TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GIÀY THỂ THAO CỦA CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2004-

Một phần của tài liệu một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm giày thể thao sang thị trường eu của công ty cổ phần đầu tư và sản xuất giày thái bình (Trang 36 - 40)

CÔNG TY SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2004-2006

1. Đặc điểm thị trường

Sơ lược về thị trường EU:

+ EU là một thị trường rộng lớn bao gồm hầu hết các nước châu Âu với gần 4 triệu km2 và 500 triệu dân có thu nhập cao. EU đứng đầu thế giới về xuất khẩu dịch vụ, lượng đầu tư ra nước ngoài chiếm khoảng 47% FDI toàn cầu.

+ EU là nơi có mức sống cao và có mức tiêu thụ sản phẩm giày dép rất lớn, trung bình mỗi người dân tiêu dùng khoảng 5-6 đôi/năm, như vậy mỗi năm EU tiêu thụ hết khoảng 2 tỉ đôi giày các loại. Trong khi thị trường nội địa chỉ cung ứng được khoảng 40-45% nhu cầu, phần còn lại chủ yếu được nhập khẩu từ các nước ngoài EU, đặc điểm khác biệt lớn nhất giữa sản phẩm nhập khẩu và hàng nhập khẩu chủ yếu là sản phẩm nhập khẩu đều có giá thấp, chất lượng đa dạng từ thấp tới trung bình nhưng lại rất đa dạng về kiểu dáng mẫu mã nên rất được người dân EU ưa chuộng. Theo số liệu của Uỷ ban châu Âu cho thấy kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào EU đạt khoảng 2 tỷ USD vào năm 2005 chiếm 16,4% tổng nhập khẩu giày dép của EU. Tuy vậy Trung Quốc vẫn là nước dẫn đầu, chiếm khoảng 33,4% về lượng và 17,6% về giá trị nhập khẩu. Cũng một phần vì sản phẩm nhập khẩu có sức cạnh tranh về giá cả nên sản phẩm ở một số nước tại EU đã mất dần thị trường, sự kiện Uỷ ban châu Âu Eu kiện Việt Nam và Trung Quốc bán phá giá giày mũ da sang EU là một biện pháp để hộ bảo về thị trường của mình. Trước đây giày dép Việt Nam xuất khẩu sang EU là một trong những sản phẩm được hưởng ưu đãi do EU có một số hiệp định thương mại ưu đãi cho một số nước đang phát triển, nhưng nay giày mũ da Việt Nam đã bị áp thuế bán phá giá 10% khi xuất khẩu vào EU và đối với giày Trung Quốc là 16,5%. Điều này đã làm giảm hợp đồng của đối tác nước ngoài đến với Việt Nam và gây khó khăn trong việc cạnh tranh về giá đối với giày Trung Quốc

vốn đã được thế giới biết đến là nước có sản phẩm giày rẻ và đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã. Thực ra thế mạnh lớn nhất của ngành công nghiệp sản xuất giày Trung Quốc là nguồn nguyên liệu hầu như có sẵn trong nước, nếu nhập khẩu chỉ một phần không đáng kể nên giá trị đôi giày sản xuất ra khá rẻ chỉ khoảng 2-3 USD/đôi, trong khi đó cũng cùng một đôi giày tương tự sản xuất ở Việt Nam giá lên đến 5-6 USD/đôi. Hạn chế lớn nhất trong ngành gia công sản xuất lớn nhất ở Việt Nam là hầu hết nguyên liệu đều nhập khẩu, bởi trong nước không có nguồn sản xuất nguyên liệu, nếu có thì chất lượng rất kém không đảm bảo đủ tiêu chuẩn sản xuất. Nếu sản xuất được thì tổng chi phí lại rất lớn, lớn hơn cả nguồn nhập khẩu. Bên cạnh đó các nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu tại Việt Nam cũng không có càng làm cho giá giày sản xuất tại Việt Nam tăng cao. Đây là vấn đề khó khăn cho ngành công nghiệp giày nước ta nói chung và cho công ty giày Thái Bình nói riêng nên cần có chiến lược phát triển dài hạn để tránh những khó khăn trên chặng đường phát triển.

2. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU về ngành da giày

+ Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU đã được hình thành từ những năm của thập kỷ 90, khi hai bên ký các hiệp định về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật. Các hiệp định về hàng dệt may và giày dép được mở cửa và bãi bỏ hạn ngạch từ 1/1/1995 đánh dấu sự phát triển thương mại giữa EU và Việt Nam.

+ Buôn bán giữa Việt Nam và EU tăng nhanh trong những năm gần đây, từ 3,6 tỷ USD năm 1999 chiếm 17,3% tổng kim ngạch lên 8,2 tỷ USD năm 2005, trong đó sản phẩm chủ yếu là giày dép, dệt may, cà phê, chè, hạt tiêu... EU cũng là nơi có thị trường máy móc hiện đại tiên tiến, trở thành nguồn cung cấp cho ngành công nghiệp Việt Nam những máy móc trang thiết bị tốt nhất có thể. Đặc biệt là ngành sản xuất giày dép hầu hết được nhập khẩu từ EU, số còn lại chủ yếu nhập từ Đài Loan và Hàn Quốc.

+ Bên cạnh đó EU còn là nhà cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam. Trong đó lớn nhất là Pháp, Đức, Anh, Hà Lan...

3. Các quy định, tiêu chuẩn hoá của thị trường EU về hàng hoá nhập khẩunói chung nói chung

Tiến trình tự do hoá thương mại đã được tăng tốc bởi vòng đàm phán Uruguay, điều này có nghĩa rằng các hàng rào phi thuế quan như quota sẽ được bãi bỏ và các hàng rào thuế quan cũng sẽ bị cắt giảm. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là các nhà xuất khẩu có thể dễ dàng tiếp cận vào thị trường EU. Trên thực tế, việc tiếp cận thị trường EU trở lên khó khăn hơn nhiều do việc tăng nhanh những quy định về khía cạnh an toàn, sức khoẻ, chất lượng và các vấn đề về môi trường, xã hội. Việc bảo vệ môi trường và bảo vệ người tiêu dùng sẽ ngày càng được các nước quan tâm, do vậy để chiếm lĩnh thị trường này các doanh nghiệp cần hiểu biết các quy định của EU về các mặt hàng nhập khẩu để có kế hoạch phù hợp cho sản phẩm của mình.

Hiện tại Châu Âu có 3 cơ quan tiêu chuẩn hoá được công nhận là có khả năng trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá kĩ thuật, bao gồm: Uỷ ban tiêu chuẩn hoá kỹ thuật điện tử Châu Âu (CENELEC), Uỷ ban tiêu chuẩn hoá Châu Âu (CEN) và viện tiêu chuẩn hoá viễn thông Châu Âu (ETSI). Ba cơ quan này đã đưa ra các tiêu chuẩn của EU trong từng lĩnh vực riêng biệt và tạo ra “hệ thống tiêu chuẩn hoá Châu Âu”.

Các quy định và yêu cầu tiêu chuẩn hoá của thị trường EU:

- Tiêu chuẩn về quản lý chất lượng: Tiêu chuẩn này nói về những vấn đề liên quan đến phương thức quản lý của nhà sản xuất. Bao gồm các tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000, tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đã xây dựng nhóm tiêu chuẩn ISO 9000 được công nhận rộng rãi, làm nền tảng cho việc tổ chức quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng. Các nhà sản xuất được cấp giấy chứng chỉ ISO 9001 hay ISO 9002 đã thực sự sở hữu một tài sản quan trọng nhằm cải thiện danh tiếng doanh nghiệp, tạo lòng tin với khách hàng và người tiêu dùng, nâng cao uy tín, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm. Bên cạnh đó còn giúp doanh nghiệp nhìn thấy những điểm yếu kém của doanh nghiệp mình để hoàn thiện và nâng cao chất lượng ngày một tốt hơn.

Các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng là không bắt buộc đối với các sản phẩm nhập khẩu vào thị trường EU, việc đăng ký tiêu chuẩn quản lý chất lượng mang tính chất tự nguyện.

- Tiêu chuẩn về môi trường: Tại nhiều quốc gia Châu Âu có nhiều tiêu chuẩn về môi trường được đưa vào thành luật và một số mang tính tình nguyện. Để sản phẩm của mình có sức cạnh tranh các nhà sản xuất không chỉ biết quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn cần phải quan tâm đến những quy định về môi trường của sản phẩm bởi ngày nay người tiêu dùng đã thay đổi nhiều trong quan niệm tiêu dùng. Những sản phẩm mang tính bảo vệ môi trường cao sẽ được người dân ưu tiên hơn trong sự lựa chọn hàng hoá tiêu dùng của mình.

+ Chính sách quản lý chất phế thải: Chỉ thị 94/62/EEC của Uỷ ban

Châu Âu về đóng gói và chất thải bao bì đóng gói quy định các mức tối đa của các kim loại nặng trong bao bì và mô tả các yêu cầu đối với sản xuất và thành phần của bao bì. Bao bì phải được sản xuất mà số lượng và chất lượng được giới hạn tối thiểu để duy trì mức an toàn, tái thu hồi tái sử dụng, hạn chế tối đa chất độc hại, vệ sinh cần thiết đối với người tiêu dùng.

+ Nhãn hiệu sinh thái của EU và mỗi quốc gia dựa trên một sự đánh giá đầy đủ vòng đời của sản phẩm bao gồm cả vấn đề chất lượng và các khía cạnh xã hội, từ đó đem lại cho khách hàng sự lựa chọn khi mua sản phẩm được thiết kế, sản xuất đóng gói bao bì có thể vứt bỏ khi kết thúc vòng đời sản phẩm mà không làm ảnh hưởng đến môi trường. Từ đó khuyến khích các nhà sản xuất chế biến phải duy trì việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên. Hiện nay giày da là mặt hàng nằm trong 14 nhóm sản phẩm trong phạm vi chương trình gắn nhãn hiệu sinh thái của EU.

- Trách nhiệm xã hội:

Bên cạnh các tiêu chí quan trọng về chất lượng, về môi trường thì tiêu chí trách nhiệm xã hội cũng là một tiêu chí quan trọng mà các doanh nghiệp cần quan tâm khi xuất khẩu sản phẩm của mình sang thị trường EU. Tiêu chuẩn SA8000 là tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội với mục tiêu đảm bảo tính trong sạch

về đạo đức của nguồn cung cấp sản phẩm và dịch vụ. SA8000 quy định tiêu chuẩn cơ bản về lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, sức khoẻ và an toàn, quyền tự do thành lập các hiệp hội về đàm phán tập thể, phân biệt đối xử, các hình thức kỷ luật, giờ làm việc và chế độ công xá. Bản thân các yêu cầu trong tiêu chuẩn này dựa trên khuyến cáo của tổ chức lao động quốc tế ILO các thoả thuận và hiệp định của liên hợp quốc (nhân quyền và quyền trẻ em).

Đây là một tiêu chuẩn có tính chất tự nguyện và có thể áp dụng cho bất cứ doanh nghiệp hay tổ chức nào mà không kể quy mô hay ngành nghề.

- Thuế nhập khẩu và hạn ngạch: Hầu hết các quốc gia thành viên EU đều áp dụng hệ thống thuế Hải quan thông thường khi hàng nhập khẩu hàng từ bên ngoài EU. Trong các hiệp định thương mại có một số quy định ưu đãi được áp dụng cho nhiều quốc gia đang phát triển như hệ thống GSP – Generralized System of Preferences áp dụng từ 1/1/1995. Hiệp định này cho phép các sản phẩm từ ccs quốc gia có liên quan có thể nhập khẩu theo biểu suất thuế ưu đãi hoặc sản phẩm từ các quốc gia kém phát triển được miễn thuế nhập khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm tới các hiệp định này để tranh thủ các điều kiện có lợi cho sản phẩm của mình, làm tăng khả năng cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp mình trên thị trường EU.

Tất cả các doanh nghiệp muốn làm ăn ở Châu Âu đều phải tuân theo các quy tắc, hướng dẫn và chịu sự giám sát của Uỷ ban Châu Âu (EC), nhưng các doanh nghiệp cần biết rằng thị trường EU không phải là một thị trường đồng nhất. Các quy tắc luật lệ, các quy định về sản phẩm nhập khẩu là khác nhau, do vậy nếu doanh nghiệp không chú ý đến những điểm khác nhau đó để kịp điều chỉnh sản phẩm của mình cho phù hợp thì khả năng gặp thất bại sẽ rất cao.

Một phần của tài liệu một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm giày thể thao sang thị trường eu của công ty cổ phần đầu tư và sản xuất giày thái bình (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w