Đối với loại hình cho vay ngắn hạn, MXBank tài trợ cho các hợp đồng vay vốn ngắn hạn theo 03 phương thức chủ yếu là cho vay từng lần, cho vay theo HMTD, và cho vay trả góp; trong đó phổ biến nhất là phương thức cho vay từng lần, ở mỗi phương thức cho vay đã phát sinh nợ xấu qua 03 năm 2006 - 2008 như sau:
Bảng 4.9 Nợ xấu phân theo phương thức cho vay qua 03 năm 2006 - 2008
ĐVT: triệu đồng
Phương thức cho vay 2006 2007 2008
Cho vay từng lần 458 459 4.686
Cho vay theo HMTD 0 0 0
Cho vay trả góp 94 23 155
Tổng nợ xấu 552 482 4.841
(Nguồn: Phòng Kế hoạch nghiên cứu tổng hợp, MXBank)
Sự biến động trong số dư nợ xấu cho vay ngắn hạn tại MXBank trong thời gian qua được thể hiện rõ qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 4.7 Nợ xấu phân theo phương thức cho vay qua 03 năm 2006 - 2008
0 1000 2000 3000 4000 5000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm HMTD Trả góp Từng lần Tổng Triệu đồng Năm
Từ bảng số liệu đã cho kết hợp cùng biểu đồ 4.7 nói trên cho thấy:
+ Nợ xấu cho vay ngắn hạn trong 03 năm biến động tăng, giảm không đều: năm 2007, nợ xấu có giảm so năm 2006; năm 2008 thì ngược lại, nợ xấu gia tăng đột biến.
+ Xét về phương thức cho vay thì cho vay theo HMTD không phát sinh nợ xấu do đây là loại hình cho vay mới đối với MXBank, chỉ mới phát sinh trong năm 2008. Đây là đối tượng cho vay mà khả năng kiểm soát tình hình tài chính cũng như tình hình trả nợ của khách hàng là khá cao. Khách hàng vay chủ yếu đối với phương thức cho vay này là khách hàng cá nhân SXKD - DV, khách hàng được cấp một HMTD nhất định, khách hàng không được phép vay vượt mức, việc thanh toán các khoản nợ hay vay thêm được thực hiện nhiều lần.
Riêng đối với phương thức cho vay ngắn hạn từng lần, tỷ lệ nợ xấu qua 03 năm được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 4.10 Tỷ lệ nợ xấu theo phương thức cho vay từng lần qua 03 năm 2006 - 2008 ĐVT: triệu đồng Năm Tổng nợ xấu Nợ xtừấng lu cho vay ần Tỷ lệ 2006 552 458 82,97% 2007 482 459 95,23% 2008 4.841 4.686 96,80%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch nghiên cứu tổng hợp, MXBank)
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy nợ xấu của phương thức cho vay ngắn hạn từng lần gia tăng qua các năm: năm 2007, nợ xấu tăng không đáng kể so năm 2006 (chỉ chênh lệch tăng 1 triệu đồng); năm 2008, nợ xấu lên đến gần 4,7 tỷ, tăng hơn 10 lần năm 2007, trong khi đó doanh số cho vay năm 2008 tăng chưa được 1,5 lần doanh số cho vay năm 2007. So với tổng nợ xấu cả năm thì nợ xấu theo phương thức cho vay từng lần chiếm tỷ lệ rất cao: năm 2006, nợ xấu cho vay từng lần là 458 triệu, chiếm khoảng 83% tổng nợ xấu; năm 2007, nợ xấu chiếm trên 95%; năm 2008 tỷ lệ nợ xấu cho vay từng lần chiếm khoảng 97%. Năm 2008 công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn hơn so với những năm trước, nguyên nhân chủ yếu cũng do nền kinh tế biến động bất lợi, ba quý đầu năm 2008 lam phát cao, bước sang quý 4/2008 nền kinh tế đi vào suy thoái gây ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các ngành nghề SXKD cả công nghiệp, nông nghiệp, và thương nghiệp, dịch vụ,…
Bảng 4.11 Nợ từ nhóm 3 - 5 của phương thức cho vay từng lần qua 03 năm 2006 - 2008 ĐVT: triệu đồng Năm Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nợ xấu 2006 70 158 230 458 2007 121 60 278 459 2008 2.767 1.422 496 4.686
(Nguồn: Phòng Kế hoạch nghiên cứu tổng hợp, MXBank)
Nhìn vào bảng số liệu 4.11 ta nhận thấy số dư nợ từ nhóm 3 - 5 của phương thức cho vay ngắn hạn từng lần có sự biến động cũng rất đa dạng:
Đối với nợ nhóm 3, nhóm nợ có khả năng tổn thất một phần gốc và lãi, nhận thấy dư nợ liên tục tăng: năm 2006 có 70 triệu, chiếm khoảng 15% tổng nợ xấu của phương thức này; năm 2007 tăng lên 121 triệu, tương đương tăng 70% so năm 2006, và chiếm khoảng 26% tổng nợ xấu; năm 2008, nợ nhóm 3, tăng lên gần 2,8 tỷ, chiếm gần 60% tổng nợ xấu, gấp gần 2 lần dư nợ nhóm 4, và gấp 5,5 lần dư nợ nhóm 5 trong năm.
Đối với nợ nhóm 4 của phương thức này thì tăng, giảm không đều: năm 2006 là 158 triệu, chiếm 35% tổng nợ xấu cho vay từng lần; năm 2007 giảm đến 98 triệu so năm 2006 xuống còn 60 triệu, chiếm 13% tổng nợ xấu; năm 2008 nợ nhóm 4 tăng mạnh lên 1.422 triệu, tăng hơn 20 lần năm 2007, và chiếm khoảng 30% tổng nợ xấu năm 2008.
Đối với nợ nhóm 5 thì luôn tăng: năm 2006 có 230 triệu, chiếm tỷ lệ cao nhất với hơn 50% tổng nợ xấu; năm 2007 tăng lên 278 triệu, chiếm khoảng 61%; năm 2008, dư nợ nhóm 5 tăng lên 496 triệu nhưng tỷ lệ giảm xuống còn khoảng 10%.
Biểu đồ 4.8 Nợ từ nhóm 3 - 5 của phương thức cho vay từng lần qua 03 năm 2006 - 2008 2006 2007 2008 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 4.500 5.000 Triệu đồng Năm Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Tổng Triệu đồng
Đối với phương thức cho vay trả góp, cả doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, và nợ xấu đều chiếm tỷ trọng khá thấp trên tổng doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, và nợ xấu ngắn hạn. Tỷ lệ nợ xấu qua 03 năm của phương thức cho vay này như sau:
Bảng 4.12 Tỷ lệ nợ xấu theo phương thức cho vay trả góp qua 03 năm 2006 - 2008
ĐVT: triệu đồng Năm Tổng nợ xấu Nợ xấu cho vay trả góp Tỷ lệ 2006 552 94 17,03% 2007 482 23 4,77% 2008 4.841 155 3,20%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch nghiên cứu tổng hợp, MXBank)
+ Xét về mặt số dư tuyệt đối thì 03 năm qua (2006 - 2008), nợ xấu trong cho vay trả góp lúc tăng, lúc giảm, trong khi doanh số cho vay, thu nợ, và dư nợ liên tục tăng. Nợ xấu tăng, giảm không đều: năm 2006 là 94 triệu; năm 2007 giảm xuống còn 23 triệu, tương đương giảm trên 75% so năm 2006; năm 2008 nợ xấu cho vay trả góp tăng lên 155 triệu, tăng gấp 6,7 lần năm 2007.
+ Tuy nhiên nếu xét về mặt tỷ lệ nợ xấu trong cho vay trả góp trên tổng nợ xấu ngắn hạn thì nó luôn luôn giảm qua 03 năm: từ 17% (năm 2006) giảm xuống 4,77% (năm 2007); và chỉ còn 3,20% (năm 2008). Đạt được kết quả trên do từ năm 2007, MXBank đã tích cực xây dựng các mối quan hệ liên kết chặt chẽ với các cơ quan, đoàn thể, xí nghiệp, công ty; tiếp thị, giới thiệu sản phẩm cho vay trả góp với các khách hàng là cán bộ, công nhân viên hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; ký hợp đồng liên kết chia hoa hồng với đơn vị mà ngân hàng cho vay, Kho bạc nhằm đảm bảo việc thu vốn, lãi đầy đủ, đúng hạn. Ngoài ra, đối với các khách hàng sản xuất kinh doanh, ngân hàng cửđội ngũ nhân viên tiếp thị chủ động tiếp xúc, giới thiệu phổ biến các dịch vụ cho vay như cho vay trả góp kinh doanh nông thôn, góp chợ, góp mua xe, góp sản xuất kinh doanh - dịch vụ. Thêm vào đó, MXBank còn liên kết với đội ngũ cộng tác viên trong việc quản lý các hợp đồng cho vay trả góp sản xuất kinh doanh - dịch vụ, góp chợ giúp cho công tác quản lý, thu hồi nợ ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, giảm bớt áp lực quản lý nợ vay cho cán bộ tín dụng.
Bảng 4.13 Nợ từ nhóm 3 - 5 của phương thức cho vay trả góp qua 03 năm 2006 - 2008 ĐVT: triệu đồng Năm Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nợ xấu 2006 68 11 15 94 2007 4 3 16 23 2008 133 0 22 155
(Nguồn: Phòng Kế hoạch nghiên cứu tổng hợp, MXBank)
Dư nợ từ nhóm 3 - 5 của phương thức cho vay ngắn hạn trả góp có sự biến động không đều:
+ Nợ nhóm 3 của phương thức cho vay này tăng, giảm không giống nhau qua các năm: năm 2006, nợ nhóm 3 là 68 triệu, chiếm 72% tổng nợ xấu trả góp; năm 2007 giảm xuống chỉ còn 4 triệu, chiếm 17% tổng nợ xấu; năm 2008 nợ nhóm 3 tăng lên đến 133 triệu, tăng gấp 33 lần so năm 2007, và chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nọ xấu trả góp với khoảng 86%.
+ Nợ nhóm 4 của phương thức cho vay trả góp thì liên tục giảm: năm 2006 có 11 triệu, chiếm 12% tổng nợ xấu trả góp; năm 2007 giảm xuống còn 3 triệu, chiếm 13%; và năm 2008 thì dư nợ nhóm 4 của cho vay trả góp bằng 0.
+ Nợ nhóm 5 của phương thức cho vay trả góp có dư nợ liên tục tăng qua 03 năm: năm 2006 có 15 triệu, chiếm 16% tổng nợ xấu của phương thức này; năm 2007 tăng không đáng kể (chênh lệch tăng chỉ có 1 triệu), nhưng tỷ trọng thì tăng mạnh, chiếm 70%; năm 2008 dư nợ tiếp tục tăng lên 22 triệu, chiếm tỷ lệ 14% tổng nợ xấu.
Sự biến động số dư nợ các nhóm từ 3 - 5 của phương thức cho vay trả góp ngắn hạn thể hiện rõ qua biểu đồ bên dưới:
Biểu đồ 4.9 Nợ từ nhóm 3 - 5 của phương thức cho vay từng lần qua 03 năm 2006 - 2008