ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu sông hồng (Trang 54 - 59)

2 Lợi nhuận nhập khẩu Tr.đ 711 819 986 1.479 3Số lao động bình quân làm

2.3ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG HỒNG

2.3.1 Những mặt đạt được trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty

Cũng như nhiều doanh nghiệp khác của Việt Nam, Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng được hoạt động trong môi trường chính trị ổn định dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với việc mở rộng hợp tác quốc tế với nhiều quốc gia trên thế giới đã giúp Công ty có thêm nhiều cơ hội trong việc phát triển thị trường nhập khẩu và mở rộng mặt hàng. Sự gia nhập vào ASEAN, APEC và bây giờ là WTO của Việt Nam đã và sẽ tiếp tục tạo những điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào lĩnh vực này, trong đó có Công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng.

Trong gần 50 năm thành lập và phát triển và sau 4 năm cổ phần hoá, Công ty đã thu được nhiều thành quả lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và nhất là hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá, trong đó việc nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu đã đạt được một số kết quả nhất định.

• Thế và lực của Công ty sau 4 năm cổ phần hoá ngày càng phát triển. Công ty đã tạo dựng được uy tín với các đối tác trong và ngoài nước. Giá trị các hợp

đồng nhập khẩu uỷ thác trong những năm qua tăng với tốc độ rất cao đã chứng tỏ Công ty đã có được sự tin tưởng của các đối tác trong việc uỷ thác cho Công ty nhập khẩu hàng hoá. Mức tăng trưởng của giá trị hợp đồng nhập khẩu trực tiếp cũng đạt mức cao. Do đó, doanh thu của cả hoạt động nhập khẩu liên tục tăng với tốc độ cao trong những năm qua.

• Bên cạnh doanh thu, một số chỉ tiêu hiệu quả hoạt động nhập khẩu liên tục tăng trong những năm qua và tăng mạnh vào năm 2006 như lợi nhuận nhập khẩu, năng suất lao động bình quân, mức lợi nhuận trung bình một người một năm. Điều này cho thấy những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu mà Công ty đã áp dụng trong thời gian qua đã có được kết quả nhất định.

• Việc đầu tư nghiên cứu thị trường đã đem lại hiệu quả bước đầu cho Công ty. Điều này được thể hiện ở việc thị trường nhập khẩu, mặt hàng nhập khẩu mở rộng hơn trong những năm qua. Hiện nay Công ty đã có quan hệ hợp tác kinh doanh với các bạn hàng ở hơn 10 nước trên thế giới. Trong quá trình hợp tác, Công ty luôn cố gắng thiết lập và duy trì hệ thống bạn hàng tin cậy, ổn định, tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài. Chính điều này đã giúp tăng doanh thu nhập khẩu với tốc độ cao như trong năm 2006 vừa qua. Hơn nữa, việc thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với một hệ thống nhà cung cấp như vậy chứng tỏ Công ty đã tính đến hiệu quả kinh doanh lâu dài.

• Công ty đã xây dựng được cơ cấu tổ chức kinh doanh nhập khẩu tương đối hoàn chỉnh với đội ngũ cán bộ có chuyên môn và trình độ ngày càng cao. Ngay từ khâu tuyển dụng, Công ty luôn ưu tiên lựa chọn những ứng viên trẻ, năng động, có trình độ từ đại học trở lên và được đào tạo về chuyên ngành xuất nhập khẩu. Vì vậy, trình độ lao động trung bình của Công ty đã được nâng lên đáng kể trong những năm vừa qua và năng suất lao động, mức lợi nhuận trung bình một người lao động làm ra cũng liên tục tăng. Thu nhập bình quân, đời sống của cán bộ công nhân viên Công ty cũng vì vậy mà được nâng lên đáng kể. Những thành quả trên đạt được cũng nhờ vào những nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trong Công ty.

2.3.2 Những hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu của Công ty

Trong những năm đầu thực hiện cổ phần hoá, Công ty gặp không ít khó khăn trong hoạt động nhập khẩu. Mặc dù đã có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhưng thực trạng cho thấy việc nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty vẫn còn rất nhiều hạn chế.

• Có thể thấy được rất rõ những hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả liên tục trong những năm qua: các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn có xu hướng biến động xấu, thể hiện hiệu quả kinh doanh của Công ty đang đi xuống. Hơn nữa, các chỉ tiêu này của Công ty vẫn còn thấp so với các doanh nghiệp trong ngành.

• Tuy doanh thu nhập khẩu tăng rất cao nhưng chi phí biến đổi của hoạt động nhập khẩu còn tăng với tốc độ cao hơn dẫn đến lợi nhuận tuy có tăng nhưng không tương ứng với mức tăng của doanh thu và chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận liên tục giảm trong những năm qua.

• Hạn chế từ nguồn nhân lực: Với kinh nghiệm nắm bắt thực tế, trình độ xử lý các tình huống còn kém, rập khuôn và còn tình trạng người làm không đúng việc đã làm giảm hiệu quả thực hiện công việc của người lao động. Hơn nữa, một bộ phận lớn nhân viên đã làm việc lâu năm, từ khi Công ty còn là một doanh nghiệp Nhà nước còn có biểu hiện trì trệ trong công việc, vẫn còn mang phong cách làm việc hành chính bao cấp. Điều này ảnh hưởng xấu đến văn hoá làm việc của cả Công ty nhất là những nhân viên mới vốn trẻ và năng động. Vấn đề đào tạo đội ngũ nhân viên cũng chưa thực sự mang lại hiệu quả. Trong năm vừa qua, Công ty đã cử một số nhân viên đi học lớp về nghiệp vụ xuất nhập khẩu nhưng hiệu quả thu được từ khoá học này đối với cá nhân người đi học không cao, việc truyền đạt lại cho các nhân viên khác cũng chưa được thực hiện.

• Quá trình thu thập và xử lý thông tin chưa thực sự hiệu quả. Việc lập phương án nhập khẩu thì khâu dự báo các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động

nhập khẩu trong tương lai chưa được quan tâm nghiên cứu. Chưa có sự đồng nhất giữa từng phương án nhập khẩu với một chiến lược nhập khẩu cho cả giai đoạn. Năm 2006, Công ty đã nhập khẩu một lượng lớn đồ điện gia dụng (giá trị nhập khẩu tăng 203% so với năm 2005) tuy nhiên doanh thu, lợi nhuận đã không được như mong đợi bởi vì thị trường sản phẩm này trong nước bão hoà, Công ty phải áp dụng chính sách định giá ngang bằng và thấp hơn giá thị trường để nhanh chóng tiêu thụ hết hàng hoá. Nguyên nhân cũng chỉ là do Công ty đã không dự báo được chính xác cung cầu thị trường để có thể đưa ra một kế hoạch kinh doanh hợp lý hơn.

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế

2.3.3.1 Nguyên nhân từ bản thân doanh nghiệp

Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, Công ty đã trải qua nhiều thăng trầm nhưng bằng sự vận động linh hoạt, Công ty đã vượt qua những khó khăn, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại để đưa Công ty phát triển.

• Nguyên nhân thứ nhất là do nguồn lực bên trong còn hạn chế, kinh phí đầu tư còn hạn hẹp nên cơ sở vật chất của Công ty chưa đáp ứng được tốt nhu cầu kinh doanh, đôi khi còn làm lỡ cơ hội kinh doanh.

• Thứ hai, đó là việc thiếu thông tin: Tuy phòng kế hoạch thị trường có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác nhưng do mới thành lập nên việc thu thập xử lý thông tin còn yếu kém, chậm so với đối tác dẫn đến làm mất cơ hội kinh doanh. Đặc biệt trong việc tìm kiếm thông tin, do hạn chế về ngân sách nên chất lượng thông tin không cao, thông tin chủ yếu là thông tin thứ cấp, việc thu thập qua sách, báo, internet và một số nguồn khác nên chưa mang tính đặc biệt, độc đáo quyết định đến thành công của một thương vụ nhập khẩu.

• Chưa có một cơ cấu mặt hàng hợp lý, sử dụng yếu tố đầu vào chưa hiệu quả, chưa có những biện pháp cắt giảm chi phí nhập khẩu. Những mặt hàng nhập khẩu đóng góp giá trị lớn vào tổng doanh thu một phần lớn lại là những mặt hàng nhập khẩu uỷ thác nên phần hưởng lợi trên mỗi lô hàng này ít. Hơn

nữa, Công ty chưa tạo được mối quan hệ làm ăn lâu dài với bạn hàng nhập khẩu do hoạt động còn mang tính chất thương vụ.

• Thêm vào đó là hạn chế rất lớn của Công ty ngày càng bộc lộ như nguồn vốn kinh doanh ít so với quy mô kinh doanh của Công ty, do đó hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay của ngân hàng và trả lãi suất cao (năm 2006, lãi suất vay ngân hàng tăng) trong điều kiện tỷ lệ lợi nhuận nhập khẩu ngày càng thấp. Trong nguồn vốn kinh doanh, vốn vay tín dụng luôn chiếm tỉ lệ khá cao, khoảng 77%, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn kinh doanh của công ty. Điều này được thể hiện ở việc nhiều hợp đồng nhập khẩu uỷ thác đã phải từ chối vì nguồn vốn của công ty không kịp quay vòng để ký quỹ mở thư tín dụng. Như vậy, việc huy động vốn không đáp ứng đủ nhu cầu đã làm mất nhiều cơ hội kinh doanh của Công ty.

• Nguyên nhân tiếp theo phải kể đến đó là dấu ấn hành chính bao cấp còn mang nặng trong phong cách làm việc của một bộ phận cán bộ nhân viên trong công ty, cán bộ kinh doanh xuất nhập khẩu còn bị trái ngành, trái nghề, không được đào tạo bài bản về lĩnh vực xuất nhập khẩu khá nhiều. Hơn nữa, những người này tính ham học hỏi còn thấp. Chính những điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc.

• Nhận thức về công tác Marketing cho hàng hoá nhập khẩu trực tiếp ở Công ty mà cụ thể là ban lãnh đạo vẫn còn hạn chế. Công ty chưa quan tâm đến việc xây dựng, hoàn thiện việc tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu trực tiếp. Các cửa hàng kinh doanh mới chỉ tập trung ở Hà Nội, chủ yếu ở địa bàn quận Hai Bà Trưng, Quận Đống Đa tuy có địa thế đẹp, gần các khu đông dân nhưng cơ sở vật chất đã cũ nên không gây được sự chú ý hay sở thích tham quan mua sắm của khách hàng. Việc quảng bá cho các sản phẩm nhập khẩu trực tiếp cũng chưa được chú ý thực sự.

• Cơ cấu bộ máy tổ chức, vấn đề phân công công việc cho mỗi phòng ban còn nhiều điều chưa hợp lý, rõ ràng. Vẫn còn tình trạng người làm không đúng việc, công việc giao cho các phòng ban chồng chéo nhau. Điều này đã làm

giảm hiệu quả công việc, dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động của Công ty.

Trên đây mới chỉ là một số nguyên nhân chủ quan xuất phát từ bên trong nên việc khắc phục nó dễ dàng hơn các nguyên nhân từ bên ngoài ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty.

2.3.3.2 Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là vấn đề cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Nền sản xuất trong nước phát triển, sản phẩm ngày càng đa dạng về chủng loại, chất lượng, mẫu mã nên đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của người dân. Bên cạnh đó, Công ty còn phải cạnh tranh với ngày càng nhiều các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khác. Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường buộc Công ty phải có chính sách định giá linh hoạt, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến các chi phí tiêu thụ hàng nhập khẩu của Công ty do đó cũng ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận,…và hiệu quả nhập khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên nhân thứ hai là những biến động thất thường của nhu cầu thị trường khiến doanh nghiệp rất khó dự báo chính xác để có thể đưa ra những kế hoạch kinh doanh hợp lý và lâu dài.

Bên cạnh đó là những thủ tục hành chính còn rườm rà cũng ảnh hưởng đến chi phí và thời gian của doanh nghiệp.

Ngoài ra cũng còn một số nguyên nhân khác như thông tin thị trường vẫn còn ít và thiếu minh bạch, sự thay đổi thường xuyên trong chính sách nhập khẩu của Nhà nước,…cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu sông hồng (Trang 54 - 59)