Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm may Hoa kỳ

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may của tổng công ty dệt may hà nội sang thị trường hoa kỳ (Trang 46 - 48)

Hiện Hoa kỳ là nước tiêu thụ lớn nhất thế giới về hàng dệt may với tổng giá trị tiêu thụ khoảng 190 tỷ USD, trong khi đó sản xuất nội địa chỉ cung cấp khoảng 105 tỷ USD. Do vậy để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hàng năm nước này vẫn phải nhập khẩu hàng dệt may vào khoảng 85 tỷ USD.

Có thể tóm tắt xu hướng thay đổi nhu cầu về sản phẩm may trên thị trường Hoa kỳ như sau:

- Những người từ độ tuổi 45 trở lên ở Mỹ có xu hướng giảm chi tiêu cho các sản phẩm may mặc. Bởi vậy họ luôn lựa chọn sản phẩm phù hợp với họ. Trong khi đó, trên thị trường Hoa kỳ, sản phẩm của Tổng công ty Dệt May Hà Nội đang có lợi thế cạnh tranh về giá cả.

- Những người từ độ tuổi 65 ít quan tâm đến thời trang mà chú ý nhiều hơn đến sự thoải mái và tiện dụng.

- Sự quan tâm đến những quần áo có gắn thương hiệu của đối tượng thanh thiếu niên Mỹ là một tín hiệu tốt đối với các công ty tiếp thị thương hiệu. Thanh thiếu niên Mỹ đang trở thành lực lượng tiêu dùng quan trọng ở Hoa kỳ do họ có thu nhập cao hơn và tỷ lệ dành cho mua sắm quần áo rất lớn.

Ngoài các thương hiệu do các công ty sản xuất quần áo đã tạo dựng từ trước, những thương hiệu riêng của các công ty bán lẻ độc quyền đã trở nên ngày càng quen thuộc và tạo được sự tín nhiệm với khách hàng nhờ sự hỗ trợ của những hoạt động Marketing và thủ pháp định giá cạnh tranh. Người tiêu dùng ngày càng quen với các thương hiệu mang tính quốc gia với sự ổn định về chất lượng và điều này đã tạo sự phát triển nhanh chóng của các thương hiệu riêng. Xu hướng này có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của hàng nhập khẩu. Các nhà cung cấp này muốn tiêu thụ được hàng của mình thì phải bỏ ra một chi phí rất lớn để trực tiếp hoặc thông qua các công ty tiếp thị tạo dựng một thương hiệu riêng được người tiêu dùng chấp thuận, nếu không họ phải chấp nhận sản phẩm của mình gắn những thương hiệu đã có uy tín trên thị trường và tất nhiên nhà sản xuất cũng phải trả phí thuê thương hiệu cũng như đáp ứng một số điều kiện về chất lượng, giá cả của người cho thuê nhằm đảm bảo uy tín của họ.

Người tiêu dùng hiện nay có khuynh hướng mặc quần áo theo phong cách tự do như áo thể thao, áo thun, sơ mi ngắn tay… chứ không thích các loại quần áo có tính cố định.

Sự phân hóa nhu cầu thành những phân đoạn thị trường đặc trưng là tín hiệu cho phép các nhà sản xuất tập trung phát huy ưu thế trong từng phân đoạn thị trường mục tiêu.

Một xu hướng đang làm thay đổi nhu cầu về hàng may mặc là người tiêu dùng có ít thời gian đến cửa hàng hơn trước, vì vậy việc mua sắm từ nhà qua tivi, video, catalogue và gần đây nhất là qua mạng Internet ngày càng gia tăng. Kinh doanh điện tử qua mạng Internet đang trở thành động lực chính để tăng trưởng kinh tế và trong công nghiệp may nó giúp liên kết dễ dàng tất cả các giai đoạn của các quá trình từ sản xuất đến phân phối. Internet bắt đầu xác

định lại quan hệ giữa nhà sản xuất và người bán lẻ, vì dường như người bán lẻ đang trở nên không cần thiết nữa để bán hàng may mặc.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may của tổng công ty dệt may hà nội sang thị trường hoa kỳ (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w