Môi trường kinh doanh trong nước

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may của tổng công ty dệt may hà nội sang thị trường hoa kỳ (Trang 35 - 37)

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thế giới, hiện tại và trong tương lai, Việt Nam cùng một số nước trong khu vực châu Á vẫn tiếp tục được xem là trung tâm sản xuất hàng may mặc lớn của thế giới. Trong đó, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Hoa kỳ dự định đạt 6,1 tỷ USD vào năm 2008. Nếu đạt mức kim ngạch xuất khẩu nói trên, Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ hai về cung cấp hàng dệt may vào thị trường Hoa kỳ, chỉ xếp sau Trung Quốc.

Chính sách hỗ trợ của Nhà nước được xem là nguồn lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt may nói chung và của Tổng công ty Dệt May Hà nội nói chung. Nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển, trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách quan trọng để khuyến khích đầu tư và mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt May đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10/3/2008 tại Quyết định 36/2008/QĐ-TTg. Chiến lược đưa ra mục tiêu cụ thể giai đoạn 2008-2910, ngành Dệt May tăng trưởng sản xuất hàng năm từ 16 – 18% , tăng trưởng xuất khẩu đạt 20%. Giai đoạn 2011 – 2020, tăng trưởng sản xuất hàng năm từ 12 -14%, tăng trưởng xuất khẩu đạt 15%. Doanh thu toàn ngành đến năm 2010 đạt 14.8 tỷ USD, tăng 22,5 tỷ USD vào năm 2015 và lên 31 tỷ trong đó xuất khẩu đạt 25 tỷ USD vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu đó cần sự nỗ lực rất lớn của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn Dệt May và sự giúp đỡ từ phía Nhà nước.

Môi trường đầu tư thông thoáng là một yếu tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và khuyến khích các nhà đầu tư trong nước bỏ vốn đầu tư vào ngành dệt may. Việc Việt Nam banh hành Luật đầu tư nước ngoài và Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi đã chứng tỏ chính phủ rất quan tâm đến các nhà đầu tư nước ngoài và các dự án đầu tư của họ. Sau khi luật đầu tư nước ngoài sửa đổi ra đời, các thủ tục xin cấp giấy phép đầu tư đã được cải thiện,

tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài và cho ngay cả bản thân các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình liên doanh với các đối tác nước ngoài. Ngoài ra, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước được ban hành đã thật sự tạo động lực to lớn, huy động nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế trong cả nước cùng đầu tư vào ngành dệt may.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may của tổng công ty dệt may hà nội sang thị trường hoa kỳ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w