lịch đối với nền kinh tế nói chung và Lạng sơn nói riêng
Từ vai trò của dịch vụ thương mại và du lịch nêu trên chúng ta đã thấy rõ được phần nào sự cần thiết phát triển dịch vụ thương mại và du lịch đối với nền kinh tế. Sự cần thiết phát triển dịch vụ thương mại và du lịch còn được thể hiện trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Bước vào giai đoạn phát triển mới theo nền kinh tế thị trường, ngành dịch vụ một mặt phải hỗ trợ đắc lực cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá toàn bộ nền kinh tế, mặt khác phải vươn lên từng bước hiện đại hoá để trở thành một ngành kinh tế độc lập và ngày càng có vị trí cao trong cơ cấu kinh tế quốc dân. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng là quá trình giảm số lượng lao động trong nông nghiệp và công nghiệp, tăng lao
động trong các ngành dịch vụ. Phát triển các ngành dịch vụ nói chung và dịch vụ thương mại và du lịch nói riêng chính là thực hiện việc phân công lao động xã hội theo hướng tiến bộ, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
Trong Văn kiện Đại hội VII của Đảng Cộng Sản Việt Nam thì kinh tế dịch vụ lần đầu tiên được đặt ra như một bộ phận cấu thành của cơ cấu kinh tế, và có vị trí ngày càng quan trọng. Văn kiện đã xác định rõ phải mở rộng kinh tế dịch vụ ở cả thành thị và nông thôn. Cần phát triển nhanh các dịch vụ như: vận tải, bưu điện, thông tin, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học và chuyển giao công nghệ, các dịch vụ về quảng cáo tư vấn đầu tư pháp lý... Trong kinh tế dịch vụ, sự phát triển thương nghiệp nhiều thành phần được tự do lưu thông hàng hoá trên thị trường theo pháp luật, coi đây là khâu quan trọng cần được tổ chức lại theo cơ cấu kinh tế mới.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6/1996) đã chỉ rõ: Phát triển nhanh du lịch- dịch vụ hàng không, hàng hải, bưu chính viễn thông, thương mại, vận tải, tài chính ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, công nghệ, pháp lý, thông tin...và các dịch vụ phục vụ cuộc sống nhân dân. Từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch, thương mại- dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực [10, tr.89].
Mục tiêu chung là phải tập trung “phát triển mạnh các loại dịch vụ, mở thêm những loại hình mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản xuất kinh doanh và đời sống. Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong dịch vụ. Giữ ổn định giá cả, nhất là đối với các mặt hàng và dịch vụ thiết yếu” [10, tr.192-193].
Trong định hướng phát triển các ngành kinh tế ở nước ta từ nay đến năm 2010 được nêu trong Văn kiện Đại hội IX của Đảng(tháng 1/2001) là: Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ như thương mại, các loại hình vận tải, bưu chính viễn thông, phổ cập Internet, du lịch, tài chính ngân
hàng, bảo hiểm, tư vấn, dịch vụ phục vụ đời sống kinh tế... [11, tr.177-179] Và “Toàn bộ các hoạt động dịch vụ tính theo giá trị gia tăng đạt nhịp độ tăng trưởng bình quân 7-8%/ năm và đến 2010 chiếm 42-43% GDP, 26-27% tổng số lao động” [11, tr.179].
Cùng với cả nước, trong những năm qua cơ cấu kinh tế của Lạng Sơn đã có sự chuyển dịch đúng hướng và tích cực, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp trong GDP giảm 51,04% năm 2000 xuống còn 41,16% năm 2005, ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 12,59% lên 19,83%, ngành dịch vụ tăng từ 36,37% lên 39,01%. Văn kiện Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIV (tháng 4/2006) đã đánh giá “thương mại, dịch vụ, và du lịch tiếp tục phát triển, ngày càng trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế... Thế mạnh kinh tế cửa khẩu tiếp tục được khai thác và phát huy hiệu quả" [41, tr.14].
Bảng 1.1: Cơ cấu GDP của tỉnh thời kỳ 2000-2005 [6, tr.7]
Đơn vị: %
2000 2001 2002 2003 2004 2005
- Nông, lâm, ngư nghiệp 51,04 49,7 47,06 45,21 43,83 41,16- Công nghiệp, xây dựng 12,59 13,77 16,11 16,68 17,81 19,83 - Công nghiệp, xây dựng 12,59 13,77 16,11 16,68 17,81 19,83
- Dịch vụ 36,37 36,53 36,83 38,11 38,36 39,01
Từ thực tế có thể thấy hiện nay kinh tế dịch vụ được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, có nhiều ưu điểm có khả năng thu hút một lượng lớn lao động xã hội, nâng cao thu nhập góp phần cải thiện đời sống nhân dân, đóng góp một phần lớn vào ngân sách Nhà nước... Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, với yêu cầu phát triển nền kinh tế đất nước đòi hỏi cấp bách của Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng là phải phát triển mạnh kinh tế dịch vụ trong đó có dịch vụ thương mại và du lịch.