Bảng 09 Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty đến
3.4.1.4. Hỗ trợ xúc tiến thương mạ
Hiện các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu hoạt động theo qui mô vừa và nhỏ. Theo PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ, Phó trưởng khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thị trường thế giới sẽ rộng mở cho các sản phẩm của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng cũng theo ông, để tận dụng được cơ hội này không phải dễ do những hạn chế về quy mơ nhỏ, chi phí sản xuất
cao, kiểu dáng sản phẩm đơn điệu, chất lượng sản phẩm chưa cao và thiếu mạng lưới phân phối, tiếp thị nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó tiếp cận trực tiếp được với thị trường nước ngoài. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục Thống kê, chỉ tính riêng năm 2005, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới (chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ) đã là 45.162 doanh nghiệp, bằng tổng số doanh nghiệp trước giai đoạn 2000. Do vậy, nhà nước cần có sự hỗ trợ các doanh nghiệp đặc biệt trong lĩnh vực quảng bá xúc tiến thương mại. Bằng việc thành lập các thương vụ Việt Nam tại nước ngồi thu thập thơng tin và phổ biến những thơng tin từ các thị trường về cho các doanh nghiệp. Đồng thời với những thông tin về thị trường như nhu cầu đặc điểm, tính chất của hàng hố Bộ thương mại và Thương vụ Việt Nam nên xây dựng một chiến lược tổng thể về thị trường giúp các doanh nghiệp định hướng được mặt hàng nào nên sản xuất và chất lượng chủng loại ra sao để có thể có chiến lươc sản xuất kinh doanh dài hạn chủ động. Tổ chức quảng bá thương hiệu bằng cách xây dựng hình ảnh thương hiệu tập thể để tập trung được tiềm lực của các doanh nghiệp ví dụ như nước mắm Nha Trang là một điển hình cho hình thức đó. Cung cấp thơng tin kịp thời đến các doanh nghiệp tạo được cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường .