Những mục tiêu chiến lợc quan trọng

Một phần của tài liệu vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam hiện nay (Trang 43 - 45)

Trên cơ sở những kết quả đã đạt đợc, để mở rộng quy mô và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế có vốn FDI, Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá IX vừa qua đã đề ra nhiệm vụ chiến l- ợc:"Tạo chuyển biến cơ bản trong thu hút vốn FDI, nhất là của các tập đoàn xuyên quốc gia, hớng mạnh hơn vào những ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn. Mở rộng các lĩnh vực đầu t và đa dạng hoá các hình thức đầu t nớc ngoài phù hợp với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế". Về phần mình, với thông điệp đầu tiên của năm 2004-Nghị quyết số 01/2004, Chính phủ đã khẳng định, đi đôi với việc triển khai thực hiện Nghị định 27/2003 và Nghị định 38/2003 về thi hành Luật Đầu t nớc ngoài và chuyển đổi một số doanh nghiệp FDI sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, năm 2004 sẽ thực hiện thí điểm các hình thức đầu t nớc ngoài mới, nh công ty hợp doanh, công ty quản lý vốn, các hình thức sáp nhập và mua lại…,với các điều kiện và bớc đi thích hợp. ý Đảng và lòng dân, sự "ra tay" của Chính phủ và

sự cộng hởng của các doanh nghiệp… đang là nguồn động lực tổng hợp thúc đẩy "con tàu" FDI trong lòng kinh tế Việt Nam tăng tốc.

Ngoài ra, Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra đờng lối phát triển kinh tế -xã hội 10 năm (1001-1010). Trong đó mục tiêu tổng quát là:" Đa nớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2010 nớc ta cơ bản trở thành một nớc công nghiệp theo hớng hiện đại. Nguồn lực con ngời, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế,quốc phòng, an ninh đợc tăng cờng; thể chế kinh tế thị trờng định hớng XHCN đợc hình thành về cơ bản; vị thế của nớc ta trên quốc tế đợc nâng cao". Dới đây là một số mục tiêu cụ thể mang tính chất quân trọng:

Năm 2010, tổng sản phẩm trong nớc (GDP) tăng ít nhất gấp đôi năm 2000, ổn dịnh kinh tế vĩ mô. Nâng cao rõ rệt hiệu quả sử dụngvà sức cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và nền kinh tế. Cán cân thanh toán quốc tế lành mạnh. Tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế trên 30% GDP. Nhịp độ tăng xuất khẩu tăng gấp hai lần nhịp độ tăng GDP. Tỷ trọng GDP của nông nghiệp là 16-17%, công nghiệp là 40-41%, dịch vụ là 42-43%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn khoảng 50%.

Giải quyết tốt việc làm, ở thành thị thất nghiệp dới 5%, ở nông thôn nâng cao thời gian lao động lên 80-85%, tỷ lệ ngời lao động đợc đào tạo nghề khoảng 40%. Chát lợng đời sống vật chất, văn hoá, tinh thầnd nâng cao rõ rệt.

Năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ đủ khả năng áp dụng các công nghệ hiện đại.

Kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội.

Trong quá trình thực hiện các mục tiêu trên, cần nắm vững quan điểm phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trờng. Đối với nớc ta, để phát triển nhanh trớc hết cần tập trung phát triển những sản phẩm, ngành, lĩnh vực nớc ta có lợi thế; những vùng kinh tế trọng điểm; tăng nhanh năng suất lao độngkết hợp triệt để tiết kiệm; tăng nhanh năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, nâng cao chất lợng giáo dục và đào tạo; đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những ngành và lĩnh vực then chốt. Muốn vậy, trớc hết cần phải tạo ra đợc tốc độ tăng trởng nhanh và bền vững trong các ngành và các lĩnh vực nói trên. Trong bối cảnh kinh tế nớc ta hiện nay, nguồn vốn FDI là cần thiết cho tăng trởng. FDI không những bổ sung nguồn vốn thiếu hụt tạm thời cho phát triển mà còn thực

hiện chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật và tri thức cho nớc ta, tránh đợc gánh nặng nợ nần và sự lệ thuộc về chính trị. FDI có vai trò rất quan trọng đối với tăng trởng kinh tế. Tuy nhiên, chúng ta cần phải kết hợp nội lực và ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển và nguồn vốn trong nớc mới có vai trò quyết định tới tăng trởng và phát triển.Để đạt đợc tốc độ tăng trởng nhanh và bền vững trong khi nội lực nền kinh tế còn kém, trong những năm tới, chúng ta cần nhận thức rõ hơn về vai trò của FDI và có biện pháp tổ chức thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này.

Một phần của tài liệu vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam hiện nay (Trang 43 - 45)