I. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
2. Nhân tố khách quan
Nhân tố khách quan là các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh, bất kì một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đều hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định. Trong đó chứa đựng rất nhiều cơ hội cũng như rủi ro có thể sảy ra cho các doanh nghiệp, để tồn tại phát triển vươn lên các doanh nghiệp không thể không biết cách nhận biết và nắm chắc các cơ hội đến với mình và cũng phải luôn biết cách tránh né, đề phòng những rủi do có thể sảy ra gây tác động không tốt tới các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động sản xuất xuất khẩu của công ty giày Thái Bình cũng không nằm ngoài sự tác động của các nhân tố khách quan này. Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh có thể có tác động đến hoạt động xuất khẩu của công ty bao gồm:
2.1 Chính sách pháp luật của Nhà nước:
- Chính sách pháp luật của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Mỗi doanh nghiệp đều được thành lập và hoạt động chính trên một quốc gia nhất định và phải tuân theo những quy định, hiến pháp, pháp luật của quốc gia đó. Chính vì vậy chính sách pháp luật của Nhà nước giống như môi trường để doanh nghiệp tồn tại duy trì trong đó, doanh nghiệp phải biết thích nghi tận dụng những lợi thế có được từ các chính sách này.
+ Chính sách đầu tiên tác động tới hoạt động xuất khẩu là các chính sách thuộc về các thủ tục xuất nhập khẩu như các thủ tục hải quan. Đối với một công ty có thị trường xuất khẩu lớn, đối tác làm ăn phân bố ở khắp các châu như công ty
giày Thái Bình thì hoạt động xuất khẩu diễn ra thường xuyên và liên tục. Do vậy các thủ tục hải quan có đơn giản, hay phức tạp sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả các hoạt động xuất khẩu, như ảnh hưởng tới thời gian, chi phí và hiệu quả thực hiện các đơn hàng xuất khẩu. Nếu các đơn hàng này được thực hiện suôn sẻ thì sẽ tạo ra ấn tượng tốt trong mắt các đối tác đối với công ty, nếu ngược lại thì có thể gây ảnh hưởng đến tiến độ vận chuyển hàng hoá, như vậy sẽ gây cho các đối tác có cái nhìn không mấy thiện cảm về chính sách của Nhà nước, giảm hợp đồng với công ty và thu hồi các quyết định đầu tư liên quan khác. Do vậy để tăng khả năng xuất khẩu của các công ty Nhà nước cần thực hiện cải tổ các chính sách liên quan đến các thủ tục hải quan, rút ngắn thời gian thực hiện và loại bỏ những thủ tục không cần thiết.
+ Yếu tố thứ hai tác động tới hoạt động xuất khẩu của công ty là thuế xuất khẩu mặt hàng giày dép. Hàng năm do lượng hàng xuất khẩu ra nước ngoài của công ty là rất lớn nên lượng doanh thu hàng năm không nhỏ hoạt động xuất khẩu mang lại của công ty Thái Bình là rất lớn, nên mức thuế suất xuất khẩu có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu của công ty. Nếu mức thuế xuất khẩu cao dẫn đến chi phí của công ty cũng bị đẩy cao lên điều này sẽ gây khó khăn cho công ty nếu tỉ lệ lãi của công ty trên mỗi đôi giày là thấp, không khuyến khích được các hoạt động xuất khẩu của công ty bởi khi lãi thấp công ty sẽ không có đủ nguồn vốn quay vòng cần thiết, chế độ lương thưởng cho công nhân viên cũng hạn chế. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty cũng khó khăn. Nhưng đồng thời công ty cũng không thể nâng giá giày cao lên được bởi yếu tố cạnh tranh trên thị trường.
+ Thuế nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất giày của Nhà nước cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu của công ty. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành mỗi đôi giày sản xuất ra từ đó ảnh hưởng đến tính cạnh tranh về giá giày công ty trên thị trường.
Ngày nay, khi nền kinh tế càng phát triển thì cơ chế chính sách, hành lang pháp lý của Nhà nước cũng càng thông thoáng hơn tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp trong nước phát triển ổn định. Đối với hoạt động xuất khẩu thì các chính sách về ưu đãi về thuế, khuyến khích xuất khẩu, đơn giản hoá trong các thủ tục xuất nhập khẩu của Nhà nước đã hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong việc giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian làm thủ xuất nhập khẩu, từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp về giá cả, thời gian thực hiện đơn hàng với đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó các chính sách về lao động, tiền lương tối thiểu, thời gian làm thêm, chính sách đầu tư, chính sách ưu đãi cho vay.. cũng đều ảnh hưởng hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp tới khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp. Ngành da giày là một trong 3 ngành mũi nhọn trong xuất khẩu nước ta, nó đứng thứ 3 sau dầu thô và dệt may, đồng thời nó cũng là ngành sử dụng nhiều lao động góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập cho người dân, góp phần giải quyết vấn đề xã hội nên được Nhà nước quan tâm và tạo điều kiện cho ngành phát triển. Trong năm 2006 vừa qua ngành đã gặp một số khó khăn do bị uỷ ban châu Âu (EC) kiện bán phá giày mũ da vào thị trường EU, vào tháng 4/2006 Việt Nam chính thức bị EU bắt đầu áp dụng thuế bán phá giá với mức 10%. Điều này đã làm cho các doanh nghiệp sản xuất giày mũ da gặp nhiều khó khăn do việc chi phí tăng cao gây tổn thất tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Trước tình hình này các cơ quan của các bộ ban ngành đã cùng cố gắng tìm cách tháo gỡ như tìm cách giúp các doanh nghiệp kháng kiện, tăng cường các chuyến công tác đến các nước thuộc liên minh EU tìm lời ủng hộ cho nền sản xuất da giày Việt Nam tạo thêm tiếng nói cho ngành trước uỷ ban châu Âu, đồng thời tăng cường hợp tác, tìm kiếm mở rộng thị trường giúp các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua thời kỳ khó khăn này.
2.2 Tính chất cạnh tranh của môi trường:
+ Tính chất cạnh tranh của môi trường được biểu hiện một phần qua số lượng các đối thủ, mức độ khó hay dễ khi ra nhập vào ngành hay rút lui khỏi ngành...Ngành gia công và sản xuât giày da là ngành đang rất phát triển ở nước ta nhưng hầu hết các doanh nghiệp chỉ gia công sản xuất cho nước ngoài tức gia công thuần tuý chứ không phải hình thức mua nguyên vật liệu bán thành phẩm,
đây là một điểm yếu của ngành sản xuất giày dép Việt Nam. Theo số liệu thông kê có tới 70% các doanh nghiệp xuất khẩu lớn là công ty liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài. Trong số 30% công ty Việt Nam tham gia vào sản xuất da giày lại có tới 70% làm gia công nên giá trị lợi nhuận đích thực mà ngành mang lại là không lớn. Như vậy môi trường cạnh tranh trong nước về gia công sản xuất giày là khá mạnh, các doanh nghiệp nước ngoài có thế mạnh về vốn, kinh nghiệm quản lý, công nghệ hiện đại tiên tiến. Các doanh nghiệp đến Việt Nam nhằm thu hút và sử dụng nguồn nhân công rẻ mạt và chế độ chính trị ổn định ở nước ta để phát triển sản xuất tăng lợi nhuận cho mình.
+ Hiện nay các đối tác chính của công ty là các khách hàng truyền thống như: Decathlon, BBC, International… với các thương hiệu nổi tiếng như: Reebok, Levi’, DC, Sketcher, Piston, Quicksilver…
+ Các đối thủ chính trong nước bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: công ty Pou Yuen Việt Nam, công ty Taekwang, công ty liên doanh Kainan…có thế mạnh hơn hẳn về vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý sản xuất, tiếp thị xuất khẩu, vì vậy những công ty này có tính cạnh tranh hơn hẳn về chất lượng, giá trị, thị trường xuất khẩu cũng rộng lớn hơn. Các đối thủ là doanh nghiệp ngoài quốc doanh như: Hừng Sáng, Bình Tiên, An Lạc. Đối với các công ty này công ty giày Thái Bình có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn về quy mô sản xuất và trình độ công nghệ.
+ Tuy hiện nay hầu hết các công ty đều có khách hàng và thị trường riêng cho mình nên việc ảnh hưởng nhau là ít nhưng trong tương lai một khi doanh nghiệp nào có lợi thế, có thế mạnh sẽ có khả năng mở rộng thị trường và tranh giành thị trường với các công ty khác trong ngành. Bên cạnh đó môi trường sản xuất giày xuất khẩu ở một số nước cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất nhập khẩu da giày của Việt Nam nói chung và của công ty Giày Thái Bình nói riêng. Trong đó ngành gia công chế biến da giày ở Trung Quốc, Thái Lan, Malaxia đang rất phát triển. Với lợi thế về nguồn nguyên vật liệu hầu hết có sẵn trong nước và chi phí nhân công cũng rẻ, Trung Quốc sản xuất ra một đôi giày với giá
chỉ từ 2-3 USD nhưng cũng đôi giày ấy ở Việt Nam chi phí lên tới 5-6 USD,đây là một lợi thế cạnh tranh vượt trội của Trung Quốc so với ngành da giày Việt Nam. Để cạnh tranh với Trung Quốc không còn cách nào khác ngoài việc Việt Nam phải xây dựng nguồn nguyên vật liệu trong nước có chất lượng tương đương với chất lượng của nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc phát triển theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất loại giày cao cấp tránh đụng hàng với Trung Quốc nhưng xem ra đây là những điều hết sức khó khăn cần có sự giúp đỡ từ phía chính phủ và các ban ngành mà không thể một sớm một chiều có thể làm được.
2.3 Nhà cung ứng:
- Nhà cung ứng là nhà cung cấp cho doanh nghiệp các nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho các hoạt động sản xuất. Đối với ngành sản xuất gia công giày hiện nay của nước ta nói chung và đối với hoạt động sản xuất xuất khẩu công ty giày Thái Bình nói riêng, nguồn nguyên vật liệu chính thường phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nguyên nhân chính bởi trong nước không có nguồn sản xuất nguyên vật liệu này hoặc nếu có sản xuất thì chất lượng không đảm bảo hoặc giá thành rất cao so với giá nhập khẩu. Hợp đồng sản xuất chỉ có thể được thực hiện tốt nếu quá trình sản xuất tốt, quá trình sản xuất tốt chỉ khi nào được đảm bảo nguồn nguyên vật liệu đầu vào đầy đủ cả về số lượng, chủng loại, mẫu mã, chất lượng và đúng thời hạn giao nhận. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu là rất quan trọng và có tác động lớn tới hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty. Công ty Thái Bình đã thực hiện các hoạt động hỗ trợ hay giúp các nhà cung ứng trong việc vận chuyển hàng hoá để duy trì các mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng và ngày càng thắt chặt hơn mối quan hệ này.
2.4 Yếu tố tỷ giá hối đoái:
- Đặc điểm của ngành sản xuất, gia công giày là nguyên vật liệu thường được nhập khẩu từ nước ngoài và sản phẩm sản xuất cũng được xuất khẩu bán cho đối tác nước ngoài nên tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu, lợi nhuận của công ty. Khi tỷ giá hối đoái tăng công ty có lợi hơn là khi tỷ giá hối đoái
giảm. Nguyên nhân là do công ty thực hiện các chi phí trả lương cho công nhân viên bằng tiền nội tệ. Thông thường trong giao dịch hợp đồng thường quy định sử dụng ngoại tệ để thanh toán và đó thường là đô la Mỹ, do vậy nếu không quan tâm tới yếu tố này doanh nghiệp rất dễ bị sai lệch trong tính toán đến chi phí, doanh thu và lợi nhuận như vậy sẽ gây thiệt hại cho công ty một khoản không nhỏ.
2.5 Xu hướng thay đổi nhu cầu tiêu dùng của khách hàng:
- Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều sản xuất gia công giày cho đối tác nước ngoài nên không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để nắm bắt rõ xu hướng thay đổi của khách hàng trong nhu cầu tiêu dùng sản phẩm giày dép như về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, giá cả...Tuy vậy, xu hướng thay đổi nhu cầu tiêu dùng đó có tác dụng gián tiếp tới hoạt động xuất khẩu thông qua số lượng, chủng loại, giá cả do bên đối tác yêu cầu. Bởi sản lượng, mẫu mã của hàng hoá xuất khẩu do bên đối tác chuyển sang sẽ trực tiếp phục vụ khách hàng khi công ty sản xuất thành sản phẩm hoàn chỉnh. Nếu nó phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng thì sẽ mang lại lợi ích cho cả ba bên nhưng nếu ngược lại thì không những đối tác nước ngoài chịu rủi ro mà ngay cả chính các doanh nghiệp trong nước cũng có hy vọng rất mong manh trong các đơn hàng tiếp theo.
2.6 Thương hiệu:
- Ngày nay thương hiệu là một yếu tố rất quan trọng trong việc kinh doanh buôn bán. Một thương hiệu tốt sẽ mang lại lợi thế cho doanh nghiệp trong việc chiếm lĩnh thị trường tạo niềm tin với khách hàng về sản phẩm. Thực tế hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất gia công đều chưa có thương hiệu cho sản phẩm giày dép của mình, mặc dù chất lượng giày dép sản xuất tại Việt Nam đạt những tiêu chuẩn của hàng cao cấp thế giới, bởi dày dép Việt Nam sản xuất xuất khẩu cho các hãng giày nổi tiếng thế giới rất nhiều, ví dụ như công ty Thái Bình hiện đang sản xuất giày cho hãng Reebok, Piston và nhà phân phối lớn tại châu Âu như Decathlon, Stilman...Đây là vấn đề khó khăn đối với các doanh nghiệp
trong nước bởi có nguồn vốn hạn hẹp không đủ điều kiện để quảng bá và tiếp thị trực tiếp tới khách hàng nước ngoài.