Tăng cường đội ngũ nhân viên làm công tác quản lý, giám sát,

Một phần của tài liệu phân tích nợ xấu và quá trình xử lý nợ xấu trong cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần mỹ xuyên (Trang 63)

Hiện tại, với quy mô hoạt động ngày càng lớn mạnh, địa bàn hoạt động trải rộng nhiều nơi, các HĐTD ngày càng gia tăng về số lượng và doanh số, trong khi đó đội ngũ CBTD của MXBank không đáp ứng được hết tình hình thực tế. Do vậy, việc CBTD không có đủ thời gian để kiểm tra, giám sát, đôn đốc thu hồi nợ là điều khó tránh khỏi; thêm vào đó, nhân viên quản lý tín dụng không nhiều, trong khi các hồ sơ vay vốn bị quá hạn ngày càng gia tăng mạnh nên công tác quản lý thu hồi nợ xấu không đạt hiệu quả cao.

Để khắc phục nhược điểm trên MXBank cần xây dựng một đội ngũ CBTD, nhân viên quản lý tín dụng đầy đủ về số lượng và chất lượng. Trước mắt MXBank cần nhanh chóng tăng cường đội ngũ nhân viên tín dụng trong thời gian sắp tới khi 02 chi nhánh Cần Thơ và Sa Đéc, Hội sở mới ở TP.HCM chính thức đi vào hoạt động. Bộ phận nhân sự của ngân hàng cần đưa ra những điều kiện tuyển dụng cụ thể, phù hợp với yêu cầu công việc, cũng như tăng cường các chếđộđãi ngộ, một mặt giúp thu hút nguồn nhân lực cho ngân hàng, mặt khác tạo dựng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ hơn giữa ngân hàng với các nhân viên của mình.

5.6 Mạnh dạn tái cấp vốn, ký các hợp đồng thu mua sản phẩm, dịch vụ của khách hàng vay vốn có nợ xấu.

+ Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào cũng tiềm tàng rủi ro, lợi nhuận càng cao đi kèm với rủi ro càng lớn, kinh doanh ngân hàng cũng không ngoại lệ. Vậy, trong giai đoạn sắp tới, MXBank có thể nên xem xét lại việc tái cấp vốn đối với các trường hợp khách hàng mất khả năng trả nợ do các nguyên nhân khách quan gây ra.

Tuy nhiên đây là vấn đề khá mạo hiểm, và mang tính rủi ro cao, do vậy khi quyết định tái cấp vốn cho khách hàng thực hiện phương án sản xuất kinh doanh mới tạo nguồn thu để trả nợ, ngân hàng cần xem xét các yếu tố quan trọng sau đây:

y Khách hàng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực SXKD mà ngân hàng dự kiến tái tài trợ không.

y Ngân hàng phải xác định rõ nguyên nhân thất bại trong phương án SXKD trước đây có phải hoàn toàn do xuất phát từ nguyên nhân khách quan không.

y Ngân hàng cần thẩm định kỹ lưỡng hiệu quả của phương án SXKD mới và khả năng hiện thực trong trả nợ của khách hàng.

y Xem xét giá trị tài sản thế chấp có đủ bù đắp cho khoản vay mới hay không. Việc tái cấp vốn một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng phục hồi SXKD, co nguồn thu nhập để trả khoản vay mới (khoản tái cấp vốn), mặt khác nó còn giúp ngân hàng thu hồi được các khoản tổn thất trước đây, nâng cao lợi nhuận trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

+ Ngoài việc tái cấp vốn, ngân hàng có thể chủ động xem xét, ký các hợp đồng thu mua các sản phẩm, dịch vụ của khách hàng có nợ xấu mà ngân hàng có thể sử dụng được những sản phẩm, dịch vụ này, qua đó ngân hàng có thể tạo thêm lợi nhuận cho khách hàng giúp họ tồn tại và duy trì hoạt động kinh doanh. Từđó ngân hàng có thể thu hồi được những tổn thất trong tín dụng.

Ngoài ra, ngân hàng có thể tư vấn, làm trung gian cho các giao dịch mua bán giữa các khách hàng có nợ xấu với những khách hàng đang giao dịch với ngân hàng. Khi đó ngân hàng đóng vai trò “cầu nối” của các mối quan hệ thương mại, làm trung gian thanh toán, thông qua các hợp đồng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán, ngân hàng có thể chủđộng thu hồi một phần vốn cho vay.

5.7 Chuyển rủi ro cho bên thứ ba.

Để hạn chế những rủi ro trong hoạt động tín dụng, đặc biệt là giảm nợ xấu của ngân hàng trong cho vay ngắn hạn, hạn chế rủi ro tín dụng xuống mức thấp nhất, MXBank nên xem xét:

+ Mua bảo hiểm cho vay.

+ Tiến hành cho vay đồng tài trợ đối với các HĐTD có doanh số cho vay lớn, theo ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi nhưng mức độ rủi ro khá cao.

+ Bán các khoản nợ xấu của ngân hàng cho các công ty mua bán nợ, hay các tổ chức tài chính có khả năng gánh chịu rủi ro cao hơn MXBank.

Đề tài nghiên cứu “Phân tích nợ xấu và quá trình xử lý nợ xấu trong cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên”đáp ứng những mục tiêu về phân tích sự biến động nợ xấu, nguyên nhân gia tăng nợ xấu, quá trình xử lý nợ xấu trong cho vay ngắn hạn tại MXBank thời gian qua, đặc biệt là trong năm 2008 khi nền kinh tế có nhiều biến động tiêu cực. Nghiên cứu này được tiến hành dựa trên những nền tảng lý thuyết cơ bản về tín dụng ngân hàng, các khái niệm về nợ, cách thức phân nhóm nợ, nợ xấu,… Từ đó đi vào thực tế của MXBank, xem xét hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng về đối tượng cho vay, phương thức cho vay, điều kiện, thủ tục vay vốn, mức và lãi suất cho vay. Phần nội dung chính của nghiên cứu là đi vào phân tích thực trạng nợ xấu trong cho vay ngắn hạn tại ngân hàng qua ba năm 2006 - 2008 theo các phương thức cho vay, đối tượng cho vay, và theo những mục đích sử dụng vốn khác nhau của khách hàng; nghiên cứu còn đề cập các nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra nợ xấu; quá trình xử lý các khoản nợ xấu từ việc phân nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, đến xử lý tổn thất đối với các khoản nợ không thể thu hồi. Phần cuối của bài nghiên cứu đề cập đến một số ý kiến đóng góp của bản thân đối với MXBank. Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian thực tập không nhiều, khả năng chuyển tải thông tin chưa thật tốt nên bài nghiên cứu khó tránh khỏi những sai sót nhất định, nhưng nếu kết quả nghiên cứu, và những ý kiến đóng góp được Ban lãnh đạo MXBank nói riêng hay các TCTD khác nói chung xem xét áp dụng một phần nào đó thì tin rằng có thể giúp ngân hàng hạn chế những rủi ro trong hoạt động tín dụng, giảm tỷ trọng nợ xấu, cũng như gia tăng doanh số cho vay trong giai đoạn sắp tới.

Bảng cân đối tài khoản cấp V năm 2006, 2007, 2008 - Phòng Kế hoạch nghiên cứu tổng hợp, MXBank.

Nguyễn Minh Kiều - 2008 - Nghiệp vụ ngân hàng - NXB Thống kê.

Nguyễn Thị Hồng Nhung - 2007 - Một số biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn, chi nhánh An Giang - Trường Đại học An Giang. Quy trình tín dụng của Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên.

Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trương Thị Hồng - 2007 - Kế toán ngân hàng - NXB Tài chính.

Một phần của tài liệu phân tích nợ xấu và quá trình xử lý nợ xấu trong cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần mỹ xuyên (Trang 63)