Hoạt động kinh tế cửa khẩu

Một phần của tài liệu dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 54 - 56)

- Nhân hạt điều tấn 18.106,5 2.003 1.595 1.098,5

2.2.1.4. Hoạt động kinh tế cửa khẩu

Sau khi thực hiện chính sách ưu đãi về phát triển kinh tế cửa khẩu theo Quyết định số 748/1997/QĐ - TTg(QĐ-TTg) ngày 11/9/1997 và Quyết định số 53/ 2001/QĐ -TTg ngày 11/ 9/ 2001 của Thủ tướng chính phủ, Lạng Sơn đã tích cực chủ động khai thác tiềm năng và thế mạnh của khu vực kinh tế cửa khẩu tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi và thực sự trở thành động lực quan trọng đẩy nhanh các hoạt động dịch vụ thương mại và du lịch của toàn quốc với thị trường Trung Quốc. Các cửa khẩu Lạng Sơn đã phát huy vai trò trung tâm trung chuyển hàng hoá, dịch vụ quan trọng với Trung Quốc.

Chỉ tính riêng 5 năm từ 2000 - 2004, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của Tỉnh đạt 2.120,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng

lượng hàng hoá xuất nhập khẩu qua biên giới của các tỉnh phía Bắc, tổng thu ngân sách từ thuế xuất nhập khẩu đạt gần 2800 tỷ đồng.

Từ 2000 - 2005, đầu tư khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh tập trung chủ yếu ở khu vực cửa khẩu Tân Thanh, cửa khẩu Cốc Nam (mốc 16) - huyện Văn Lãng, thị trấn Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị, xã Bảo Lâm huyện Cao Lộc, đã có 165 dự án được đầu tư, hình thành và đưa vào sử dụng 100 dự án với tổng số vốn của các dự án hình thành là 507,8 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 61,4% tổng vốn [56, tr.5]. Năm 2005 tiếp tục đầu tư tại khu vực Đồng Đăng, cửa khẩu Chi Ma và một số cặp chợ khác. Hiện nay tại các khu vực Tân Thanh, Đồng Đăng, Hữu Nghị, Cốc Nam, Chi Ma hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư khá đồng bộ, làm thay đổi hẳn bộ mặt các khu kinh tế cửa khẩu, tạo điều kiện mở rộng các hoạt động thương mại, dịch vụ, phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy các vùng lân cận cùng phát triển, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và củng cố quốc phòng an ninh.

Sự thực hiện Quyết định 748/ QĐ-TTg và quyết định 53/ QĐ-TTg cho phép mở rộng đối tượng xuất nhập cảnh qua biên giới với thủ tục đơn giản, nhanh gọn, bằng hộ chiếu, giấy thông hành và chứng minh nhân dân đã thu hút lượng khách du lịch khá lớn từ các tỉnh trong nước đến Lạng Sơn, sang Trung Quốc và khách du lịch từ Trung Quốc vào Lạng Sơn đi các tỉnh khác trong nước.

Bên cạnh đó việc triển khai các chính sách đối với kinh tế cửa khẩu đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các hoạt động văn hoá xã hội và cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân trên địa bàn.

Đánh giá về hoạt động kinh tế cửa khẩu trong giai đoạn 2000 - 2005, cho thấy diện mạo của khu kinh tế ngày càng thay đổi và đã trở thành vùng kinh tế động lực thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và hỗ trợ, thúc đẩy các vùng khác phát triển.

Như vậy có thể thấy kinh tế cửa khẩu phát triển đã có tác động mạnh mẽ đến thị trường nội địa, hoạt động du lịch và các dịch vụ khác. Tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Tạo nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Đối với Lạng Sơn trong những năm qua, đây là động lực chính để phát triển dịch vụ thương mại, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Một phần của tài liệu dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh lạng sơn (Trang 54 - 56)