Trước khi tiến hành mơ phỏng, chúng ta tiến hành phân tích tình huống để đánh giá sơ bộ về mức độ rủi ro của dự án.
Chúng ta cĩ 3 tình huống cĩ khả năng xảy ra là tình huống tốt nhất, trung bình và xấu nhất. Chúng ta sử dụng phương pháp chuyên gia để ước đốn xác xuất xảy ra của 3 tình huống trên. Chúng ta cĩ bảng mơ tả các tình huống và xác suất xảy ra của các tình huống như sau:
Tình huống Tốt nhất Trung bình Xấu nhất
Xác suất xảy ra 20% 60% 20%
Giá max Giá cao trung bình Giá min
Chi phí min Chi phí trung bình Chi phí max Sản lượng max Sản lượng trung bình Sản lượng min
MARR min MARR trung bình MARR max
NPV
NPV kỳ vọng
Đối với mỗi tình huống chúng ta sẽ xác định được NPV của mỗi tình huống và chúng ta sẽ xác định được giá trị NPV kỳ vọng của cả 3 tình huống trên. Nếu NPV kỳ vọng ≥ 0 dự án được xem là đáng giá đầu tư.
Theo kinh nghiệm của các chuyên gia thì sự thay đổi của các biến đầu vào trong các tình huống như sau:
- Giá bán: tình huống tốt nhất cao hơn giá bán bình thường 10% và xấu nhất thấp hơn giá bán bình thường 10%.
- Chi phí: tình huống tốt nhất thấp hơn chi phí bình thường 10% và xấu nhất cao hơn chi phí bình thường 10%.
- Sản lượng: tình huống tốt nhất cao hơn sản lượng bình thường 10% và xấu nhất thấp hơn sản lượng bình thường 10%.
- MARR: tình huống tốt nhất thấp hơn giá trị trung bình 3% và xấu nhất cao hơn giá trị trung bình 3%.
Từ các số liệu trên dựa vào bảng tính Excel, cho các yếu tố thay đổi theo các tình huống chúng ta cĩ được kết quả như sau:
Tình huống Tốt nhất Trung bình Xấu nhất
Xác suất xảy ra 20% 60% 20% Giá bán 110% 100% 90% Chi phí 90% 100% 110% Sản lượng 110% 100% 9% MARR 12% 15% 18% NPV 26.329.185 4.096.983 -9.887.542 NPV kỳ vọng 5.746.518
Kết quả phân tích tình huống cho thấy NPV sẽ âm khi tình huống xấu nhất xảy ra. Tuy nhiên giá trị NPV kỳ vọng của dự án dương rất lớn. Vì vậy dự án vẫn được xem là đáng giá đầu tư.