Quá trình đô thị hóa và những vấn đề xã hội nảy sinh

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển nhà ở tại hà nội (Trang 30 - 31)

I. vài nét về kinh tế xã hội của Thủ đô có ảnh hởng đến đầu t phát triển

2. Quá trình đô thị hóa và những vấn đề xã hội nảy sinh

Đô thị hoá theo cách đơn giản nhất có thể hiểu là quá trình mở rộng về diện tích, tăng lên về dân số của một đô thị song song với quá trình phát triển kinh tế của đô thị đó. Tuy nhiên khái niệm này cha thật đầy đủ bỏi lẽ nó mới đợc hiểu trong ý nghĩa là hệ quả của quá trình phát triển đô thị nói chung của nền kinh tế hơn là một tác nhân cần phải đợc xem xét, giải quyết. Đô thị hóa diễn ra ở hầu hết trên thế giới đặc biệt là những khu vực đang phát triển nh Châu á, ngời ta không coi đây là vấn đề tiêu cực tuy nhiên đô thị hóa nhanh một cách tự phát hoặc do mong muốn mở mang đô thị nhng cha đủ điều kiện đảm bảo hết cấu hạ tầng thì sẽ đồng nghĩa với lạc hậu và đi ngợc lại yêu cầu văn minh vốn cần có của đô thị.

Mặc dù đô thị hóa đợc định nghĩa là sự tăng lên về dân số nói chung ở những địa phơng nhất định nhng phần lớn trong số đó là tăng cơ học còn tăng tự nhiên thì gần nh không đáng kể. Sở dĩ vậy vì tăng tự nhiên diễn ra tại tất cả các vùng, địa phơng dù Thành phố hay nông thôn, đồng bằng hay miền núi tuy mức độ có khác nhau còn sự tăng cơ học thì tập trung vào một số đô thị lớn và vừa có sức thu hút mạnh trên một hay một số mặt nào đó. Chính sự gia tăng đột biến về dân số cơ học đã làm phá vỡ sự cân bằng của các đô thị, cung về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội giờ đây đã không đáp ứng đợc nhu cầu của số lợng dân số tăng lên hàng ngày. Đó chính là mặt trái của đô thị hóa.

Nh đã trình bày ở phần trên Hà Nội là một trung tâm về kinh tế của cả nớc, các lĩnh vực của nền kinh tế hoạt động rất sôi nổi đặc biệt là hai lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ thu hút một lợng lao động lớn không chỉ ở tại Hà Nội và những địa phơng lân cận mà ngay cả với các địa phơng khác trong cả nớc. Có thể giải thích lý do chủ yếu của sự di chuyển lao động dân c về khu vực nội thành nh sau:

Quá trình công nghiệp hóa ở Thủ đô cũng đồng thời là quá trình sắp xếp và cơ cấu lại lực lợng lao động xã hội, chuyển dần lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ tạo nên sự di dân từ ngoại thành vốn tham gia sản xuất nông nghiệp vào nội thành.

 Một hệ quả của công nghiệp hóa là tình trạng thiếu việc làm ở những vùng nông thôn do hai yếu tố một là bình quân diện tích đất đai trên đầu ngời thấp, hai là quá trình cơ giới hóa, hiện đại hóa làm giảm yếu tố đầu vào là lao động. Theo thống kê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ quỹ thời gian lao động trong năm của một lao động nông thôn đã giảm từ 75% năm 90 xuống còn 65% năm 2000, đặc biệt những địa phơng không phát triển đợc ngành nghề dịch vụ thì hầu hết mới chỉ sử dụng hết khoản 50% quỹ thời gian trong năm.

 Do sự chênh lệch về mức sống, về thu nhập giữa nông thôn và Thành phố khiến ngời lao động ở nông thôn luôn có xu hớng bị thu hút tới các đô thị. Hơn thế nữa một Bộ phận nông dân đặc biệt là lớp trẻ muốn đi ra các vùng đô thị, các trung tâm công nghiệp để mu cần cuộc sống mới. Đối với nhiều ngời trong số họ đô thị là một vùng đất hứa ở đó chẳng những điều kiện sinh hoạt khá, hạ tầng cơ sở, dịch vụ xã hội đầy đủ, đa dạng mà tìm kiếm việc làm với mức thu nhập cao cũng dễ dàng hơn.

Những nguyên nhân trên đã giải thích cho tình trạng dân số Hà Nội tăng ngày một nhanh trong giai đoạn hiện nay. Năm 2000, dân số Hà Nội có 2734, nghìn

ngời tăng 7,1 lần so với năm 1954. Tính đến hết ngày 31/12/2000 mật độ dân số trung bình toàn Thành phố là 2993 ngời/km2 trong đó quận Đống Đa là 34.367 ngời/km2, quận Hoàn Kiếm là 32.684 ngời/km2 - là mật độ dân số cao nhất cả nớc. Một điều đáng chú ý là trong khi mức tăng dân số năm 2000 là 3,3% thì tăng tự nhiên chỉ 1,087% còn lại là tăng cơ học là 2,213%, gáp gần 2 lần. Điều này cho thấy hàng năm Hà Nội phải tiếp nhận khoản hơn 100.000 lao động ngoại tỉnh đấy là cha kể đến gần 20.000 lao động từ các tr- ờng Đại học và Trung học chuyên nghiệp tốt nghiệp ở lại tìm việc làm. Tình trạng này dẫn đến sức ép về nhiều mặt trong đó quan trọng nhất là vấn đề nhà ở cho những đối tợng này.

Dù làm nghề gì và thu nhập bao nhiêu thì ngời ta cũng cần một chỗ ở để duy trì cuộc sống cho dù là ổn định hay tạm bợ. Nhóm ngời lao động ngoại tỉnh có nhu cầu về nhà ở rất đa dạng. Những ngời có khả năng mua và sở hữu một căn nhà tại Hà Nội không nhiều đa phần thuộc đối tợng có chuyên môn, trình độ, làm việc trong những lĩnh vực có thu nhập ổn định hay đã làm ăn lâu năm tại Hà Nội. Những đối tợng có thu nhập trung bình, trình độ ở mức nhất định (sinh viên mới ra trờng, công nhân tại các nhà máy, xí nghiệp, lao động trong các ngành nghề truyền thống...) thì hầu nh không có khả năng mua nhà gắn với đất, mà chỉ có thể mua những căn hộ tập thể đã xuống cấp hay đi thuê nhà. Còn một lực lợng nữa rất đông đảo là những ngời chuyên làm những công việc phổ thông, bình dân nh giúp việc, bán hàng rong bốc vác... thì khả năng chỉ cho phép họ ở trong những nhà trọ cũng là dạng "bình dân" với chi phí dới 5000đ/ngời/ngày. Với nhu cầu và khả năng rất phong phú nh vậy, để giải quyết vấn đề nhà ở cho ngời lao động ngoại tỉnh đòi hởi Thủ đô phải có những chủ trơng chính sách phát triển nhà ở thích hợp vừa đảm bảo chỗ ăn ở cho họ yên tâm làm việc vừa đảm bảo cho Thành phố phát triển bền vững.

Ii. sự cần thiết phải đầu t phát triển nhà ở theo mô hình đự án tại hà nội

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển nhà ở tại hà nội (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w