Đặc điểm của ngành công nghiệp may Hoa kỳ

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may của tổng công ty dệt may hà nội sang thị trường hoa kỳ (Trang 44 - 46)

Ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm may của Hoa kỳ giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế và là ngành công nghiệp kỹ thuật tiên tiến, do thực hiện thay đổi cơ cấu và đầu tư vào máy móc. Ngành tiếp tục đầu tư vào thiết bị và công nghệ, hàng năm chi tới 3 tỷ USD để duy trì các thiết bị sản xuất hiện đại, trong đó công nghệ thông tin là quan trọng nhất.

Đây là một ngành sản xuất được phân hóa cao độ và đã thoát khỏi tình trạng tập trung lao động. Trong 26.000 cơ sở sản xuất có gần 2/5 là cơ sở có 4 hay ít hơn 4 lao động. Hơn một nửa xí nghiệp có số công nhân ít hơn 100 và lớn hơn 4. Các doanh nghiệp còn lại chủ yếu hoạt động theo quy mô rộng lớn. Trong một số lĩnh vực của ngành như đồ lót và trang phục vải bò, một vài công ty điều hành cả một thị trường rộng lớn.

Các nhà sản xuất sản phẩm may của Hoa kỳ đang phải tiếp tục đối mặt với cạnh tranh toàn cầu gay gắt và từ nhiều phía hơn lúc nào hết. Nhập khẩu giá rẻ buộc các nhà sản xuất trong nước phải giảm giá để duy trì sức cạnh tranh trên thị trường nội địa.

Để mài sắc cạnh tranh, nhiều công ty Dệt may của Hoa kỳ đang theo đuổi theo hướng xây dựng liên kết: thiết kế - nhãn hiệu – sản xuất – bán lẻ qua các việc :

+ Thay đổi cơ cấu hoạt động thông qua việc sáp nhập hoặc mua lại hoặc loại bỏ. Bằng việc sáp nhập, các công ty giành được thị trường và tăng thêm vốn. Việc mua lại và hợp nhất theo chiều dọc cho phép các công ty có khả năng đạt được hiệu quả do quy mô lớn và mở rộng phạm vi dịch vụ.. Việc tái cơ cấu ngành tập trung vào hai hướng: sáp nhập và tổ chức lại các công ty bằng cách tìm nguồn cung ứng từ nước ngoài, tập trung vào việc cải tiến thiết kế sản phẩm và hoạt động marketing.

Rất nhiều các công ty sản xuất quần áo và sản phẩm dệt sợi sau khi tổ chức lại đã chuyển từ công ty sản xuất sang công ty tiếp thị tiêu dùng. Những công ty này đã chuyển một phần sản xuất của họ ra nước ngoài, đặc biệt là Mêhicô và CBI ( Caribbean Basic Intitiative ). Điều này cho phép họ có thể cung cấp sản phẩm với giá cạnh tranh và có khả năng phản ứng nhanh với những thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng.

Các công ty bán lẻ trở thành các công ty sản xuất quần áo và các công ty sản xuất quần áo trở thành các công ty bán lẻ là một xu hướng phổ biến trong những năm gần đây. Xu hướng này đã tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm bớt trung gian. Các công ty bán lẻ và các công ty sản xuất hội nhập với nhau sẽ giúp họ kiểm soát toàn bộ quá trình, bao gồm các yếu tố chất lượng, thời gian và khả năng đáp ứng nhanh chóng sự thay đổi nhu cầu.

+ Tập trung vào lỗ hổng có lợi trên thị trường và đa dạng hóa sản phẩm. + Cải thiện năng suất thông qua đầu tư mới

+ Xây dựng các quan hệ đối tác chiến lược với các nhà sản xuất của Hoa kỳ với các nhà bán lẻ ngày càng chặt chẽ hơn.

+ Xây dựng hệ thông “ Đáp ứng nhanh” với kỹ thuật thông tin vi tính tự động định hướng để tăng thêm tính linh hoạt đồng bộ và cạnh tranh. Đây là một biện pháp được coi là ưu thế và được các nhà sản xuất Hoa kỳ tận dụng nhiều nhất.

Nhiều công ty đang sử dụng công nghệ mới để xây dựng chương trình cải thiện hệ thống kiểm tra chất lượng.

Các công ty sản xuất sản phẩm may cũng không ngừng đầu tư nghiên cứu các kỹ thuật mới để tăng sức cạnh tranh.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may của tổng công ty dệt may hà nội sang thị trường hoa kỳ (Trang 44 - 46)