Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích nợ xấu và quá trình xử lý nợ xấu trong cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần mỹ xuyên (Trang 31)

Bảng 4.3 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo phương thức cho vay qua 03 năm 2006 - 2008

ĐVT: tỷđồng

Phương thc cho vay 2006 2007 2008

1/ Cho vay tng ln 308,4 754,2 1.829,0

SXNN 188,2 391,1 906,7

NN 171,1 367,2 776,9

Nuôi cá tra, basa 60,5

Nuôi tôm 4,9 Nuôi thủy sản khác 26,0 MLF 17,1 23,9 34,4 NN phân kỳ 4,1 SXKD – DV 20,2 159,8 402,9 Ngắn hạn SXKD - DV 20,2 159,8 352,9 Kinh doanh vàng 8,9 Kinh doanh vật tư NN 41,1 Thế chp s tin gi 96,3 188,6 380,4 Cho vay DN 0,0 8,6 74,2 Các TCTD khác 6,7 52,1 Các DN 1,9 22,1 Cho vay khác 3,7 6,1 64,8 Ngắn hạn khác 3,7 6,1 22,0

Tiêu dùng 0,8 Thế chấp giấy tờ có giá 41,9

Phân kỳ khác 0,1

2/ Cho vay theo HMTD 0,0 0,0 30,2

SXKD – DV 30,2 3/ Cho vay tr góp 18,9 31,0 46,3 Góp xe 0,0 0,0 2,1 Xe gắn máy 1,4 Xe ô tô 0,7 TMDV 18,9 30,8 43,8 Góp chợ 12,9 19,6 26,6

Góp kinh doanh nông thôn 1,8 3,0 4,1

Góp SXKD – DV 4,1 8,3 13,0

CBCNV 0,0 0,1 0,5

Tng cng 327,3 785,2 1.905,5

(Nguồn: Phòng Kế hoạch nghiên cứu tổng hợp, MXBank)

Doanh số thu nợ ngắn hạn của MXBank qua các năm được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 4.3 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo phương thức cho vay qua 03 năm 2006 - 2008 0,0 200,0 400,0 600,0 800,0 1.000,0 1.200,0 1.400,0 1.600,0 1.800,0 2.000,0 Tỷ đồng 2006 2007 2008 Năm

Từ bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy: doanh số thu nợ tăng đều từ 2006 - 2008 với mức tăng mỗi năm trên 2 lần.

+ Xét về phương thức cho vay thì thu nợ cho vay từng lần chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn: năm 2006 đạt 308 tỷ, chiếm tỷ trọng khoảng 94% tổng doanh số thu nợ; năm 2007 thu nợ tăng mạnh, đạt 754 tỷ, tăng 140% so năm 2006, và chiếm tỷ trọng 96%; năm 2008, con số này là 1.829 tỷ, tăng khoảng 140% so năm 2007, chiếm tỷ trọng 96%.

Phương thức cho vay trả góp cũng có doanh số thu nợ khá cao, và tăng trưởng mạnh: năm 2007 thu khoảng 31 tỷ, tăng hơn 12 tỷ so năm 2006, tương đương 1,64 lần; năm 2008 thu trên 46 tỷ, tăng gần 1,5 lần năm 2007.

+ Xét theo đối tượng cho vay thì thu nợ trong lĩnh vực SXNN vẫn chiếm vị trí cao nhất, trong đó thu nợ từ Nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong SXNN: thu nợ Nông nghiệp năm 2007 trên 360 tỷ, tăng hơn 100% so năm 2006, tương ứng trên 200 tỷ; năm 2008 thu trên 770 tỷ, tăng 130% so năm 2007. Thu nợ từ cho vay nuôi cá tra, basa trên 60 tỷ; thu nợđối với cho vay MLF năm 2008 trên 34 tỷ, cao hơn cả doanh số cho vay trong năm.

Đối tượng có sự tăng trưởng mạnh nhất về doanh số thu nợ là lĩnh vực SXKD – DV: năm 2006 thu khoảng 20 tỷ; năm 2007 gần 160 tỷ, tăng gấp 08 lần so năm 2006; năm 2008 tiếp tục tăng mạnh lên đến 403 tỷ, tăng trên 240 tỷ so năm 2007, tương đương gấp 2,5 lần so năm 2007.

Doanh số thu nợđối tượng thế chấp sổ tiền gửi khá cao: năm 2007 khoảng 188 tỷ, tăng trên 90 tỷ so năm 2006; năm 2008 là 380 tỷ, tăng trên 190 tỷ so năm 2007. Cho vay Thế chấp sổ tiền gửi là một trong những đối tượng cho vay khá linh hoạt của MXBank, đáp ứng được nhu cầu vốn tạm thời cho khách hàng, đồng thời có tính đảm bảo cao trong khả năng thanh toán của khách hàng.

4.1.1.3 Dư nợ.

Khác với cho vay, và thu nợ, dư nợ ngắn hạn của MXBank trong 03 năm (2006 – 2008) có những biến động tăng, giảm qua từng năm. Thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.4 Dư nợ ngắn hạn theo phương thức cho vay qua 03 năm 2006 - 2008

ĐVT: tỷđồng

Phương thc cho vay 2006 2007 2008

1/ Cho vay tng ln 223,7 871,2 817,4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SXNN 176,3 605,9 534,2

NN 161,4 581,9 332,2

Nuôi cá tra, basa 94,9

Nuôi tôm 5,7 Nuôi thủy sản khác 30,8 MLF 14,9 24,0 5,2 NN phân kỳ 65,3 SXKD – DV 30,1 219,4 254,6 Ngắn hạn SXKD - DV 30,1 219,4 201,7

Kinh doanh vàng 9,4 Kinh doanh vật tư NN 43,4 Thế chp s tin gi 14,7 16,9 10,7 Cho vay DN 0,0 15,5 12,9 Các TCTD khác 0,3 0,0 Các DN 15,2 12,9 Cho vay khác 2,6 13,6 5,1 Ngắn hạn khác 2,6 11,6 0,0 Tiêu dùng 3,6 Thế chấp giấy tờ có giá 2,0 1,3 Phân kỳ khác 0,3

2/ Cho vay theo HMTD 0,0 0,0 31,9

SXKD – DV 31,9 3/ Cho vay tr góp 7,4 14,9 21,2 Góp xe 0,0 0,4 2,5 Xe gắn máy 0,4 1,0 Xe ô tô 1,5 TMDV 7,4 14,4 18,6 Góp chợ 4,4 7,1 6,6

Góp kinh doanh nông thôn 1,4 2,1 3,4

Góp SXKD - DV 1,5 5,2 8,6

CBCNV 0,0 0,1 0,1

Tng cng 231,1 886,1 870,6

(Nguồn: Phòng Kế hoạch nghiên cứu tổng hợp, MXBank)

Dư nợ ngắn hạn của MXBank qua 03 năm được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 4.4 Dư nợ ngắn hạn theo phương thức cho vay qua 03 năm 2006 - 2008

0,0 100,0 200,0 300,0 400,0 500,0 600,0 700,0 800,0 900,0 Tỷ đồng 2006 2007 2008 Năm

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên đây cho thấy sự biến động trong dư nợ ngắn hạn trong 03 năm như sau: năm 2006 là 231 tỷ; năm 2007 tăng mạnh lên đến 886 tỷ, tăng trên 280% so năm 2006; năm 2008 giảm xuống còn 870 tỷ, tương ứng 16 tỷ so năm 2007. Dư nợ năm 2008 của MXBank không tăng, thậm chí còn giảm một phần là do công tác thu hồi nợ của CBTD ngân hàng phát huy hiệu quả tích cực, bên cạnh đó trong năm 2008 nền kinh tế có nhiều biến động tiêu cực, lạm phát tăng cao nên Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, các ngành nghề SXKD rơi vào tình trạng sản xuất đình trệ, không tiêu thụđược sản phẩm dẫn đến nhu cầu vay ít.

+ Xét về các phương thức cho vay nhận thấy cho vay từng lần tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ ngắn hạn, trung bình chiếm 96% tổng dư nợ, dư nợ của phương thức cho vay này biến động không theo một chiều nhất định: năm 2006 gần 224 tỷ; năm 2007 lên 870 tỷ, tăng 290% so năm 2006; năm 2008 giảm gần 54 tỷ chỉ còn 817 tỷ.

Dư nợ 02 phương thức cho vay còn lại đều tăng qua các năm: trong đó cho vay trả góp tăng khá đều; cho vay theo HMTD tăng mạnh trong năm 2008. Tóm lại, tổng dư nợ ngắn hạn có sự biến động tăng giảm thất thường chủ yếu do dư nợ của phương thức cho vay từng lần biến động tăng, giảm và nó luôn chiếm tỷ trọng tuyệt đối trên tổng dư nợ ngắn hạn.

+ Xét cụ thể các đối tượng cho vay thì SXNN có dư nợ cao nhất: năm 2007 gần 606 tỷ, tăng gần 430 tỷ so năm 2006; năm 2008 giảm xuống còn 534 tỷ mặc dù trong năm 2008 ngân hàng đã phát triển thêm nhiều đối tượng cho vay. Điều này xuất phát từ việc cho vay phục vụ Nông nghiệp có doanh số cho vay giảm mạnh, nhưng doanh số thu nợ tăng mạnh nhờđẩy mạnh công tác thu nợ.

Cho vay SXKD - DV có dư nợ liên tục tăng, cụ thể năm 2007 khoảng 219 tỷ, tăng 189 tỷ so năm 2006; năm 2008 tiếp tục tăng lên gần 255 tỷ, tăng khoảng 35 tỷ so năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu do ngân hàng phát triển thêm đối tượng cho vay như kinh doanh vật tư nông nghiệp, kinh doanh vàng; cải cách thủ tục vay vốn theo hướng đơn giản hóa, nhanh chóng; cung cách phục vụ khách hàng ngày càng được cải thiện. Các đối tượng cho vay còn lại như thế chấp sổ tiền gửi, cho vay đối tượng khác có dư nợ giảm so năm 2007.

4.1.1.4 Hệ số thu nợ.

Hệ số thu nợ là chỉ số phản ánh hiệu quả thu nợ của ngân hàng, hệ số thu nợ thể hiện số vòng quay đồng vốn cho vay của ngân hàng. Hệ số thu nợ là một chỉ tiêu quan trọng góp phần đánh giá hiệu suất công tác thu hồi nợ của ngân hàng.

Bảng 4.5 Hệ số thu nợ ngắn hạn theo phương thức cho vay qua 03 năm 2006 – 2008

ĐVT: vòng/năm

Phương thức cho vay 2006 2007 2008

Trung bình

Cho vay từng lần 0,72 0,54 1,03 0,76

Cho vay theo HMTD 0,06 0,02

Cho vay trả góp 0,88 0,81 0,88 0,85

Nhìn chung hệ số thu nợ ngắn hạn khá cao, trung bình đạt 0,76, điều này nói lên ngân hàng thu được 0,76 đồng trên 1 đồng cho vay hay số vòng quay đồng vốn cho vay của ngân hàng là 0,76 vòng/năm. Năm 2006 hệ số thu nợ của ngân hàng là 0,73 nhưng qua năm 2007 hệ số này giảm xuống 0,55 cho thấy công tác thu hồi nợ không mấy khả quan, cụ thể doanh số thu nợ năm 2007 tăng gấp đôi năm 2006 trong khi doanh số cho vay tăng trên 03 lần. Năm 2008, công tác thu hồi nợ được ngân hàng quan tâm nhiều hơn, doanh số thu nợ tăng mạnh, kéo theo hệ số thu nợ lớn hơn 1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cho vay từng lần có hệ số thu nợ trung bình là 0,76 cho thấy công tác thu hồi nợ đối với loại hình cho vay cũng đạt hiệu quả nhất định. Tuy nhiên sự thay đối hệ số thu nợ qua các năm là không đồng đều. Năm 2007 hệ số thu nợ của loại hình cho vay này giảm mạnh xuống chỉ còn 0,54 so với 0,72 năm 2007. Năm 2008 lại tăng đột biến với hệ số mới là 1,03. Điều này cho thấy trong năm 2008 công tác thu hồi nợđối với các đối tượng cho vay này được đẩy mạnh.

Phương thức cho vay theo HMTD có hệ số thu nợ thấp nhất, chỉ đạt 0,49 cho thấy hiệu quả thu hồi nợđối với loại hình cho vay này chưa cao, nguyên nhân có thể là do kinh tế năm 2008 có nhiều diễn biến xấu ảnh hưởng mạnh đến các ngành nghề SXKD - DV, khách hàng kinh doanh không hiệu quả, không chủđộng chuẩn bị nguồn trả dẫn đến doanh số thu nợ thấp.

Cho vay trả góp có hệ số thu nợ trung bình cao nhất đạt khoảng 0,85, và khá ổn định qua từng năm. Đặc biệt là các đối tượng cho vay góp CBCNV, công tác thu nợ đối với các đối tượng này được thực hiện khá dễ dàng, hiệu quả cao. Nguyên nhân chủ yếu một phần là do khách hàng có nguồn thu ổn định hàng tháng, mức góp hàng tháng là phù hợp đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng nên ít xảy ra tình trạng trễ hạn hoặc không thể thanh toán, bên cạnh đó còn nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng với Chủ tịch công đoàn, kế toán của các đơn vị vay vốn hưởng lương từ ngân sách, Kho bạc Nhà nước tiến hành trích lương chuyển trả cho ngân hàng khi đến kỳ góp.

4.1.2 Phân tích nợ xấu.

Trong chương 2 đã đề cập đến khái niệm nợ xấu, đây là những khoản nợ đã đáo hạn nhưng ngân hàng chưa thu được và có thời gian tồn tại lâu dài, ít nhất trên 90 ngày có khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ. Nợ xấu tồn tại do nhiều nguyên nhân và nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM, bởi lẽ nợ xấu có thể dẫn đến khả năng mất vốn nên các NHTM phải trích lập dự phòng rủi ro, khi sử dụng khoản dự phòng này được hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng sẽ làm giảm lợi nhuận. Nếu nợ xấu chiếm tỷ trọng lớn sẽ làm giảm uy tín của NHTM và do đó sẽ dẫn đến suy giảm giá trị cổ phiếu của đơn vị. Ngoài ra nợ xấu còn ảnh hưởng đến vòng quay vốn của ngân hàng, làm cho hệ số thu nợ của ngân hàng giảm xuống thấp. Vì vậy việc nghiên cứu phân tích chỉ tiêu nợ xấu đóng vai trò quan trọng trong định hướng phát triển của các NHTM trong tương lai, nhất là khi xây dựng những chính sách, những nhóm giải pháp ngăn chặn tình trạng tồn đọng nợ xấu lâu dài.

4.1.2.1 Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Bảng 4.6 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn qua 03 năm 2006 - 2008 Bảng 4.6 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn qua 03 năm 2006 - 2008 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng dư nợ ngắn hạn 231.149 886.130 870.579 Số dư nợ xấu 552 482 4.841 Nợ xấu/Tổng dư nợ 0,24% 0,05% 0,56% Số tiền tăng, giảm -70 4.359 Tỷ lệ tăng, giảm 87,30% 1004,06%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch nghiên cứu tổng hợp, MXBank)

Qua bảng 4.6 trình bày những số liệu tổng quát về tỷ lệ nợ xấu trong cho vay ngắn hạn của MXBank, ta nhận thấy:

+ Về tổng thể, nợ xấu cho vay ngắn hạn trong 03 năm của MXBank có sự biến động tăng giảm phức tạp, không đều. Trong năm 2007, số dư nợ xấu cả năm có giảm so với năm 2006, nhưng khi qua năm 2008 thì ngược lại, số dư nợ nhóm 3 - 5 lại có sự gia tăng đột biến.

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ ngắn hạn qua các năm là thấp nếu xét trên mặt bằng chung của các NHTM khác hoạt động trong cùng địa bàn tỉnh. Sở dĩ thế do phần lớn khách hàng của MXBank là khách hàng cá nhân, số lượng khách hàng doanh nghiệp rất ít (năm 2006 MXBank không có khách hành doanh nghiệp, năm 2007 chỉ có 3 khách hàng doanh nghiệp, năm 2008 phát triển thêm thành 6, một con số khá khiêm tốn đối với một NHTM). Và số khách hàng cá nhân này phần lớn là vay vốn phục vụ SXNN, kinh doanh dịch vụ ở nông thôn, tức là “phát triển tam nông” như câu slogan của MXBank. Những khách hàng cá nhân này vay số tiền không lớn nhưng số lượng khách hàng nhiều, có nguồn thu ổn định, đảm bảo thanh toán đúng hạn nên tỷ lệ nợ xấu thấp.

+ Mặc dù tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ ngắn hạn thấp nhưng chỉ tiêu này đang có xu hướng tăng: năm 2007 nợ xấu giảm từ 552 triệu (năm 2006) xuống 482 triệu (năm 2007), tương đương 12,70%; năm 2008, con số này tăng lên rất cao, gấp 10 lần năm 2007, số dư nợ xấu ngắn hạn lên đến 4,8 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi 06 tháng đầu năm 2008 (chỉ có khoảng 2,8 tỷđồng). Nguyên nhân củ yếu do năm 2008 suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động xấu đến mọi lĩnh vực SXKD, kể cả trong nông nghiệp, khách hàng của MXBank làm ăn thua lỗ đẫn đến việc chậm thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng, thậm chí không có khả năng thanh toán. Do vậy tỷ lệ nợ xấu tăng lên đáng kể từ 0,05% (năm 2007) lên 0,56% (năm 2008).

4.1.2.2 Tổng dư nợ ngắn hạn được phân theo các nhóm nợ.

Bảng 4.7 Tổng dư nợ ngắn hạn được phân theo các nhóm nợqua 03 năm 2006 - 2008 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Nợ nhóm 1 230.528 885.222 858.209 Nợ nhóm 2 69 426 7.528 Nợ nhóm 3 138 125 2.900 Nợ nhóm 4 169 63 1.422 Nợ nhóm 5 245 294 519 Tổng dư nợ 231.149 886.130 870.579

(Nguồn: Phòng Kế hoạch nghiên cứu tổng hợp, MXBank)

Nợ xấu ngắn hạn (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 ) qua 3 năm 2006 - 2008 được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 4.5 Nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 và nợ xấu qua 03 năm 2006 - 2008 2006 2007 2008 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 4.500 5.000 Triệu đồng Năm Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 4 Nợ nhóm 5 Nợ xấu

Từ số liệu trong bảng 4.7 và biểu đồ 4.5 trên đây cho thấy:

+ Xét về số tuyệt đối, số dư nợ xấu trong cho vay ngắn hạn tại MXBank có sự gia tăng đáng kể trong 03 năm qua từ 552 triệu (năm 2006) lên hơn 4.800 triệu (năm 2008). Nợ xấu ngắn hạn có sự biến động phức tạp theo thời gian, nợ xấu năm 2007 có giảm sút, tuy nhiên đến năm 2008 thì gia tăng đột biến. Trong đó nổi lên là nợ nhóm 3,

Một phần của tài liệu phân tích nợ xấu và quá trình xử lý nợ xấu trong cho vay ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ phần mỹ xuyên (Trang 31)