HOÀN THIỆN QUI TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY

Một phần của tài liệu một số lý luận cơ bản về đàm phán-ký kết-thực hiện hợp đồng nhập khẩu (Trang 74 - 78)

AIRIMEX

Điều khoản gía cả trong hợp đồng nhập khẩu của Công ty AIRIMEX thường là giá CIF, do đó Công ty không phải thuê tàu và mua bảo hiểm. Tuy nhiên với một số ít mặt hàng Công ty mua bằng giá FOB. Khi đó, Công ty sẽ thuê Việt nam AIRLINES vận chuyển và mua bảo hiểm chuyến tại Bảo Việt.

Để tiến hành thực hiên hợp đồng nhập khẩu Công ty AIRIMEX thường thực hiện theo trình tự sau:

- Ký kết hợp đồng nhập khẩu. - Mở L/C khi bên bán báo. - Đôn đốc bên bán giao hàng. - Làm thủ tục hải quan. - Nhận hàng ở cảng dỡ. - Kiểm tra hàng hoá.

- Giao hàng cho đơn vị uỷ thác. - Làm thủ tục thanh toán. - Khiếu nại (nếu có). 1. Mở thư tín dụng.

Nếu trong hợp đồng nhập khẩu quy định thanh toán bằng điện chuyển tiền thì Công ty không phải mở L/C. Hiện nay có khoảng 60% hợp đồng yêu cầu mở L/C. Để có được thư tín dụng, Công ty phải điền vào mẫu yêu cầu mở thư tín dụng theo

quy định của ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và tới ngân hàng làm thủ tục mở thư tín dụng. Nội dung của thư tín dụng cần thống nhất với các điều khoản của hợp đồng như: chất lượng, số lượng, quy cách, giá cả, kỳ hạn giao hàng, kỳ hạn thanh toán, điều kiện bốc xếp vận chuyển, chứng từ cần thiết để bên bán được thanh toán...Công ty cần lấy hợp đồng làm căn cứ và đưa ra quy định đối với từng điều kiện trong thư tín dụng. Thời gian mở thư tín dụng không được chậm hơn ngày quy định trong hợp đồng. Nếu hợp đồng quy định mở thư sau khi bên bán nhận được giấy phép xuất khẩu hoặc thanh toán tiền đảm bảo thực hiện hợp đồng, Công ty cần mở thư sau khi bên bán nhận được giấy phép xuất khẩu, hoặc ngân hàng báo cho biết đã nhận đựơc tiền bảo đảm. Thông qua L/C, ngân hàng đóng vai trò như một vũ khí quyền lực cho Công ty, bởi vì ngân hàng sẽ không trả tiền cho người bán khi người bán chưa đáp ứng được những yêu cầu của thư tín dụng thương mại. Sau khi bên bán nhận được thư tín dụng, nếu cần sửa đổi phải có sự đồng ý của Công ty. Nội dung sửa đổi thường hay thấy nhât: kéo dài kỳ hạn bốc xếp vận chuyển và kỳ hạn có hiệu lực của thư tín dụng, thay đổi cảng bốc xếp...

Trước đây Công ty AIRIMEX được miễn ký quỹ tại ngân hàng. Nhưng mới đây theo 59/CP thì việc miễn ký quỹ tại ngân hàng khi thanh toán tiền hàng cho người bán bằng thư tín dụng (L/C) gặp khó khăn.

2. Uỷ nhiệm thuê tàu đôn đốc bên bán giao hàng.

Vì lý do tàu của bên Việt Nam chưa đạt tiêu chuẩn và chở hàng đúng, đủ chỉ tiêu đề ra, nên Công ty phải uỷ nhiệm thuê tàu cho bên nước ngoài. Khi uỷ nhiệm bên bán thuê tàu, Công ty phải đưa ra các yêu cầu cho một chuyến tàu chở hàng như độ tuổi của tàu không được lớn hơn 15 năm. Nếu tuổi của tàu lớn hơn phải được sự chấp nhận của bên mua nhằm đảm bảo cho quá trình vận chuyển hàng hoá.

Công ty phải yêu cầu bên bán thuê tàu thoả mãn các điều kiện, chỉ tiêu của một tàu khi đến Việt Nam. Đốc thúc bên bán cho biết trước những đặc điểm của tàu như: kích thước tàu, tên tàu, cờ...Đốc thúc bên bán giao hàng đúng thời điểm mình cần. ít nhất trong giai đoạn 7 ngày trước khi tàu đến, đòi hỏi bên bán thông báo bằng Fax, Telex. Đốc thúc bên bán bàn giao những giấy tờ sau:

- Lịch trình của tàu. - Vận đơn đường biển.

-Khối lượng khoang chứa của tàu.

-Chứng chỉ chất lượng giám định của nơi sản xuất. -Các bản copy của hoá đơn thương mại.

Qua đó người bán cũng phải có trách nhiệm cung cấp những thông tin khác liên quan đến chuyến hàng theo sự thực hiện bắt buộc trong phụ lục của hợp đồng.

3. Khai báo hải quan, nghiệm thu và chuyển giao hàng hoá.

3.1. Khai báo hải quan.

Sau khi hàng hoá nhập khẩu đến, Công ty cần căn cứ vào chứng từ nhập khẩu để điền vào phiếu khai báo hải quan hàng hoá nhập khẩu. Yêu cầu khai báo là: loại hàng, tên hàng, số lượng, giá trị hàng, tên phương tiện vận tải, nhập từ quốc gia nào...đồng thời kèm theo hoá đơn, vận đơn và đơn bảo hiểm. Hàng hoá, chứng từ được hải quan kiểm tra không sai sót gì mới được đi. Do vậy Công ty phải khai báo chi tiết, cẩn thận và chính xác về chuyến hàng nhập khẩu đó.

3.2 Nghiệm thu hàng hoá.

Khi hàng hoá nhập khẩu được chuyển tới cảng và tiến hành dỡ hàng cơ quan cảng vụ cần tiến hành kiểm tra dỡ hàng. Nếu phát hiện thấy thiếu, cần kịp thời làm “Báo cáo dỡ thiếu” giao cho bên chủ tàu chứng nhận và căn cứ vào tình trạng thiếu để đưa ra công bố bằng văn bản về yêu cầu bảo lưu quyền đòi bồi thường. Khi dỡ hàng nếu phát hiện hàng bị hỏng, hàng cần lưu giữ vào kho chỉ định của hải quan, sau khi Công ty bảo hiểm cùng cơ quan thương kiểm tiến hành kiểm nghiệm và đưa ra xử lý. Đối với hàng hoá kiểm nghiệm luật định, Công ty cần phải báo với cơ quan kiểm nghiệm kiểm nghiệm nơi dỡ hàng. Nếu hàng hoá nhập khẩu qua kiểm nghiệm của cơ quan thương kiểm, phát hiện hàng bị lỗi hoặc thiếu, Công ty cần dựa vào giấy chứng nhận do cơ quan thương kiểm cấp để đòi bên nước ngoài bồi thường. Đối với hàng hoá kiểm nghiệm tại nơi dỡ hàng theo quy định hợp đồng, hoặc hàng hoá đã phát hiện lỗi, thiếu, dị dạng, hoặc hàng hoá sắp hết hạn đòi bồi thường theo quy định hợp đồng, nếu cần tiến hành kiểm nghiệm tại cảng.

3.3 Làm thủ tục chuyển giao:

Sau khi làm xong các thủ tục nói trên, Công ty uỷ thác cho đại lý vận chuyển hàng hoá và chuyển giao cho đơn vị uỷ thác nhập khẩu. Quá trình này, Công ty cũng cần theo dõi sát sao; để tránh tình trạng mất mát, hư hỏng trong lúc vận chuyển.

Hàng hoá nhập khẩu thường cần các bên hữu quan bồi thường do chất lượng, số lượng, bao bì ... , không phù hợp với qui định trong hợp đồng. Công ty cần căn cứ vào sự khác nhau về nguyên nhân gây tổn thất, đối tượng đòi bồi thường nhập khẩu chủ yếu gồm:

4.1 Đòi bên bán bồi thường:

Tất cả các trường hợp sau đây đều có thể đòi bên bán bồi thường, chẳng hạn: Số lượng bốc xếp không đầy đủ; chất lượng, quy cách của hàng hoá không phù hợp với qui định của hợp đồng; bao bì kém dẫn tới tổn thất hàng hoá; không giao hàng đúng hạn hoặc từ chối không giao hàng...

4.2. Đòi Công ty tàu biển bồi thường.

Những trường hợp sau đây, Công ty có thể đòi Công ty tàu biển bồi thường chẳng hạn như: Số lượng hàng hoá ít hơn số lượng ghi trên vận đơn; Vận đơn là vận đơn sạch mà hàng hoá lại có tình trạng hư hỏng, hơn nữa do lỗi của bên chủ tàu gây nên; Tổn thất của hàng hoá, theo điều khoản hữu quan trong các hợp đồng thuê tàu thì do bên chủ tàu chịu trách nhiệm...

4.3. Đòi Công ty bảo hiểm bồi thường.

Những trường hợp Công ty mua hàng theo giá FOB, thì các trường hợp: Do thiên tai, sự cố bất ngờ hoặc các sự cố khác trong vận chuyển dẫn tới tổn thất hàng hoá, hơn nữa lại nằm trong phạm vi bảo hiểm; Tất cả những phần Công ty tàu không bồi thường hoặc bồi thường không bù đắp được các tổn thất, hơn nữa thuộc phạm vi bồi thường. Trong nghiệp vụ nhập khẩu, khi làm công tác bồi thường với bên nước ngoài, Công ty cần chú ý các điểm sau:

* Chứng từ đòi bồi thường: Khi đưa ra yêu cầu bồi thường với bên nước ngoài cần cung cấp giấy tờ, trước tiên là đơn yêu cầu bồi thường sạch, kèm theo giấy chứng nhận kiểm nghiệm do cơ quan thương kiểm cấp, hoá đơn, bản sao vận đơn. Tiếp đó cần kèm theo các giấy tờ liên quan đối với các đối tượng đòi bồi thường khác nhau. Khi đòi bên bán bồi thường, Công ty cần đưa ra căn cứ và lý do xác thực trong giấy tờ đòi bồi thường, nếu là hợp đồng FOB Công ty cần kèm theo báo cáo sử lý hàng do đại diện Việt Nam AIRLINES và nhân viên sử lý hàng hoá của cơ quan sân bay ký xác nhận và chứng nhận dỡ thiếu hoặc hư hỏng do đại diện Việt Nam AIRLINES ký xác nhận; khi đòi Công ty bảo hiểm bồi thường, cần kèm theo báo cáo kiểm nghiệm liên hợp của Công ty bảo hiểm và bên mua...

* Số tiền đòi bồi thường: Ngoài giá trị tổn thất hàng hoá, Công ty có thể nêu ra các chi phí liên quan. Như chi phí kiểm nghiệm hàng hoá, phí bốc dỡ, phí ngân hàng, thuê kho, lãi suất,...đều có thể đưa vào số tiền đòi bồi thường. Còn về việc bao gồm những loại nào, thì cần căn cứ vào tình hình cụ thể để xác định.

* Kỳ hạn đòi bồi thường: Công ty cần đưa ra yêu cầu bồi thường với bên nước ngoài trong kỳ hạn có hiệu lực đòi bồi thường trong quy định hợp đồng, quá hạn sẽ không có hiệu lực. Nếu công tác thương kiểm có thể cần thời gian dài hơn, có thể yêu cầu đối phương kéo dài thời hạn đòi bồi thường. Nếu hàng hoá nhập khẩu đã xảy ra tổn thất rồi, ngoài thuộc trách nhiệm bồi thường của Công ty tàu và Công ty bảo hiểm ra, nếu thuộc trách nhiệm bên bán phải trực tiếp gánh vác, cần yêu cầu trực tiếp bên bán bồi thường, tránh để bên bán kiếm cớ thoái thác trách nhiệm xử lý bồi thường.

Trường hợp tranh chấp giữa các bên được giải quyết không thoả đáng: một bên không chấp nhân, khi đó hai bên có thể đưa tranh chấp ra toà đã đăng ký để giải quyết. Các khiếu nại và tranh chấp sau khi được giải quyết xong, hợp đồng có thể sẽ kết thúc hoặc tiếp tục nếu được cả hai bên đồng ý khi hiệu lực của hợp đồng chưa kết thúc. Thông thường mong muốn kết thúc hợp đồng của một trong hai bên đối lập với mong muốn của bên kia là tiếp tục thực hiện nó.

Một phần của tài liệu một số lý luận cơ bản về đàm phán-ký kết-thực hiện hợp đồng nhập khẩu (Trang 74 - 78)