhu cầu luôn thay đổi của thị trường thế giới.

Như vậy, việc đào tạo nghề, nâng cao ý thức trách nhiệm cho người lao động khơng những đem lại hiệu quả cho DN mà cịn giúp cho người lao động tăng thu nhập, ổn định việc làm, phát huy tính sáng tạo, làm chủ khoa học kỹ thuật, tự tin trong công việc.

Trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có chủ trương: “Phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực…Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới” [13, tr.96].

Thực tế hiện nay cho thấy, tại Hà nội, trung tâm kinh tế lớn nhất nước, hoạt động dạy nghề cũng chưa đáp ứng nhu cầu. Kết quả những lần tổ chức sàn giao dịch việc làm gần đây cho thấy nhu cầu tuyển dụng lao động có tay nghề, chun mơn kỹ thuật của doanh nghiệp chiếm 80%, trong khi nguồn cung ứng chỉ đáp ứng 10%. Chính vì thế, Nhà nước đang đầu tư mạnh trên cơ sở quy hoạch lại mạng lưới dạy nghề, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng đào tạo. Mục tiêu từ nay đến năm 2010 sẽ có 40%-50% lao động qua đào tạo, 2/3 trong số này là lao động qua đào tạo nghề. Để thực hiện mục tiêu cũng như tháo gỡ những hạn chế trong đào tạo nghề, Thành uỷ Hà Nội đã có chính sách đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả trên cơ sở dự báo thông tin thị trường, quản lý nguồn nhân lực; có chiến lược quy hoạch, đầu tư mạnh cho dạy nghề phù hợp với phát triển kinh tế trên địa bàn.

Một phần của tài liệu lợi ích kinh tế của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhật bản trên địa bàn hà nội (Trang 69 - 70)