4.2.3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Hiện nay thị trường gas đang “bát nháo” từ hàng “second hand” đến hàng trôi nổi đủ các loại nhãn hiệu mà người tiêu dùng không phân biệt được. Bởi lẻ quản lý thị trường gas đang có một lỗ hổng lớn. Với thị trường dễ tính như vậy và mức lợi nhuận mang lại cho các đại lý và cửa hàng khi kinh doanh loại sản phẩm này cùng với nhu cầu sử dụng gas của người tiêu dùng ngày càng cao. Theo đó, có thể thấy ngành kinh doanh sản phẩm khí đốt là một ngành có nhiều tiềm năng phát triển và tiềm năng lợi nhuận, đồng thời quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ nên kinh doanh loại sản phẩm này sẽ không bao giờ lỗi thời và lạc hậu. Do đó, khả năng đối thủ mới tham gia vào loại hình này sẽ làm giảm lợi nhuận của Công ty nói riêng và tất cả các Công ty trong ngành hiện đang hoạt động trên thị trường. Bên cạnh đó tất
Lợi nhuận thấp Mạo hiểm
Lợi nhuận cao Mạo hiểm Lợi nhuận cao
Ổn định Lợi nhuận thấp Ổn định RÀO CẢN RÚT LUI R À O C Ả N X Â M N H Ậ P Thấp Cao Cao
Chương 4: Phân tích môi trường hoạt động GVHD: Ths. Nguyễn Vũ Duy của Công ty TNHH Gas Petrolimex Cần Thơ
cả những ai có vốn họ cũng đều có khả năng mở cửa hàng làm đại lý phân phối loại sản phẩm này, vì rào cản xâm nhập đầu vào đối với loại hình này tương đối thấp và rào cản để họ rút lui khỏi ngành cũng không mấy khó khăn. Trong thời gian tới ngành có thể sẽ xuất hiện một số đối thủ cạnh tranh mới, có tiềm lực mạnh vì các lý do sau: Hình 4.8: Các rào cản và lợi nhuận Hàng rào xâm nhập của ngành tương đối thấp vì - Tính kinh
tế, quy mô của ngành không lớn lắm nên tác dụng không đáng kể. - Có thể dễ dàng tiếp cận được với các nhà cung cấp sản phẩm trong
ngành.
- Sản phẩm không có tính khác biệt cao và có nhiều Công ty cung cấp. - Yêu cầu về vốn đầu tư tuy cao nhưng có thể huy động được dễ dàngvì
có nhiều người sẵn sàng tham gia góp vốn và ngân hàng sẵn sàng cho vay.
- Khả năng tiếp cận với nguồn nguyên liệu dễ dàng vì hầu hết các nhà cung cấp gas của Việt Nam đều có hệ thồng kho chứa nằm ở khu vực khu công nghiệp Trà Nóc.
- Khả năng tiếp cận với kênh phân phối đối với các Công ty mới tuy khó nhưng thuận lợi đối với các Công ty có khả năng tài chính mạnh và hệ thống phân phối tương đối giống nhau.
Khả năng trả đũa thấp
- Các Công ty trong ngành hiện tại hay các cửa hàng cung cấp gas sỉ và lẻ cho người tiêu dùng có thể sẽ không chống cự quyết liệt đối với sự xâm nhập của các đối thủ mới. Vì tốc độ tăng trưởng của ngành cao
Chương 4: Phân tích môi trường hoạt động GVHD: Ths. Nguyễn Vũ Duy của Công ty TNHH Gas Petrolimex Cần Thơ
nên có thể tiếp nhận thêm đối thủ mới mà không làm giảm doanh thu và lợi nhuận của các Công ty hiện tại
- Cũng như đối thủ cạnh tranh, các đối thủ mới tham gia kinh doanh trong ngành cũng có thể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Bởi vì các tổ chức này do được thành lập sau nên có thể kế thừa và học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp đi trước, mà sản phẩm Công ty lấy từ Công ty cổ phần gas Petrolimex là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực này; mặt khác do họ có thể đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới, hay dùng nhiều biện pháp cạnh tranh với mong muốn giành được thị phần cùng các nguồn lực cần thiết và có thể trở thành đối thủ cạnh tranh quan trọng của Công ty trong tương lai. Các đối thủ cạnh tranh có thể đến từ hai nguồn:
Sự tham gia của đối thủ mới vào ngành kinh doanh khí đốt và sự xuất hiện của các cửa hàng phân phối gas sỉ và lẻ
Quá trình đô thị hóa ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu sử dụng gas của người dân ngày càng tăng đã làm xuất hiện nhiều Công ty tham gia vào lĩnh vực kinh doanh khí đốt này và Công ty Hải Sản 404 đã thấy được nhu cầu sử dụng gas ngày càng cao này nên đã đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động của mình từ kinh doanh các mặt hàng thủy sản đã tham gia vào thị trường kinh doanh khí đốt thông qua việc liên doanh với Công ty Total gas của Pháp. Họ có lợi thế nhiều so với các Công ty khác trong việc tìm kiếm thị trường. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các cửa hàng kinh doanh gas nhỏ lẻ một cách tự phát ngày càng nhiều cũng làm ảnh hưởng không ít tới hoạt động của Công ty.
Sự tham gia của các tập đoàn dầu khí nước ngoài
- Thị trường gas trong nước đang nóng lên bởi các cuộc sang nhượng, sáp nhập dù kinh doanh gas đang ế ẩm. Không nói ra ai cũng hiểu các Công ty nước ngoài vào Việt Nam nhằm đón đầu hội nhập WTO. Các cuộc thương lượng ngã giá ngầm bắt đầu. Đầu năm nay giới kinh doang gas xôn xao chung quanh sự kiện: tập đoàn dầu khí Petronas mua lại toàn bộ cơ ngơi kinh doanh gas ở Việt Nam của Công ty Mobile Unique.
- Đồng thời qua các Công ty tư vấn tài chính, các tập đoàn dầu khí của Thái Lan, Ấn Độ, Đài Loan cũng muốn đặt chân vào thị trường Việt Nam. Trước hội nhập WTO thị trường gas Việt Nam đứng trước nỗi lo: hai năm nữa thị trường phân phối gas ở Việt Nam sẽ về tay ai? Vì Thái Lan mỗi năm dư một triệu tấn gas, Ấn Độ cũng có nhu cầu xuất khẩu tương tự và Việt Nam là một thị trường lý tưởng khi đất nước hơn 80 triệu dân của chúng ta mỗi năm phải nhập khẩu 500.000 tấn gas.
(www.nhandan.com. Bài: Thị trường gas hai năm nữa sẽ về tay ai)