Hoạt động của thị trường nội địa

Một phần của tài liệu dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 44 - 48)

- Chỉ tiêu tổng mức bán lẻ hàng hoá:

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh nói chung của thương mại nội địa cũng như phản ánh sức mua và mức độ đáp ứng nhu cầu của dân cư. Mức thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Lạng Sơn năm 2000 là 3.068 ngàn, đến năm 2005 là 5800 ngàn.

Mức độ tăng của tổng mức bán lẻ hàng hoá trên địa bàn thời kỳ 2000 - 2005 cả về số tuyệt đối và số tương đối là khá lớn. Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội năm 2005 là 2.609 tỷ đồng, tăng 2,6 lần so với năm 2000, bình quân tăng 21,8%/ năm.

Như vậy có thể thấy trước thời kỳ đổi mới, hoạt động trong lĩnh vực này chủ yếu là do kinh tế quốc doanh đảm nhiệm. Từ khi có chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, dịch vụ thương mại có sự biến đổi nhanh chóng tạo điều kiện cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh, thành phần kinh tế nhà nước chỉ còn chi phối bán lẻ một số mặt hàng thiết yếu.

Biểu đồ 2.1: Tổng mức bán lẻ hàng hoá giai đoạn 2000 - 2005 [4, tr.4] 1015 1300.31 1720 1992.15 2393.62 2609 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Trong giai đoạn 2000 - 2005 có sự chuyển dịch cơ cấu của các thành phần kinh tế mạnh, những thành phần kinh tế làm ăn có hiệu quả tập trung ở thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và các hộ cá thể, một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả đã dẫn tới cơ cấu tổng mức bán lẻ trên thị trường thay đổi rõ rệt. Năm 2000 thành phần kinh tế nhà nước chiếm 22,9%, thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm 76,4% và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm có 0,3%. Nhưng đến năm 2005, thành phần kinh tế nhà nước chiếm 3,76%, kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 96,08% và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 0,17%. Cơ cấu này sẽ còn thay đổi nhiều đối với thành phần kinh tế nhà nước.

Bảng 2.1: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000 - 2005 [4, tr.4]

2000 2001 2002 2003 2004 2005 D.thu (tỷ đồng) cấu (%) D.thu (tỷ đồng) cấu (%) D.thu (tỷ đồng) cấu (%) D.thu (tỷ đồng) cấu (%) D.thu (tỷ đồng) cấu (%) D.thu (tỷ đồng) cấu (%) Tổng mức bán lẻ hàng hoá 1015 10000 1300,3 1 100 1720 100 1992,1 5 100 2393,6 2 100 2609 100 - Kinh tế nhà nước 22,9 101,37 7,8 187,14 10,88 324,26 16,28 199,33 8,33 98,1 3,76 - Kinh tế ngoài nhà nước 76,4 1184,7 7 91,12 1532,8 7 89,12 1667,5 3 83,71 2160,7 1 90,27 2506,4 6 96,08 - Kinh tế có vốn

Các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Tỉnh tham gia hoạt động thị trường nội địa cũng bị chững lại và có chiều hướng giảm sút, tuy vậy các doanh nghiệp này cũng đã thực hiện tốt việc đảm bảo các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là cung ứng các mặt hàng chính sách cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển khá mạnh. Hiện nay trên địa bàn Tỉnh có hơn 450 doanh nghiệp ngoài quốc doanh có liên quan tới hoạt động thương mại và gần 10.000 hộ kinh doanh cá thể, chiếm 80% thị phần bán lẻ với nhiều mô hình, phương thức kinh doanh đa dạng, tại Thành phố bước đầu hình thành các hình thức kinh doanh văn minh, hiện đại như siêu thị, cửa hàng tự chọn... Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội của kinh tế cá thể tăng mạnh, năm 2001 là 773,11 tỷ đồng nhưng đến năm 2005 đã là 2.131,29 tỷ đồng tăng 2,8 lần. Tốc độ tăng của tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội bình quân giai đoạn 2001 - 2005 là 31,61%.

Hơn nữa, kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, chính sách đường biên đã được thắt chặt hơn, hàng hoá vào nước ta qua con đường tiểu ngạch không còn dễ dàng như trước đồng thời việc quản lý chống trốn thuế, lậu thuế của các cơ quan chức năng trên địa bàn ngày càng được phát huy có hiệu quả, do đó việc buôn bán trên thị trường kém sôi động hơn nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tổng mức lưu chuyển hàng hoá trên địa bàn.

Với từng ngành hàng cụ thể, cũng có sự thay đổi qua các năm cả về cơ cấu và tốc độ phát triển. Ngày nay, đời sống kinh tế xã hội của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu đòi hỏi những mặt hàng có giá trị kinh tế cao, có mẫu mã, kiểu dáng, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng, ở một số tầng lớp dân cư thị hiếu tiêu dùng ngày càng đổi theo hướng tới ăn ngon mặc đẹp và tiêu dùng nhiều hàng xa xỉ dẫn tới cơ cấu ngành hàng thay đổi qua các năm, phù hợp với thị hiếu chung của toàn xã hội.

Chẳng hạn với ngành lương thực thực phẩm năm 2000 ngành hàng này chiếm 11,29% trong tổng doanh thu bán lẻ trên địa bàn nhưng đến năm 2005 ngành hàng này đã chiếm tới 23,76%. Số lượng tăng của ngành hàng này không chỉ đơn thuần về số lượng mà chủ yếu tăng doanh thu về hàng hoá chất lượng cao.

Bảng 2.2: Chi tiết các mặt hàng bán lẻ [4, tr.1] 2000 2001 2002 2003 2004 2005 1. Lương thực, thực phẩm 114,61 126,54 158,56 297,13 330,20 619,82 2. Hàng may mặc 204,67 226,07 248,23 253,81 242,13 463,34 3. Đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình 137,22 151,50 162,12 164,16 121,32 180,37 4. Văn phòng phẩm, văn hoá,

giáo dục 15,99 17,61 32,32 50,32 63,02 78,13

5. Gỗ và vật liệu xây dựng 80,14 88,56 128,94 137,34 104,40 163,896. Phương tiện đi lại 87,77 84,68 57,60 125,12 88,30 95,92 6. Phương tiện đi lại 87,77 84,68 57,60 125,12 88,30 95,92 7. Xăng dầu các loại 167,64 245,02 230,00 238,93 271,60 367,82 8. Sửa chữa xe có động cơ 13,69 15,16 20,08 22,00 23,00 19,7 9. Hàng hoá khác 193,27 344,92 682,15 703,19 1149,65 980

Như vậy, có thể thấy thị trường nội địa tuy phát triển nhưng chủ yếu tập trung ở trung tâm thành phố, các thị trấn còn ở thị trường nông thôn mức độ phát triển chậm. Cơ sở vật chất của các cửa hàng khu vực thuộc hệ thống doanh nghiệp chung này đã xuống cấp nghiêm trọng, số mới được Bộ thương mại và Tỉnh đầu tư thì quá ít, hoạt động chưa hiệu quả... Tóm lại về mạng lưới của thương nghiệp dịch vụ, hợp tác xã mua bán trên địa bàn hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Kinh doanh của các thành phần kinh tế tư nhân phát triển mạnh nhưng nhỏ lẻ mang tính tự phát, không theo định hướng, chưa đảm bảo tuân thủ theo các qui định của pháp luật.

- Thực hiện các mặt hàng chính sách xã hội:

ĐVT 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Muối i ốt tấn 3.149,70 3.575 2.870,79 3.170 3.700 4.308

Dầu hoả lít 1.196.9 1.041 915 877 700 514

Giấy viết 30,34 41,5 34,9 37,8 32

Các mặt hàng chính sách xã hội, mặt hàng thiết yếu như dầu lửa, muối iốt, giấy vở, các mặt hàng đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Do nhu cầu thắp sáng bằng điện lưới quốc gia đã dần dần thay thế việc thắp đèn dầu nên mặt hàng dầu lửa năm 2000 thực hiện là 1.196,9 tấn đã có xu hướng giảm xuống 514 tấn vào năm 2005. Các mặt hàng trên đều được đưa đến các điểm bán hàng tại trung tâm cụm xã, chợ khu vực và bán đúng giá quy định, đã đáp ứng được nhu cầu trên địa bàn.

- Thực hiện thu mua chế biến nông sản:

Với các mặt hàng thu mua, mặc dù Nhà nước đã có chính sách trợ cước vận chuyển cho từng mặt hàng, song kết quả thực hiện quá thấp so với dự kiến kế hoạch.

Một phần của tài liệu dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 44 - 48)