Nghiên cứu thị trường nước ngoà

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu sông hồng (Trang 69 - 76)

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

3.3.4.2Nghiên cứu thị trường nước ngoà

trong hoạt động của mình, Công ty cũng đã chú ý tới khâu này nhưng mới chỉ tiến hành ở mức độ chung khái quát như nắm tình hình chung về kinh tế, chính trị, xã hội ở thị trường nhập khẩu đó, về bạn hàng cũng chỉ nắm sơ qua loại hình doanh nghiệp của họ, về bên đại diện của họ, mối quan hệ của họ với mình. Do đó, kết quả đem lại chưa cao, vẫn có trường hợp hàng hoá nhập khẩu với giá cao hơn mà lẽ ra Công ty có thể mua với giá thấp hơn của nhà cung ứng khác với cùng mặt hàng và chất lượng.

Trong thời gian tới, Công ty cần đẩy mạnh hơn công tác này, cần đi vào nghiên cứu cụ thể hơn, cần nắm bắt nhu cầu của thị trường đó, nắm rõ uy tín, cơ sở vật chất kĩ thuật và nhất là tình hình kinh doanh nội tại của bạn hàng cần giao dịch, xác định rõ phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của người đứng tên giao dịch của bên bạn hàng...nếu làm tốt những việc này công ty sẽ tránh được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.

Nghiên cứu thị trường thế giới sẽ giúp cho công ty tìm được những bạn hàng mới, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, chủ động kí kết hợp đồng trực tiếp với các hãng trực tiếp sản xuất, các đại lý cấp 1, hạn chế giao dịch hợp đồng qua các trung gian nhằm giảm bớt các chi phí về giá không cần thiết.

Thời gian qua Công ty mới chỉ quan hệ với một số thị trường Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Inđônêxia, Ấn Độ,… và khối EU thì có Anh, Pháp, Na Uy,… Trong những năm tới vấn đề mở rộng quan hệ với thị trường khu vực Bắc Mỹ là rất cần thiết trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO như hiện nay nếu không Công ty sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh trên thị trường này.

Công ty có thể thu thập thông tin về thị trường nước ngoài thông qua sách báo, internet, qua đại sứ quán của nước dự định nhập khẩu tại Việt Nam hoặc Đại sứ quán Việt Nam tại nước đó, cũng có thể thông qua các mối quan hệ quen biết, các doanh nghiệp Việt Nam đã có kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường đó,…

Việc nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước một cách bài bản sẽ giúp doanh nghiệp có được một hệ thống thông tin chính xác, cập nhật tạo điều kiện nắm bắt tốt hơn cơ hội kinh doanh và có được những kế hoạch ứng phó kịp thời nếu có những biến động không tốt xảy ra.

3.3.5 Về vấn đề phân phối

Hoạt động phân phối chiếm giữ vị trí rất quan trọng bởi vì có phân phối tức là có sự tiêu thụ hàng hoá thì mới tạo kết quả cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Hoạt động phân phối tốt thì doanh thu sẽ lớn, lợi nhuận sẽ cao, tốc độ quay vòng vốn tăng lên. Việc tiêu thu hàng hoá của Công ty trong những năm qua đã gặp phải một số khó khăn, do đó, để phát triển hoạt động phân phối, Công ty có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây.

3.3.5.1 Nâng cấp các đại lý

Hiện nay, các đại lý phân phối của Công ty có cơ sở vật chất cũ kỹ, tuy có địa thế khá đẹp nhưng cách bài trí chưa bắt mắt, chưa thu hút được sở thích tham quan mua sắm của người tiêu dùng nên việc tiêu thụ hàng hoá gặp nhiều hạn chế. Để khắc phục tình trạng này Công ty có thể đầu tư cho các cửa hàng như sau: sơn sửa, trang trí lại cửa hàng sao cho nhìn thật ấn tượng, có thể sử dụng màu sơn, bảng hiệu giống nhau, giữa các cửa hàng để tăng phần thu hút và dễ nhớ với khách hàng. Ngoài ra, Công ty nên hướng dẫn các chủ đại lý cách bài trí các mặt hàng để nhìn bắt mắt hơn. Cách này sẽ dễ gây được sự chú ý với khách hàng hơn mà chi phí của hoạt động này cũng không cao, tạo điều kiện đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng hoá.

3.3.5.2 Mở rộng hệ thống phân phối

Các mặt hàng nhập khẩu của Công ty hiện nay chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường miền Bắc, tập trung ở Hà Nội, thị trường miền Nam và thị trường miền Trung còn ít. Công ty cần nghiên cứu mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận Hà Nội, các tỉnh miền Trung và đặc biệt là miền Nam. Thị trường miền Nam nhất là thành phố Hồ Chí Minh là một thị trường đông dân với mức sống khá cao. Đây thực sự là một thị trường tiêu thụ hấp dẫn bởi vì một số sản phẩm điện gia

dụng cao cấp Công ty lại là nhà phân phối độc quyền trên toàn quốc, do đó với những sản phẩm này, Công ty không có đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Tuy Công ty đã thiết lập hợp đồng đại lý với một số cửa hàng tại đây nhưng lượng tiêu thụ hàng năm vẫn thấp. Công ty nên chú trọng đến thị trường này, tìm hiểu rõ nguyên nhân, nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường và có thể có các biện pháp quảng cáo, thiết lập thêm các cửa hàng đại lý tại khu vực này nếu có cơ hội kinh doanh.

Đối với loại mặt hàng vật liệu xây dựng nhập khẩu trực tiếp, đây là mặt hàng hiện nay có nhu cầu rất cao do xây dựng cơ bản trên cả nước gia tăng mạnh. Công ty nên thiết lập thêm, duy trì và phát triển các mối quan hệ với các cửa hàng vật liệu xây dựng trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh khác. Ngoài ra, Công ty nên thiết lập mối quan hệ với các nhà thầu xây dựng, họ sẽ là những khách hàng lớn của Công ty về vật liệu nhập khẩu trực tiếp và nếu tạo được uy tín tốt, rất có thể Công ty sẽ nhận được các hợp đồng nhập khẩu uỷ thác máy móc thiết bị xây dựng.

3.3.5.3 Quảng cáo, xúc tiến bán hàng

Hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán hàng có vai trò rất quan trọng trong việc đẩy nhanh tiêu thụ hàng hoá thông qua thúc đẩy cung và cầu gặp nhau, gợi mở nhu cầu của người tiêu dùng. Hiện nay, hoạt động quảng cáo, xúc tiến bán của Công ty chưa được chú trọng đúng mức nhưng để cạnh tranh được trong điều kiện hiện nay, Công ty buộc phải có những biện pháp tích cực hơn nữa để tăng lượng hàng hoá tiêu thụ.

Đối với các sản phẩm điện gia dụng, nhất là những sản phẩm mà chưa phổ biến trên thị trường như máy rửa hoa quả bằng ozone, máy làm đá siêu tốc,… Công ty cần có các chương trình quảng cáo thích hợp. Nhiều sản phẩm điện gia dụng của Công ty là những sản phẩm mới trên thị trường hoặc có đặc điểm nổi bật là bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng như máy rửa hoa quả bằng ozone (do có tính năng loại bỏ các chất bảo quản, thuốc sâu trong hoa quả nên giúp bảo vệ người tiêu dùng), hơn nữa, kinh phí của Công ty còn hạn hẹp nên Công ty có

thể lựa chọn quảng cáo trên các báo, tạp chí về công nghệ hoặc các báo về sức khỏe , phụ nữ,…nếu có thể thì quảng cáo cả ở các báo có lượng ấn bản lớn nhưng thường chi phí quảng cáo ở các báo này cao, do vậy nó ảnh hưởng đến chi phí. Công ty cũng nên thuê không gian quảng cáo trên các Website có số lượng người truy cập lớn, hoặc các trang chuyên về tư vấn sức khoẻ, công nghệ,…

Đặc điểm hàng điện tử gia dụng của Công ty là hàng có giá trị không cao, phù hợp với khả năng thanh toán của nhiều người nhưng sản phẩm này lại chưa được biết đến nhiều. Do đó, Công ty có thể áp dụng hình thức quảng cáo qua cataloge, gửi đến các công sở, gia đình. Cataloge cần được thiết kế đẹp, giới thiệu được những ưu điểm nổi bật của sản phẩm. Công ty có thể trực tiếp hoặc qua các đại lý thiết lập một đội ngũ nhân viên kinh doanh đông đảo làm bán thời gian có nhiệm vụ tư vấn các sản phẩm của Công ty, hưởng lương theo số sản phẩm bán ra.

Với các sản phẩm vật liệu xây dựng như đá Granit, Marble, ván sàn,… Công ty cũng có thể quảng cáo thông qua cataloge, website của Công ty. Những cataloge này được gửi đến các cửa hàng và các nhà thầu xây dựng.

Thay vì việc quảng bá các sản phẩm trên các website, Công ty có thể tiết kiệm chi phí bằng cách chỉ quảng cáo trang web của Công ty trên các website khác và giới thiệu tất cả các mặt hàng kinh doanh nhập khẩu của mình trên trang web của Công ty. Cách này tuy có chi phí thấp, giới thiệu được tất cả mặt hàng kinh doanh với khách hàng nhưng lại có sức thu hút kém hơn các biện pháp trên, do đó Công ty có thể kết hợp các biện pháp với nhau nhằm đạt được hiệu quả quảng cáo cao nhất với chi phí thấp nhất. Ngoài ra, Công ty nên thường xuyên gửi các đơn chào hàng kèm cataloge đến cho các khách hàng tiềm năng, có thể sử dụng chào hàng băng thư thông thường hoặc chào hàng trên internet.

Việc quảng cáo không chỉ giúp đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu trực tiếp, nó còn giúp gia tăng uy tín, vị thế của Công ty trên thương

trường từ đó giúp tăng các đơn hàng nhập khẩu uỷ thác.

Bên cạnh hoạt động quảng cáo, Công ty cần có biện pháp tạo lập và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng nhằm tạo được lòng tin và sự trung thành của khách hàng trong việc tiêu thụ hàng hoá của Công ty. Ngoài ra, Công ty còn có thể thu được những phản hồi về ưu, nhược điểm của hàng hoá, góp phần hỗ trợ thông tin cho việc nghiên cứu lựa chọn nguồn hàng.

3.3.6 Ứng dụng thương mại điện tử

Thương mại điện tử được coi là nền thương mại của tương lai, nó rất phát triển ở các quốc gia tiên tiến, nó cũng đã hình thành và đang phát triển ở Việt Nam. Do đó, việc quan tâm, ứng dụng, khai thác những lợi thế của nó là điều hết sức cần thiết. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Việt Nam ngày càng phát triển, số người sử dụng internet ngày càng nhiều. Đây là cơ hội cho Công ty phát triển phương thức kinh doanh vẫn còn khá mới mẻ này.

Ngay từ bây giờ, Công ty cần có những chuẩn bị làm tiền đề cho phương thức kinh doanh này. Đầu tiên phải có được đội ngũ nhân viên có chuyên môn cả về công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Thứ hai là cơ sở hạ tầng công nghệ của Công ty phải được nâng cấp, đảm bảo tính hiện đại, đáp ứng được yêu cầu. Các công việc khác như lựa chọn phương thức thanh toán qua tài khoản, thanh toán online, hoặc thanh toán trực tiếp; thiết lập đội ngũ giao hàng,…

Công ty có thể ứng dụng thương mại điện tử trong cả hoạt động mua hàng hoá nhập khẩu và tiêu thụ hàng hoá trong nước.

3.3.7 Lựa chọn mặt hàng kinh doanh

Từ năm 2007 Việt Nam đã gia nhập WTO, thuế rất nhiều mặt hàng sẽ giảm, công ty sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn do gia tăng số lượng nhà nhập khẩu. Vì thế sẽ khó hoàn thành kế hoạch đặt ra nếu như không tính toán kỹ lưỡng, xác định được cơ cấu nhập khẩu hợp lý cũng như sự thay đổi về nhu cầu của mỗi sản phẩm. Việc đa dạng hoá mặt hàng sẽ giúp Công ty đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu thị trường đồng thời giảm rủi ro khi có biến động

xấu trên thị trường, nâng cao được tên tuổi, địa vị, uy tín của Công ty. Tuy vậy, với mặt hàng được coi là truyền thống cần có sự đổi mới, nắm bắt tình hình, đón trước nhu cầu thị trường để đảm bảo việc nhập khẩu được liên tục, khai thác các lợi thế cạnh tranh của công ty, tránh việc để mất thị trường vào tay đối thủ cạnh tranh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong hoạt động nhập khẩu, công ty có thể tăng giá trị mặt hàng nhập khẩu uỷ thác nhưng để tăng lợi nhuận nhanh hơn thì công ty cần chú ý hơn đến các mặt hàng nhập khẩu trực tiếp vì loại hình này có tỉ lệ lợi nhuận cao hơn so với loại hình nhập khẩu uỷ thác. Trước hết cần phải có được những thông tin chính xác từ hoạt động nghiên cứu thị trường, dự đoán cung cầu trong giai đoạn tiếp theo và đưa ra kế hoạch nhập khẩu.

Do vậy, Công ty cần phải hiểu rõ mục tiêu chiến lược của mình để lựa chọn mặt hàng chủ lực và có thể kinh doanh thêm một số mặt hàng khác nhằm giảm bớt rủi ro trong kinh doanh, tăng thêm lợi nhuận cho Công ty. Để kinh doanh thêm mặt hàng mới Công ty phải nghiên cứu kỹ nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như thị trường nước ngoài.

Ngoài những yếu tố trên, công ty cần quan tâm đến chu kỳ sống của sản phẩm nhập khẩu, xác định nó đang nằm trong giai đoạn nào để có những chiến lược Marketing thích hợp, không bị lãng phí chi phí hay mua sản phẩm không ngang bằng giá trị của nó.

Công ty hiện nay phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà nhập khẩu khác và các nhà sản xuất trong nước. Do vậy, Công ty nên nghiên cứu các phân đoạn thị trường có mức cạnh tranh bớt gay gắt hơn, ví dụ việc lựa chọn nhập khẩu các mặt hàng mà trong nước không có lợi thế về sản xuất sẽ giúp giảm sự cạnh tranh về mặt hàng này từ các nhà sản xuất trong nước.

Từ trước tới nay, Công ty mới chỉ phát triển nhập khẩu hàng hoá, chưa chú ý đến nhập khẩu dịch vụ. Trong khi xu hướng phát triển chung hiện nay là gia tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, do vậy Công ty có thể nghiên cứu nhu cầu các

loại hình dịch vụ ở Việt Nam để có kế hoạch kinh doanh phù hợp nhằm đa dạng hoá mặt hàng, giảm rủi ro kinh doanh, tăng thu lợi nhuận.

3.3.8 Lựa chọn thị trường nhập khẩu

Việc lựa chọn thị trường nhập khẩu cần dựa chủ yếu vào những thông tin thu thập được từ phòng kế hoạch thị trường. Việc lựa chọn thị trường nhập khẩu phải được cân nhắc về các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh của nước đó như tình hình kinh tế, những vấn đề về chính trị, đảng phái lãnh đạo đất nước, luật pháp, tôn giáo và đặc biệt là văn hoá kinh doanh của họ. Tất cả cần được xem xét kỹ càng để có kế hoạch phòng ngừa rủi ro kinh doanh. Ngoài ra, khi quyết định lựa chọn thị trường nào, Công ty không thể bỏ qua việc xem xét nước đó có cùng nằm trong các khu vực ưu đãi thuế quan với Việt Nam không, khoảng cách địa lý,...

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu sông hồng (Trang 69 - 76)