Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu phân tích nợ xấu và quá trình xử lý nợ xấu trong cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần mỹ xuyên (Trang 54)

™ Về phía khách hàng:

+ Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã thỏa thuận với ngân hàng trong HĐTD. Khách hàng sử dụng vốn vay vào các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư tiềm tàng nhiều rủi ro trong khi thiếu kinh nghiệm trong những lĩnh vực này.

+ Khách hàng vay vốn để người khác sử dụng khoản vốn vay của mình mà không có sự quan tâm tình hình sử dụng khoản vốn này mà có hướng thu hồi trả nợ cho ngân hàng.

+ Đối với những khoản vay được đảm bảo nợ của bên thứ ba có hiện tượng khách hàng vay không quan tâm nhiều đến việc trả nợ cho ngân hàng, người bảo lãnh thiếu trách nhiệm khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình, và cũng không đôn đốc người được bảo lãnh trả nợ.

+ Khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay kém hiệu quả dẫn đến không trảđược nợ cho ngân hàng.

+ Khách hàng thiếu thiện chí trả nợ cho ngân hàng mặc dù có nguồn thu nhập. Khách hàng bỏ địa phương, trốn tránh tiếp xúc cán bộ tín dụng gây khó khăn trong công tác thu hồi nợ.

™ Về phía ngân hàng:

+ Trước tiên là khâu thẩm định trước khi cho vay của CBTD: chưa đánh giá đúng tình hình tài chính, năng lực, cũng như kinh nghiệm của khách hàng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh cần tài trợ. Bên cạnh đó, việc đánh giá tài sản thế chấp, thực trạng tài sản thế chấp của khách hàng cũng tồn tại nhiều sai sót.

+ Việc giám sát mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng cũng có nhiều hạn chế, vì vậy CBTD chưa kịp định ra biện pháp và có hướng thu hồi nợ kịp thời.

+ CBTD chưa làm hết trách nhiệm đối với các khoản vay mà mình đã phê duyệt đề nghị cho vay; định kỳ không tiến hành kiểm tra tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của khách hàng nên không nắm bắt được khả năng thanh toán các khoản nợ ngân hàng.

+ Trong quá trình bàn giao địa bàn, CBTD không thực hiện hết trách nhiệm khi chưa bàn giao toàn bộ địa bàn cho CBTD mới nhận bàn giao. Thêm vào đó, CBTD mới chưa tiếp xúc tất cả khách hàng có nợ xấu khiến cho công tác quản lý, thu hồi nợ bị chậm trễ, thiếu sót.

+ CBTD phụ trách quản lý khoản vay không theo sát công việc quản lý thu hồi nợ, khi nợ được chuyển sang nhóm nợ xấu thì CBTD quản lý hợp đồng vay này giao lại hoàn toàn cho nhân viên quản lý tín dụng tiếp xúc, thu hồi nợ khách hàng.

+ Công tác quản lý, tiếp xúc khách hàng để thu hồi các khoản nợ xấu chưa được ngân hàng quan tâm đúng mức. Tính đến cuối năm 2008 ngay tại chi nhánh Long Xuyên của MXBank cũng chỉ có duy nhất một nhân viên của phòng Quản lý tín dụng phụ trách công việc tiếp xúc khách hàng để thu hồi nợ. Các chi nhánh, phòng giao dịch còn lại trong hệ thống MXBank không có nhân viên quản lý tín dụng phụ trách công việc này.

4.1.4 Ảnh hưởng của nợ xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

™ Nợ xấu ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bởi vì khi sử dụng các khoản dự phòng (dự phòng cụ thể và dự phòng chung) để bù đắp tổn thất cho các khoản nợ xấu được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng làm giảm lợi nhuận trước thuế của các TCTD, ngân sách nhà nước theo đó cũng mất đi một khoản đóng góp từ những tổ chức này.

Do nợ xấu của MXBank không nhiều nên số trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể tại MXBank trong 03 năm qua không lớn nhưng nó cũng làm giảm một phần lợi nhuận của ngân hàng, số trích lập dự phòng rủi ro trong ba năm 2006 - 2008 được thể hiện trong bảng sau: Bảng 4.24 Tình hình trích lập Dự phòng rủi ro tín dụng ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Dự phòng cụ thể 126 185 1.712 Dự phòng chung 891 4.533 2.353 Tổng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 1.017 4.718 4.065 Số tiền tăng, giảm 3.701 -653 Tỷ lệ tăng, giảm 363,91% -13,84%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch nghiên cứu tổng hợp, MXBank)

Nhìn chung, tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại MXBank trong ba năm 2006 - 2008 có sự tăng, giảm không đều:

+ Dự phòng cụ thể liên tục tăng trong ba năm: năm 2006 là 126 triệu, chiếm 12% tổng chi phí dự phòng rủi ro; năm 2007 tăng thêm gần 60 triệu lên 185 triệu, nhưng tỷ trọng giảm xuống chỉ còn 4% trong tổng chi phí dự phòng; năm 2008 tiếp tục tăng lên 1.712 triệu, tăng hơn 8 lần so năm 2007, chiếm 42%.

+ Dự phòng chung thì tăng, giảm không đều: năm 2006 là 891 triệu, chiếm 88% tổng chi phí dự phòng tín dụng; năm 2007 tăng mạnh lên đến 4.533 triệu, tăng hơn 4 lần so năm 2006; năm 2008 giảm gần 50% xuống còn 2.353 triệu.

+ Tổng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng có sự tăng, giảm không đều giống như mức dự phòng chung: năm 2006 là 1.017 triệu; năm 2007 tăng lên đến 4.718 triệu, tăng hơn 3 lần so năm 2006; năm 2008 giảm xuống còn 4.065 triệu.

™ Nợ xấu làm phát sinh những khoản chi phí không đáng có, khi ngân hàng tiến hành khởi kiện đối với các nợ xấu không thể thu hồi làm phát sinh khoản tạm ứng án

phí, không chỉ thế khi cơ quan có trách nhiệm tiến hành tịch biên tài sản của khách hàng bị thua kiện thì tiếp tục phát sinh khoản chi phí thi hành án.

™ Nếu nợ xấu cao và tồn đọng trong một thời gian dài sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính, vốn chủ sở hữu, tính thanh khoản của ngân hàng làm sụt giảm uy tín của ngân hàng, thậm chí bị Ngân hàng Nhà nước đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt.

4.2 Quá trình xử lý nợ xấu trong cho vay ngắn hạn tại MXBank. 4.2.1 Chuyển nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. 4.2.1 Chuyển nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Xử lý nợ xấu trong cho vay ngắn hạn tại MXBank là một khâu trong quy trình tín dụng của ngân hàng, việc phân loại nợ, chuyển nhóm nợ, và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng thuộc trách nhiệm của phòng Quản lý tín dụng.

4.2.1.1 Chuyển nhóm nợ.

Định kỳ ngày 30 hàng tháng, nhân viên quản lý tín dụng lập danh sách các khoản nợ từ nhóm 2 trở lên theo đúng quy định hiện hành. Danh sách các khoản nợ vay của khách hàng bị quá hạn, trễ hạn được liệt kê trong “Bảng báo cáo tình hình diễn biến nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5”. Tại các phòng giao dịch chưa có nhân viên quản lý tín dụng thì công việc này do cán bộ tín dụng đảm nhiệm. Bảng báo cáo này sẽ được trình cho Trưởng phòng quản lý tín dụng tại các chi nhánh làm cơ sở để tiến hành trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Các “Bảng báo cáo về tình hình diễn biến nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5” ở các chi nhánh, phòng giao dịch đều được cập nhật về Hội sở hàng tháng thông qua mạng quản lý tín dụng của Hội sở.

4.2.1.2 Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Căn cứ vào “Bảng báo cáo tình hình diễn biến nợ từ nhóm 2 đến 5” do nhân viên quản lý tín dụng, cán bộ tín dụng tại các phòng giao dịch đã lập hàng tháng, Trưởng phòng quản lý tín dụng tiến hành trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và được trình bày trong “Bảng báo cáo dự phòng rủi ro tín dụng”.

Tại MXBank, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thểđối với các nhóm nợ 1, 2, 3, 4, và 5 lần lượt là 0%, 5%, 20%, 50%, và 100% theo đúng quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài các đối tượng cho vay thế chấp sổ tiền gửi, các loại giấy tờ có giá khác, tài sản đảm bảo của các hợp đồng cho vay ngắn hạn phục vụ SXNN hay SXKD - DV ngắn hạn tại MXBank bao gồm 02 loại cơ bản: bất động sản (đất và tài sản gắn liền) và tài sản khác (đất, ô tô, xe gắn máy). Tỷ lệ % tính giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo là bất động sản là 50%, và tỷ lệđối với tài sản khác là 30% đúng theo Quyết định 493 của ngân hàng Nhà nước.

“Bảng báo cáo tình hình diễn biến nợ từ nhóm 2 đến 5”, “Bảng báo cáo dự phòng rủi ro tín dụng”, sau khi đã được hoàn chỉnh được trình cho Lãnh đạo chi nhánh xem xét chỉđạo thu hồi nợ.

4.2.2 Thu hồi nợ xấu, điều chỉnh mức thu.

Do tính chất công việc của CBTD, cũng như số lượng khách hàng đăng ký vay vốn ngày càng gia tăng nên các khoản vay bị trễ hạn được nhân viên quản lý tín dụng tại chi nhánh, phòng giao dịch đảm nhận. Trên cơ sở “Bảng báo cáo tình hình diễn biến nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5” do chính nhân viên này lập, căn cứ vào địa bàn quản lý

nhân viên quản lý tín dụng này có trách nhiệm tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu tình hình tài chính của khách hàng, hướng trả nợ của khách hàng đểđưa ra biện pháp xử lý thích hợp. Hầu nhưđây là công việc chủ yếu hàng ngày của nhân viên quản lý tín dụng. Tiến trình nhân viên quản lý tín dụng tiếp nhận xử lý, thu hồi các khoản nợ xấu bao gồm các công việc cụ thể sau:

+ Khicác hợp đồng vay vốn của khách hàng bị trễ hạn và bị xếp vào các nhóm nợ xấu, nhân viên quản lý tín dụng lập kế hoạch tiếp xúc khách hàng. .Trong quá trình thu hồi nợ, nhân viên quản lý tín dụng có quyền yêu cầu CBTD trực tiếp quản lý các hợp đồng cho vay này hỗ trợ trong công tác thu hồi nợ nhưđưa xuống địa bàn tiếp xúc khách hàng. Hướng giải quyết, xử lý nợ sau này do nhân viên quản lý tín dụng phụ trách.

+ Trong lần tiếp xúc đầu tiên với khách hàng có nợ xấu, nhân viên quản lý tín dụng xem xét lại tình hình tài chính, xác minh các nguồn thu nhập, xem xét khả năng, và thiện chí trả nợ của khách hàng trong giai đoạn sắp tới, và cho khách hàng làm Biên bản cam kết trả nợ, nội dung chủ yếu là: khách hàng cam kết trả một phần hay toàn bộ dư nợ còn lại cho ngân hàng vào một thời gian cụ thể theo thỏa thuận giữa nhân viên quản lý tín dụng và khách hàng. Nhưng thời gian trả nợ thông thường không quá một tháng tình từ ngày cam kết, và số tiền trả ít nhất là 02 kỳ góp, hoặc 02 kỳđóng lãi theo HĐTD.

+ Nhân viên quản lý tín dụng theo dõi sao kê nợ xấu của khách hàng đã được cam kết, xem xét thực tế trả nợ của khách hàng xem, từđó có hướng giải quyết tiếp. + Đối với các trường hợp khách hàng vay vốn có nợ xấu, sau nhiều lần nhân viên quản lý tín dụng tiếp xúc làm việc để thu hồi nợ, khách hàng đã có Biên bản cam kết trả nợ nhưng vẫn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, Trưởng phòng quản lý tín dụng chi nhánh trực tiếp làm việc với khách hàng, thẩm định lại tình hình tài chính cũng như thiện chí trả nợ của khách hàng nhưng vẫn không có chuyển biến khả quan, HĐTD này sẽđược xử lý theo 02 hướng:

y Linh hoạt điều chỉnh mức thu nợ mỗi kỳ: căn cứ vào kết quả thu nhập thực tế về tình hình tài chính của khách hàng, và đề nghị xin điều chỉnh hạ thấp mức thu hàng kỳ của khách hàng, Trưởng phòng quản lý tín dụng sẽ trình lãnh đạo chi nhánh đề nghị cho khách hàng nộp tiền vào tài khoản giữ hộđến lúc đủ số thì hạch toán vào tài khoản tiền vay của khách hàng.

y Tiến hành khởi kiện: nhân viên quản lý tín dụng sẽ tiến hành lập hồ sơ khởi kiện đối với các HĐTD bị trễ hạn trong thời gian dài, khách hàng không có thiện chí trả nợ, đã nhiều lần cam kết trả nợ nhưng vẫn không thực hiện đúng cam kết, cố tình tránh mặt không tiếp xúc với nhân viên quản lý tín dụng, không hợp tác tìm hướng giải quyết món nợ.

4.2.3 Khởi kiện, xử lý tài sản thế chấp.

Nhân viên tín dụng căn cứ sao kê tín dụng thể hiện lịch sử trả nợ của khách hàng, các biên bản cam kết trả nợ của khách hàng, quy định của ngân hàng về việc xử lý các HĐTD mà khách hàng không có khả năng trả nợ, không có thiện chí trả nợ để tiến hành lập hồ sơ khởi kiện. Bộ hồ sơ khởi kiện bao gồm các giấy tờ pháp lý sau: Đơn khởi kiện, Bảng tự khai, Quyết định ủy quyền, và các giấy tờ liên quan khác.

Hồ sơ khởi kiện sau khi được nhân viên quản lý tín dụng chuẩn bị hoàn chỉnh sẽ được trình cho Giám đốc chi nhánh xem xét phê duyệt. Hồ sơ khởi kiện sau khi được phê duyệt của Giám đốc chi nhánh được chuyển cho phòng Pháp chế Hội sở ngân hàng kiểm tra về tính hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ của các giấy tờ liên quan trước khi gửi Tòa án nhân dân tỉnh hoặc thành phố tùy theo tính chất vụ kiện.

Tại MXBank, các hồ sơ khởi kiện đối với khách hàng cá nhân không có giấy phép kinh doanh thì gửi cho Tòa án nhân dân thành phố Long Xuyên; các hồ sơ khởi kiện đối với khách hàng doanh nghiệp, cá nhân vay vốn có giấy phép kinh doanh thì gửi cho Tòa án nhân dân tỉnh An Giang.

Khi Tòa án triệu tập 02 bên nguyên đơn và bị đơn tiến hành hòa giải, đối với các khách hàng gặp khó khăn về tài chính, không có khả năng thanh toán dứt điểm một lần khoản nợ, phía ngân hàng đồng ý chấp nhận cho khách hàng trả dần khoản nợ, hòa giải thành công. Nếu hòa giải không thành công, Tòa án sẽ tiếp tục giải quyết theo trình tự. Trường hợp Tòa án hòa giải không thành, có quyết định thi hành án, khách hàng không thực hiện trả nợ đúng như quyết định thì cơ quan Thi hành án tiến hành tịch biên tài sản của khách hàng, nhân viên quản lý tín dụng được ủy quyền tham gia chứng kiến quá trình thi hành án. Tài sản thế chấp được bàn giao cho ngân hàng theo 02 hướng:

+ Khách hàng tự nguyện giao tài sản thế chấp cho ngân hàng xử lý.

+ Khách hàng không tự nguyện giao tài sản, nhưng không có khả năng trả nợ, Tòa án sẽ tiến hành cưỡng chế tịch thu tài sản thế chấp giao cho ngân hàng.

Tài sản thế chấp sau khi được bàn giao cho ngân hàng thông thường được tiến hành bán đấu giá tại Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh An Giang. Giá trị tài sản thu hồi được dùng để thu hồi các khoản nợ xấu này, nều không đủ phải sử dụng dự phòng rủi ro cụ thể để trang trãi, nếu dự phòng rủi ro cụ thể không đủ bù đắp thì tiếp tục sử dụng dự phòng rủi ro chung bù đắp cho đủ mức tổn thất.

Trình tự xử lý các hồ sơ khởi kiện sau đó thuộc phạm vi trách nhiệm của Tòa án, được tiến hành theo quy định hiện hành về tố tụng dân sự. Thông thường đối với các hồ sơ khởi kiện từ ngày Tòa án chính thức nhận thụ lý cho đến khi giải quyết xong các nghĩa vụ pháp lý phát sinh mất một khoảng thời gian rất dài, khoảng trên 01 năm ngân hàng mới có thể bắt đầu thu hồi được các khoản nợ.

4.3 Một số nhận xét chủ yếu từ việc phân tích nợ xấu trong cho vay ngắn hạn tại MXBank. MXBank.

4.3.1 Một sốđiểm mạnh.

+ Ban lãnh đạo MXBank phản ứng nhanh chóng theo nhu cầu của thị trường, không ngừng phát triển, đa dạng hóa các đối tượng và phương thức cho vay; xây dựng cơ chế lãi suất phù hợp đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng, đưa doanh số cho vay ngắn hạn của liên tục tăng cao.

+ MXBank trong giai đoạn qua đã thực hiện tốt việc đơn giản hóa thủ tục vay

Một phần của tài liệu phân tích nợ xấu và quá trình xử lý nợ xấu trong cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần mỹ xuyên (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)