Giải pháp đẩy mạnh hoạt động Marketing trên thị trường Hoa

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may của tổng công ty dệt may hà nội sang thị trường hoa kỳ (Trang 50 - 55)

* Tổ chức nghiên cứu thông tin thị trường Hoa kỳ.

Nghiên cứu thông tin thị trường đặc biệt quan trọng đối với sản phẩm may do đặc điểm của nhóm hàng này là sự nhạy cảm, yêu cầu cao về sự phù hợp với các tiêu chuẩn xã hội, truyền thống văn hóa, xu hướng thời trang… Bởi vậy, việc tìm hiểu thị trường Hoa kỳ, các quy định hiện hành, luật pháp về xuất nhập khẩu sản phẩm may là rất quan trọng. Tổng công ty đã quan tâm đến vấn đề này nhưng các hoạt động tìm hiểu thị vượt quá khả năng tài chính của doanh nghiệp. Do đó, hoạt động này cần sự hỗ trợ rất lớn từ phía Nhà nước như:

- Chính phủ cần hỗ trợ để thiết lập một hệ thống thông tin về thị trường cho các doanh nghiệp dệt may trong nước nhằm tạo thế chủ động cho các doanh nghiệp trong việc xuất khẩu sản phẩm.

- Cần thành lập một hệ thống thông tin quốc gia dựa trên những thành tựu mới của kỹ thuật tin học và viễn thông để có thể hòa nhập vào hệ thống thương mại của khu vực và trên thế giới. Bộ công thương, Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Hiệp hội dệt may Việt nam cần phối hợp thống nhất trở thành đầu mối giới thiệu khách hàng, liên kết các doanh nghiệp để tạo điều kiện mở rộng thị trường và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp.

- Bộ công thương và thương vụ Việt Nam tại Hoa kỳ cần làm tốt nhiệm vụ thu thập và phổ biến thông tin về thị trường, đồng thời làm tốt công tác dự báo để định hướng cho sản xuất, phát triển các sản phẩm mới và xuất khẩu. Các đơn vị như Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Bộ công thương, Trung tâm đầu tư và phát triển Việt Nam cần tích cực tổ chức các cuộc hội thảo với các chủ đề khác nhau nhằm cung cấp các thông tin cần thiết, kinh nghiệm thực tế cho các doanh nghiệp dệt may trong nước nói chung và Tổng công ty Dệt May Hà nộ nói riêng.

- Nhà nước nên tạo điều kiện cho các hoạt động như tổ chức các đoàn đi khảo sát thị trường Mỹ trong mức độ cho phép, tổ chức giới thiệu hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Mỹ thông qua các hội chợ, triển lãm, cung cấp thông tin về thị trường Mỹ cũng như các đặc điểm kinh tế - xã hội, quy định luật pháp, chính sách thương mại của thị trường này cho các doanh nghiệp.

- Tổ chức các hội nghị chuyên đề về thị trường Mỹ có sự phân công và phối hợp giữa Tập đoàn Dệt May Việt nam và các doanh nghiệp với sự hỗ trợ về phía nhà nước về việc lập các Văn phòng đại diện tại một số thị trường nước ngoài một cách thiết thực và có hiệu quả.

Để có nguồn thông tin về thị trường Hoa kỳ, doanh nghiệp có thể liên hệ với một số địa chỉ sau:

Thương vụ sứ quán Việt Nam từ Washington Email: vinatrade @aol.com

Đại sứ quán Hoa kỳ - số 7 Láng Hạ

Phòng thương mại Hoa kỳ - Số 59 Lý Thái Tổ Đại sứ quán Việt nam tại Mỹ

Đây là những kênh thông tin quan trọng cho doanh nghiệp khi muốn làm ăn với các đối tác Mỹ.

* Tăng cường quảng bá nhãn hiệu hàng hóa

Quảng bá tên, nhãn hiệu của công ty ngay tại thị trường Mỹ là việc cần được coi trọng. Để làm được việc này, Tổng công ty Dệt May Hà nội cần có các biện pháp sử dụng và khai thác tốt các phương tiện thông tín đại chúng hiện nay, đặc biệt là phương pháp kinh doanh trên mạng. Công ty cần cnaang cao chất lượng website để giới thiệu quảng bá tên, nhãn hiệu và truyền thống của mình đến các đối tác nước ngoài.

* Tạo lập tên tuổi và khẳng định uy tín của sản phẩm may của công ty trên thị trường Mỹ bằng cách:

- Tập trung đầu tư đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến trong khâu thiết kế và tạo mẫu mốt. Chưa có đủ hiểu biết về yêu cầu, thị hiếu của thị trường Mỹ nên việc quan tâm thích đáng về tạo mẫu, sử dụng các thiết bị chuyên dùng trong thiết kế, cắt may là hết sức cần thiết.

- Trước mắt, Tổng công ty nên xây dựng kế hoạch hợp tác với viện mẫu thời trang, các trung tâm mốt quốc tế hoặc thuê chuyên gia nước ngoài, tiến

tới hình thành các xưởng thời trang, các trung tâm thiết kế mẫu mốt ở các công ty may. Tổng công ty cần coi trọng việc thiết kế mặt hàng với các mẫu mốt phù hợp. Đặc biệt là xây dựng cho bản thân một phong cách nhãn hiệu lâu dài và các bộ sưu tập theo mùa mà như phương pháp kinh doanh của các tập đoàn phân phối dệt may lớn trên thế giới thường làm.

- Tổ chức tốt công tác tiếp thị và thông tin quảng cáo. Một kinh nghiệm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc hay Thái Lan là cử nhân viên tiếp thị mang sản phẩm mẫu đi chào hàng các công ty nhập khẩu hàng dệt may Mỹ. Để có bước đi này cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng – tìm hiểu kỹ về hệ thống tiêu thụ sản phẩm may ở Mỹ thông qua phòng thương mại, đại diện thương vụ Việt Nam tại Mỹ,… và một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm. Phương pháp tiếp thị thứ hai cũng được nhiều doanh nghiệp sử dụng là thuê chính nhân viên tiệp thị người Mỹ dưới hình thức trả hoa hồng theo hợp đồng được ký.

Thông tin quảng cáo nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp với người tiêu dùng và đối tác nước ngoài. Thông qua công tác quảng cáo, khách hàng có được những hiểu biết nhất định về doanh nghiệp. Tổng công ty Dệt May Hà nội có thể áp dụng một số biện pháp thông tin quảng cáo sau:

- Xuất bản Catalogue: Trong đó bao gồm toàn bộ nội dung giới thiệu chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Các mẫu mã hàng xuất khẩu được in thành tranh ảnh và có chú thích cụ thể cho từng mẫu mã hàng bao gồm: chất liệu vải, giá chào hàng, ký mã hiệu sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi tham khảo, giao dịch và đi đến quyết định mua hàng.

- Hàng năm Tổng công ty cho xuất bản lịch treo tường hoặc các sản phẩm có tính chất lưu niệm và biểu trưng hình ảnh của doanh nghiệp làm quà tặng cho khách hàng.

- Quảng cáo trên các phương tiện đại chúng như báo chí, truyền hình, Internet bằng tiếng Việt và tiếng Anh để người tiêu dùng, nhà kinh doanh có thể nhận biết được các sản phẩm may xuất khẩu của công ty.

* Thành lập đại diện thương mại của Tổng công ty Dệt May Hà nội tại Mỹ

Trong điều kiện xu thế hội nhập đang phát triển mạnh mẽ, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO thì thị trường trở thành vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Thị trường Hoa kỳ được các chuyên gia kinh tế đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng những cũng lắm trở ngại. Vì vậy việc tổ chức các văn phòng xúc tiến thương mại tại thị trường Hoa kỳ để quản lý và định hướng cho hoạt động xuất khẩu có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Bộ phận xúc tiến thương mại chịu trách nhiệm đảm bảo cung cấp cho Tổng công ty những thông tin về thị trường và điều kiện pháp lý khi thâm nhập thị trường Hoa kỳ. Tổng công ty có thể được tư vấn miễn phí tại các đại sứ quán, lãnh sự quán và đại diện thương mại của Tập đoàn dệt may Việt nam ở Hoa kỳ. Ngoài ra Nhà nước nên tài trợ cho các chuyến công tác sang Hoa kỳ, tạo điều kiện cho công ty tham gia các hội trợ triển lãm quốc tế trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm. Đồng thời thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về thị trường Hoa kỳ nhằm nâng cao trình độ hiểu biết và kinh nghiệp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Trước mắt, phòng thương mại Việt Nam và một số công ty tư vấn tại Hoa kỳ cần làm tốt các nhiệm vụ sau:

- Đảm bảo cung cấp cho Tổng công ty Dệt May Hà nội và các doanh nghiệp dệt may trong nước những kết quả phân tích có chất lượng về điều kiện pháp lý và kinh doanh tại thị trường Hoa kỳ.

- Xúc tiến xuất khẩu sản phẩm may với mục đích tăng cường kinh tế, đảm bảo việc làm hiện có và tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới.

Về lâu dài, để tăng kim ngạch xuất khẩu nói chung cần thiết lập hệ thống các trung tâm thương mại tại một số thành phố lớn như Newyork, LosAngeles, Sanfrancisco, Boston…nhằm tạo cầu nối, giảm chi phí giao dịch cho các công ty dệt may tring nước. Các trung tâm này có thể do Nhà nước bảo trợ hoặc kết hợp với các công ty của Mỹ và Việt kiều tổ chức.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm may của tổng công ty dệt may hà nội sang thị trường hoa kỳ (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w