I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
H ng không V Nà Phó giám việc giám đốc giúp đốcĐảng, Đo n các tàổ
chức quần chúng Phòng NV2 Phòng kinh doanh Chi nhánh phía Nam Phòng NV1 Phòng t ià chính Phòng
KH-HC Đại diện ở nước
chung cho toàn công ty bao gồm: quản lý nhân sự trong công ty, quản lý tài sản cố định của công ty, quản lý công văn.
+ Lập kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu hàng năm căn cứ vào kế hoạch đầu tư trang thiết bị các loại hình nguồn vốn của Tổng công ty Hàng không Việt nam.
+ Lập kế hoạch kinh doanh XNK và các loại hình hoạt động khác của công ty theo tháng, tuần. Kế hoạch trên được thông qua và có nội dung cụ thể tại hội nghị giao ban của công ty. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch đề ra, đưa ra các kiến nghị, giải pháp cần thiết để thực hiện kế hoạch đề ra.
+ Quản lý và thực hiện các nhiệm vụ về hành chính văn thư lưu trữ - bảo mật theo qui định hiện hành. Kiểm tra, quản lý, đánh giá việc sử dụng quĩ thời gian, hiệu quả lao động của toàn công ty.
+ Dựa vào mô hình tổ chức - chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn được Tổng công ty Hàng không Việt nam phê duyệt để giúp Giám đốc triển khai công tác tổ chức bộ máy hoạt động của công ty.
b). Phòng tài chính kế toán.
Phòng tài chính kế toán đảm bảo vừa là một phòng hoạt động chức năng, vừa là phòng đảm bảo kinh doanh XNK đúng luật pháp và có hiệu quả.
+ Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Lập kế hoạch về bảo toàn và phát triển vốn được giao.
+ Thực hiện đầy đủ quy định pháp lệnh kế toán thống kê.
+ Phòng tài chính kế toán là một thành viên chính thức của công ty XNK Hàng không trong việc tiến hành các bước theo quy định hiện hành của việc xác lập, ký kết thực hiện thanh lý hợp đồng nhập khẩu và các hợp đồng kinh tế khác mà công ty AIRIMEX có trách nhiệm pháp lý liên quan.
+Theo dõi việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu và các hợp đồng kinh tế khác. Luôn đảm bảo tài chính để thực hiện tiến độ của hợp đồng.
+Thực hiện nghiêm chỉnh, đầy đủ, chính xác việc đóng thuế và các nghĩa vụ đóng góp khác cho Nhà nước.
+Lập và bảo vệ đơn giá tiền lương, quyết toán hàng năm với cơ quan tài chính, thuế của Nhà nước.
c).Phòng nghiệp vụ 1 và phòng nghiệp vụ 2
Phòng nghiệp vụ 1 và phòng nghiệp vụ 2 thực hiện chức năng nhiệm vụ chuyên về công tác XNK của công ty.
*Phòng nghiệp vụ 1
Thực hiện nhiệm vụ xuất nhập khẩu trang thiết bị mặt đất sân bay, nhà ga, thiết bị phục vụ khai thác vận chuyển tại sân đậu, sân khai thác của khu vực sân bay.
-Thực hiện nhiệm vụ xuất nhập khẩu trang thiết bị mặt đất phục vụ trạm xưởng kỹ thuật, khu chế biến...
-Thực hiện nhiệm vụ xuất nhập khẩu trang thiết bị, kể cả thiết bị đồng bộ cho ngành quản lý sân bay.
-Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh XNK khác.
*Phòng nghiệp vụ 2
Thực hiện công tác XNK toàn bộ những nội dung liên quan đến XNK máy bay, động cơ tạm nhập táI xuất máy bay, đại tu sửa chữa máy bay, động cơ.
-Thực hiện công tác XNK thiết bị phụ tùng cho máy bay, động cơ...cho trạm xưởng sửa chữa bảo dưỡng máy bay động cơ.
-Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh XNK khác. d). Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu.
-Đây là phòng thành lập từ năm 1995, mục đích kinh doanh xuất nhập khẩu các loại hàng hoá ngoài ngành, làm đại lý bán vé máy bay cho các hãng Hàng không Việt Nam.
4. Khách hàng thường xuyên của Công ty.
Tôn chỉ hoạt động của công ty từ khi thành lập đến nay là nhập khẩu các phương tiện, vật tư, thiết bị phục vụ cho ngành Hàng không, cho nên mọi hoạt động của công ty gắn liền với hoạt động của các đơn vị bạn trong ngành. Do chính sách của Nhà nước nên hiện tại trong Tổng công ty Hàng không có 4 đơn vị được xuất nhập khẩu trực tiếp nên thị trường của công ty bị thu hẹp, Tổng công ty tuy đã có quy chế xuất nhập khẩu nhưng nhiều điều còn bất cập cho nên một số đơn vị ngay trong Tổng công ty tìm đối tác uỷ thác xuất nhập khẩu khác, đây là một biểu hiện sự non kém trong hoạt động điều hành của Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo tổng công ty HKVN, do vậy thị trường trong ngành công ty chỉ chiếm được khoảng 60-70%. Hiện tại Trung tâm quản lý bay và các cụm cảng Hàng không đã được Nhà nước cho phép chuyển thành Công ty công ích cũng có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp cho nên thị trường của công ty đã hẹp nay còn bị thu hẹp hơn.
4.1. Các khách hàng thường xuyên uỷ thác nhập khẩu cho AIRIMEX
Việt Nam AIRLINES (VNA) là khách hàng lớn nhất của công ty, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các hợp đồng uỷ thác của công ty. Sau hơn 10 năm hoạt động AIRIMEX đã ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng. Hiện nay 80-82% máy bay, máy móc, thiết bị, vật tư, khí tài của Việt Nam AIRLINES được nhập khẩu uỷ thác qua AIRIMEX. Một con số quả là đáng kể nhất là với hãng Hàng không lớn nhất Việt Nam hiện nay như Việt Nam AIRLINES.
Không chỉ dừng lại ở đó AIRIMEX còn tạo được mối quan hệ chặt chẽ với các xí nghiệp bảo dưỡng maý bay, sân bay trong lãnh thổ Việt Nam. Đó là các xí nghiệp bảo dưỡng A76 của Nội Bài, các sân bay Cát Bi, Lai Châu, Điện Biên, Vinh, Huế, Đà nẵng...Các đơn vị này uỷ thác hoàn toàn việc nhập khẩu cho AIRIMEX. Đối với các đơn vị này thì mua bán tương đối giống nhau. Đây là các đơn vị trực tiếp hoạt động phục vụ, đáp ứng và làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng nên trực tiếp phát sinh nhu cầu về máy móc thiết bị. ở các đơn vị này, việc thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao như: Đảm bảo số giờ bay, chuyến bay an toàn, phục vụ tốt các hành khách, giải quyết nhanh chóng những vấn đề xảy ra được đặt lên hàng đầu.
Trong cơ cấu khách hàng, các công ty dịch vụ bay như SASCO, VASCO, NASCO, MASCO...là khách hàng tương đối đặc biệt do phạm vi hoạt động của nó. Ngoài những chuyến bay dịch vụ còn có chuyến bay đưa đón khách, kinh doanh khách sạn, chuyên chở hàng hoá, nghĩa là lĩnh vực hoạt động của công ty này rất đa dạng. Do đó nhu cầu của nó về các loại hàng hoá, dịch vụ rất lớn, đó có thể là các loại hàng hoá chuyên ngành như máy bay trực thăng, máy bay cánh quạt cỡ nhỏ, máy chụp trắc địa... cho đến những loại hàng hoá thông thường như ô tô, máy lạnh, các trang thiết bị phục vụ khách sạn...Với các loại hàng hoá như máy bay, thiết bị động cơ thì quá trình bên mua đòi hỏi phức tạp hơn và có sự lựa chọn người cung ứng khắt khe hơn so với các loại hàng hoá thông thường. Mặc dù vậy, AIRIMEX vẫn vượt qua nhiều đối thủ của mình để giành được 70% hợp đồng uỷ thác nhập khẩu từ các công ty dịch vụ bay này.
Bên cạnh đó, AIRIMEX cũng chưa dành được hợp đồng nào từ tay PACIFIC AIRLINES (PA)-một hãng Hàng không vào loại lớn ở Việt Nam. Song đây không phải là do AIRIMEX chưa giành được ưu thế so với các công ty khác mà do PA thuê gần như toàn bộ tài sản của mình chứ không mua. Hiện nay PA đã mở rộng nhiều chuyến bay trong và ngoài nước và có triển vọng mở thêm các chuyến bay tới các địa điểm mới trên thế giới. Do đó nhu
cầu máy móc thiết bị phục vụ ngành Hàng không sẽ rất lớn. Hơn thế, trong tương lai công ty này sẽ mua thiết bị thay vì đi thuê. Nếu được PA uỷ thác nhập khẩu cho công ty AIRIMEX thì đây sẽ là một trong những khách hàng tiềm năng lớn.
4.2. Các hãng cung ứng thường xuyên cho AIRIMEX.
Nghiên cứu thị trường những người cung ứng là công việc có tầm quan trọng đặc biệt đối với Công ty vì vậy mà AIRIMEX đã chú ý tới khâu này song kết quả đem lại chưa cao. Vẫn có trường hợp hàng hoá nhập khẩu với giá cao hơn giá mà đáng lẽ công ty công ty có thể mua đựơc ở nhà cung ứng khác cùng một mặt hàng, cùng một chất lượng. AIRIMEX chưa có được một hệ thống thông tin hoàn hảo về các nhà cung ứng có uy tín trên thế giới, ưu nhựơc điểm của các nhà cung ứng và các thông tin quan trọng khác để giúp công ty có thể mua hàng hoá với yêu cầu:
+Đúng số lượng.
+Các tiêu chuẩn chất lượng phù hợp yêu cầu. +Đúng thời gian.
+Giá cả phải chăng
+Điều kiện cung ứng tốt nhất có thể được.
Vì có ít thông tin, kinh nghiệm nên Công ty thường chọn các nhà cung ứng có uy tín. Đặc biệt với những hàng hóa mang tính độc quyền cao như máy bay; các linh kiện, thiết bị, phụ tùng thay thế của từng loại máy bay riêng biệt thì nhà cung ứng mà công ty thường chọn là các nhà sản xuất máy bay lớn trên thế giới gồm:
*Hãng BOEING của Mỹ: Đây là một hãng đứng đầu thế giới về sản xuất máy bay. Máy bay BOEING được sử dụng rộng rãi ở tất cả các hãng Hàng không trên thế giới (chiếm 60% thị phần thế giới). Gồm có BOEING 737-200, 737-300, 737-400 và hiện đại nhất là BOEING 747, 767 đang được sử dụng rộng rãi.
*Hãng AIRBUS (công ty liên doanh giữa Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha) chiếm 30% thị phần thế giới. AIRBUS là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của BOEING. Các sản phẩm chính của hãng này gồm: AIRBUS 310, AIRBUS 330, AIRBUS 340.
*Các hãng máy bay thuộc loại Liên Xô (cũ) gồm : các máy bay thuộc loại TU, INS phần lớn là các máy bay được mua trước đây và hiện vẫn còn đang sử dụng.
*ATR (Pháp): đây là hãng cũng có uy tín trên thị trường máy bay hiện nay. Đối với những loại hàng hoá gồm nhiều nhà cung ứng cùng sản xuất được và không có sự khác nhau mấy về chất lượng thì AIRIMEX thường chọn các hãng của Đức, Nhật, Hồng Kông, Bỉ. Thường thì các hãng này hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau như đIện tử thông tin, cơ khí...
*Đức: cung cấp các máy cơ khí, máy đo hiệu nghiệm, xe nạp điện, cấp điện xoay chiều, thiết bị soi động cơ, thiết bị trạm xưởng,...
*Nhật: cung cấp chủ yếu là các xe nâng hàng, xe kéo, xe xúc hàng, đầu kéo, băng vận chuyển hành lý, trạm vệ sinh mặt đất và các công nghệ điện tử như ra đa, điện thoại, tầu cầu...
*Hồng Kông : cung cấp xe tra nạp, cân điện tử...
*Bỉ :cung cấp hệ thống dẫn đường băng và các đèn tín hiệu dẫn đường... Trong lĩnh vực cung cấp thiết bị Hàng không, các nhà sản xuất, các nhà cung ứng đều có sự độc quyền về hàng hoá của mình do tính chất kỹ thuật chuyên ngành. Thực chất các hãng, các nhà cung ứng này cạnh tranh với nhau để có thể bán được hàng, thậm chí có sự cạnh tranh giữa các chi nhánh, các đại diện của cùng một hãng (các đại diện của các nhà cung ứng sẽ được hưởng phần trăm theo hợp đồng đã ký kết). Do đó trong quá trình mua hàng công ty phải biết tranh thủ sự cạnh tranh này để ký được hợp đồng có lợi nhất cho mình.
5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty AIRIMEX. 5.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 1993-1995
Trước tháng 6/1993 công ty xuất nhập khẩu hàng không thực hiện kế hoạch sản lượng theo chỉ tiêu pháp lệnh trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung và là một đơn vị hạch toán nội bộ. Hoạt động sản xuất được tập trung vào nhiệm vụ chủ yếu là nhập khẩu máy bay, động cơ máy bay, khí tài, vật tư, trang thiết bị phục vụ ngành Hàng không và nhiên liệu máy bay. Sản lượng lúc tăng, lúc giảm theo nhu cầu của ngành.Trong giai đoạn này lực lượng cán bộ của công ty còn thiếu và yếu kém vì hầu hết mới được tách ra từ các bộ phận khác trong ngành. Sản lượng năm 1992 so với năm 1991 tăng gần 400%, nhưng năm 1993 so với năm 1992 chỉ đạt 82,3%.
Từ tháng 6/1993 Công ty được giao vốn và hạch toán độc lập trong nền kinh tế thị trường và chịu sự quản lý trực tiếp của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Mặc dù mới bước vào kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, các đơn vị trong ngành chưa chủ động được kế hoạch của mình, đồng thời cán bộ của công ty cũng thiếu kinh nghiệm trong điều kiện mới. Nhưng do đã chuẩn bị trước nên sản lượng năm 1994 so với năm 1993 tăng 113%. Do mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh của Công ty là nhiên liệu bay đã được chuyển sang đơn vị khác cho nên năm 1995 sản lượng của Công ty giảm là một điều dễ hiểu (chỉ đạt 72%). Tuy nhiên nếu nhìn nhận mặt hàng nhiên liệu bay thường chiếm tỷ lệ 50% tổng sản lượng hàng năm của Công ty, thì mức đạt được của công ty năm 1995 là một nỗ lực lớn. Hơn nữa do nhiều nguyên nhân khách quan như khủng hoảng kinh tế ở các nước Đông nam á, Đông á, và một số nước khác, đồng thời do làm ăn thiếu hiệu quả của Tổng công ty cho nên việc kế hoạch đầu tư đạt thấp, điều này đã làm ảnh hưởng đến kế hoạch của Công ty trong những năm gần đây.
5.2. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 1996-1999. 5.2.1. Về vấn đề vốn kinh doanh.
Năm 1993 Công ty trở thành đơn vị hạch toán độc lập với số vốn ban đầu được Nhà nước cấp là 4,5516 tỉ đồng, vốn doanh nghiệp tự bổ sung 7,0161 tỉ đồng .Trong đó vốn cố định là 2,5677 tỉ đồng chiếm 22,23%, vốn lưu động là 9 tỉ đồng chiếm 77,77%. Quá trình hoạt động trong cơ chế thị trường đã giúp Công ty trưởng thành và ngày càng vững vàng hơn trong thương trường, uy tín của Công ty đối với khách hàng trong nước và đối với bạn hàng nước ngoài ngày nâng cao. Do vậy nguồn vốn của Công ty không ngừng được bổ sung qua các năm.
Bảng 1 : Cơ cấu vốn của công ty các năm 1996-1999.
Đơn vị: 1 tỷ đồng.
Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000(KH)
Tổng vốn 14,034443 14,098393 14,25704 19,936062 21,487868 -Vốn CĐ 5,034443 5,098393 5,25704 10,936062 12,487868
-Vốn LĐ 9,00 9,00 9,00 9,00 9,00
Nhìn vào bảng cơ cấu vốn của công ty ta có thể thấy vốn lưu động của công ty luôn giữ ở mức 9 tỷ đồng mỗi năm. Thực ra con số này không phản
ánh nhu cầu về vốn lưu động của Công ty. Công ty xuất nhập khẩu Hàng không vẫn luôn muốn tăng nguồn vốn của mình, song trước mắt phải ưu tiên cho vốn cố định để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó vốn cố định đã tăng qua các năm. Năm 1996 là 5,034443 tỷ đồng. Năm 1997 vốn cố định là 5,098393 tỷ đồng bằng 101% năm 1996. Năm 1998 là 5,25704 tỷ đồng bằng 103% năm 1997. Năm 1999 vốn cố định là 10,936062 tỷ đồng bằng 208% năm 1998. Năm 2000 dự kiến vốn cố định là 12,487868 tỷ đồng bằng 114% năm 1999.
Phải nói thêm rằng Công ty đã rất nỗ lực bản thân để tăng nguồn vốn tự bổ sung. Năm 1993 nguồn vốn tự bổ sung là 7,0161 tỷ đồng nhưng đến năm 1996 đã đạt con số 9,4828 tỉ đồng bằng 135% năm 1993. Hai năm 1997, 1998 do nhiều nguyên nhân như khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam á, do cơ chế của Tổng Công ty thay đổi đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của Công ty dẫn đến nguồn vốn tự bổ sung tăng không đáng kể. Đến năm 1999 AIRIMEX đã khẳng định lại mình bằng nhiều chỉ tiêu và một trong các chỉ tiêu đó là nguồn vốn tự bổ sung của Công ty là 15,384 tỷ đồng tăng 162% so với năm 1996.
5.2.2. Về kim ngạch và cơ cấu nhập khẩu.
Công ty AIRIMEX có nhiệm vụ chính là nhập khẩu máy móc thiết bị