3.2.1 .Mục tiêu và phương hướng phát triển chung
3.2.2. Phương hướng phát triển hoạt động nhập khẩu
Bên cạnh những biện pháp chung đó, những hướng chính để Công ty phát triển hoạt động nhập khẩu trong thời gian tới là:
Thứ nhất, Công ty cơ cấu lại các mặt hàng nhập khẩu với tỷ trọng thích
hợp hơn. Đồng thời giảm bớt việc nhập ngoại các trang thiết bị, vật tư và nguyên vật liêu sản xuất mà trong nước có thể đáp ứng được.
Thứ hai, Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ XNK, tăng cường chuyên
môn và các nghiệp vụ cũng như đầu tư hỗ trợ các công cụ cần thiết trong giao dịch, mở rộng và tìm kiếm các đối tác mới.
Thứ ba, Hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả của quy trình nhập
khẩu hàng hố, máy móc thiết bị công nghệ của Công ty.
Thứ tư, Đẩy mạnh công tác nghiên cứu về nhu cầu của các Công ty
thành viên để có kế hoạch chủ động nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ kiện phục vụ sản xuất. Mặt khác cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu nhu cầu về thị trường như về dung lượng thị trường, giá cả hàng hoá, các nhân tố ảnh hưởng để tổ chức các hoạt động nhập khẩu như lựa chọn nhà cung ứng, chọn thời điểm mua hàng và thực hiện việc đầu tư vào các dự án mang lại hiệu quả cao nhất.
Trong năm 2007: Giá trị kim ngạch nhập khẩu dự tính phấn đấu đạt 30 triệu USD, trong đó có khoảng 15-17 triệu USD nhập khẩu trực tiếp. Công ty dự kiến một số mặt hàng nhập khẩu chính với số lượng như sau:
− Nhập khẩu Sơđa cung cấp cho các Cơng ty sản xuất kính như: VFG 31.000 tấn, VIFG 22.000 tấn, Đáp Cầu 3.000 tấn, các nhà máy kính khác ngồi Tổng cơng ty như Kính Cẩm Phả, Trường Phong,…khoảng 5.000 - 8.000 tấn.
− Nhập khẩu kinh doanh một số hoá chất tạo màu dùng trong sản xuất kính như: Selen, Cobalt oxit Niken, Oxit sắt, Sơn, Bạc nitrat,… để cung cấp cho các nhà máy kính trong và ngồi Tổng cơng ty với doanh số khoảng 2.500.000 USD.
− Nhập khẩu kinh doanh một số mặt hàng thiết bị vệ sinh, hàng trang trí nội thất, hợp tác với một số hãng nước ngoài để xin làm đại lý phân phối giới thiệu sản phẩm tại thị trường Việt Nam.
− Nhập khẩu uỷ thác các dây chuyền thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng cung cấp cho các đơn vị trong và ngồi Tổng cơng ty nhằm nâng cao doanh thu và hiệu quả kinh doanh.
3.3. Tình hình thị trường nhập khẩu của Cơng ty.
Thị trường nhập khẩu cũng là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của hoạt động nhập khẩu nói chung cũng như quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu nói riêng. Vì vậy, trước khi đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm hồn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera, chúng ta cũng nên đưa ra những nhận xét về tình hình thị trường nhập khẩu hiện tại của Công ty. Những nhận xét mang tính định lượng bao giờ cũng chính xác và tốt hơn cả, tuy nhiên ở đây do hạn chế về mặt thời gian, số liệu cũng như vượt q khả năng tìm hiểu của khố luận nên em chỉ xin đưa ra những nhận xét định tính mang tính khái quát về tình hình thị trường nhập khẩu hiện tại của Cơng ty như sau:
Nhìn chung thị trường nhập khẩu của Cơng ty chủ yếu là các nước có nền sản xuất thuỷ tinh, gốm khá tiên tiến trên thế giới như: Italy, Tây Ban Nha (nhập khẩu dây truyền sản xuất, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, gạch nát nền…), Đức, Nga, Nhật bản (nhập khẩu hố chất, máy móc thiết bị…), Trung Quốc, Đài Loan (nhập khẩu thạch cao, hố chất…), Thái Lan, Inđơnêsia (nhập khẩu kính)… Để xác định được các thị trường này, Công ty đã phải tiến hành nghiên cứu, đánh giá và tiến hành nhập khẩu có chọn lọc các mặt hàng thiết yếu với chất lượng cao nhất và giá cả hợp lý nhất.
3.3.1. Thị trường Châu Âu.
Các nước Châu âu như: Italy, Tây Ban Nha, Nga, Đức… là cái nôi của các hãng sản xuất gốm sứ nổi tiếng, sở hữu các công nghệ sản xuất thuỷ tinh và gốm xây dựng tiên tiến nhất trên thế giới. Thị trường này không chỉ là nơi cung cấp các máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho việc sản xuất gạch, kính, gốm sứ… mà nó cịn là nơi cung cấp một sản lượng lớn các sản phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng cao cấp với chất lượng và mẫu mã tuyệt vời, có nhãn mác nổi tiếng và được đánh giá là thuộc “chiếu trên” trong làng thuỷ tinh và gốm xây dựng thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có quan hệ khá tốt đẹp với các nước này nên việc nhập khẩu hàng hố của Cơng ty từ các quốc gia này diễn ra khá suôn sẻ. Do vậy, đây là một thị trường nhập khẩu ổn định của Cơng ty. Tuy nhiên, các mặt hàng có chất lượng tốt thì thường dẫn đến một hệ quả là giá cả của các mặt hàng đó thường cao hơn so với giá cả các sản phẩm ở các thị trường khác, thêm vào đó là do khoảng cách về mặt khơng gian địa lý làm cho chi phí vận chuyển hàng hố trong q trình nhập khẩu rất lớn, từ đó đẩy giá thành của các mặt hàng nhập khẩu lên cao, làm giảm bớt hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu của Cơng ty. Đây chính là khó khăn mà Cơng ty gặp phải khi nhập khẩu ở các thị trường này.
3.3.2. Thị trường Trung Quốc và nhật Bản.
Trong thời gian qua Công ty đã tiến hành nhập khẩu từ hai thị trường Châu Á này nhiều hơn cả do vị trí địa lý đó là những nước gần Việt Nam, đã bn bán lâu dài và có những sản phẩm giá thành rẻ, phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh tốn của thị trường.
• Thị trường Nhật Bản.
Nhật Bản là thị trường cung cấp máy móc thiết bị trong lĩnh vực sản xuất thuỷ tinh và gốm xây dựng cũng vào loại tiên tiến trên thế giới, không thua kém các nước như: Italy, Tây Ban Nha, Anh, Mỹ… Bao thế kỉ qua,
người Nhật đã làm đồ gốm, đồ sứ ở nhiều nơi trên khắp đất nước. Dù chịu ảnh hưởng của Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên nhưng gốm sứ Nhật Bản vẫn phát triển theo phong cách rất riêng, độc đáo và đầy tính sáng tạo. Gốm sứ xây dựng Nhật Bản phong phú các chủng loại, đa dạng về màu sắc và kiểu dáng, tinh tế ở độ nhẵn bóng trên bề mặt và giá cả thì phải chăng so với giá cả các sản phẩm gốm sứ xây dựng trên thế giới. Từ năm 1999, Việt Nam và Nhật Bản đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc nên các hàng hoá của Việt Nam nhập khẩu về từ Nhật Bản sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi. Có thể nói, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu vô cùng thuận lợi của Công ty. Vậy nên trong những năm qua giá trị các mặt hàng mà Công ty nhập khẩu về từ Nhật Bản luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các thị trường mà Cơng ty nhập khẩu.
• Thị trường Trung Quốc.
Những năm gần đây, “hàng Trung Quốc” đã trở thành một “khái niệm toàn cầu” khiến tất thảy các nền kinh tế từ nhỏ tới lớn đều lo lắng. Nhật Bản, Mỹ và một số nước Châu Âu đã phải ban hành một số biện pháp nhằm ngăn chặn làn sóng hàng Trung Quốc tràn ngập vào các thị trường này. Các mặt hàng thuỷ tinh và Gốm xây dựng cũng là một trong những thế mạnh của Trung Quốc. Trung Quốc vốn là nước có bề dày và nổi tiếng về ngành thuỷ tinh và gốm sứ. 2-3 năm trở lại đây, ngành thuỷ tinh và gốm sứ Trung Quốc với công suất chiếm hơn phân nửa tổng công suất sản xuất tồn cầu đã có những bước điều chỉnh nhỏ, nhưng vừa đủ để cùng kết hợp với nhiều con đường đã thâm nhập trở lại thị trường Asean. Các sản phẩm thuộc ngành thuỷ tinh và gốm sứ Trung Quốc tuy chất lượng không vào loại cao cấp nhưng mức giá thấp, mẫu mã phong phú đa dạng, đẹp mắt, nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng vẫn tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt. Trong đó, Trung Quốc đặc biệt có ưu thế trong việc cung cấp các nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất các sản
phẩm thuỷ tinh và gốm xây dựng như: thạch cao, hố chất, Sơđa…Dự đoán trong thời gian tới đây sẽ là thị trường cung cấp các mặt hàng thuộc ngành thuỷ tinh và gốm xây dựng rất lớn của thế giới.
3.3.3. Thị trường các nước Asean.
Đây là thị trường có quan hệ gần gũi, lâu năm với Việt Nam và có vị trí địa lý gần với Việt Nam do đó hàng hố của Cơng ty nhập khẩu từ các thị trường này về có nhiều thuận lợi như: vận chuyển hàng hố tương đối dễ dàng, chi phí thấp, ít rủi ro… Mặt khác, các nước Asean đã ký hiệp định về ưu đãi thuế quan chung Asean (CEPT) mà trong đó mặt hàng thuỷ tinh và gốm xây dựng là một trong 15 mặt hàng thuộc chương trình giảm thuế nhanh có hiệu lực vào năm 2000 nên hàng hố của Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này được hưởng mức thuế suất ưu đãi hơn rất nhiều so với các nước ngoài Asean. Đây là một thuận lợi rất lớn cho Công ty.
Trên đây là vài nét khái quát chung về thị trường nhập khẩu của Công ty. Đây cũng là một trong những cơ sở để Cơng ty tìm ra giải pháp đúng đắn cho công tác thực hiện hợp đồng nhập khẩu của mình.
3.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera. hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera.
Qua những phần đã trình bày ở trên, em đã nói lên được những nhận định của mình về thực trạng quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera cũng như nêu ra được phương hướng phát triển trong tương lai của Cơng ty. Đó là kết quả của thời gian em thực tập, cố gắng nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu hoạt động của Cơng ty nói chung cũng như công tác tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Cơng ty nói riêng. Giả định những nhận định của em là đúng, trên cơ sở những nhận định đó cũng như tham khảo sách báo và các công ty kinh doanh ngành hàng tương tự như Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera, em xin mạnh dạn
đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera như sau:
3.4.1. Giải pháp từ phía Cơng ty.
3.4.1.1. Tổ chức thực hiện chuyên sâu và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận có quan hệ nghiệp vụ trong Công ty.
Cơ sở của giải pháp:
Thông thường, các doanh nghiệp kinh doanh XNK thường tiến hành hoạt động nhập khẩu theo hai hay nhiều phương thức khác nhau hoặc nhập khẩu nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau. Mỗi phương thức nhập khẩu, mỗi ngành hàng nhập khẩu lại có những nét đặc thù riêng về thị trường nhập khẩu, bạn hàng nhập khẩu, quy trình nghiệp vụ… Do đó để tạo ra hiệu quả cao trong cơng việc, Phịng xuất nhập khẩu nên tổ chức phân công chuyên sâu công tác thực hiện hợp đồng nhập khẩu theo phương thức nhập khẩu hoặc theo từng ngành hàng cho cán bộ thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Hơn nữa, hoạt động nhập khẩu không phải là hành vi riêng lẻ của phòng xuất nhập khẩu, nó địi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận phịng ban có quan hệ nghiệp vụ trong công ty.
Như đã đề cập ở chương 2, từ khi chuyển sang mơ hình quản lý mới – mơ hình cơng ty cổ phần – cơng tác tổ chức của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera đã gọn nhẹ, hiệu quả, giảm bớt các khâu trung gian, các đầu mối, nâng cao tính chủ động sáng tạo của các mảng kinh doanh. Tuy nhiên trong công tác tổ chức lao động của mình, Cơng ty vẫn chưa làm tốt việc tổ chức phân công thực hiện công việc chuyên sâu theo từng lĩnh vực, từng ngành hàng, các bộ phận có quan hệ nghiệp vụ trong Cơng ty vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong q trình hoạt động. Do đó làm giảm hiệu quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu cũng như hiệu quả của các lĩnh vực hoạt động khác của Công ty.
Thứ nhất, Phịng xuất nhập khẩu của Cơng ty cần làm tốt việc tổ chức phân công chuyên sâu công tác tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu theo phương thức nhập khẩu hoặc theo từng mặt hàng nhập khẩu cho cán bộ thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Chẳng hạn như: phân công cho cán bộ A chuyên phụ trách mảng xuất khẩu trực tiếp, cán bộ B chuyên phụ trách mảng xuất khẩu uỷ thác. Hoặc: phân công cho cán bộ A chuyên phụ trách mảng nhập khẩu mặt hàng dây truyền sản xuất máy móc thiết bị, cán bộ B chuyên phụ trách mảng nhập khẩu mặt hàng nguyên vật liệu xây dựng, cán bộ C chuyên phụ trách mảng nhập khẩu mặt hàng nguyên liệu sản xuất…
Thứ hai, cần phối hợp chặt chẽ các phòng kế tốn của các Cơng ty thành viên trong Tổng công ty và cán bộ nhập khẩu trực tiếp của Công ty để chủ động đề ra các biện pháp giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu uỷ thác như thanh toán đúng hạn theo đúng hợp đồng quy định, giải quyết nhanh chóng chi phí lưu thơng kiểm hố… để đảm bảo uy tín với phía nhà cung cấp nhằm nâng cao mối quan hệ làm ăn tốt đẹp. Bên cạnh đó, Cơng ty nên chỉ đạo các đơn vị kinh doanh và kế toán phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các hợp đồng nhập khẩu cung cấp linh kiện phụ kiện, nguyên liệu… cho các đơn vị sản xuất trực thuộc Tổng Công ty như: mở L/C, thu hồi công nợ, giao hàng đúng tiến độ đảm bảo tính an tồn, hiệu quả, chi phí thấp nhất. Củng cố việc lưu trữ và luân chuyển chứng từ khoa học, tuân thủ chặt chẽ các quy định của ISO trong công tác nhập khẩu với phương châm làm đúng ngay từ đầu.
Hiệu quả của giải pháp:
Nhờ việc tổ chức phân công chuyên sâu công việc mà các cán bộ XNK của Cơng ty có thể chun mơn hố, chun nghiệp hố nghiệp vụ của mình, từ đó tạo ra chiều sâu trong q trình làm việc, mang lại chất lượng và hiệu quả trong công việc. Điều này làm cho thời gian, cơng sức, chi phí cho hoạt
động nhập khẩu sẽ giảm xuống. Thêm vào đó, sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý giữa các bộ phận phòng ban sẽ tạo hiệu quả cao trong công việc, giúp tiết kiệm nhân lực cho Cơng ty. Từ đó, Cơng ty có thể bố trí nhân lực cho các khâu trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu một cách thích đáng, nhờ đó có thể khắc phục được những tồn tại do thiếu nhân lực, đặc biệt là tồn tại trong khâu kiểm tra giám sát hàng hố.
Ngồi ra, giải pháp này cũng góp phần khắc phục sự chậm trễ trong khâu xin giấy phép nhập khẩu của Cơng ty. Bởi vì khi việc lưu trữ và luân chuyển chứng từ trong tồn Cơng ty được tiến hành một cách khoa học sẽ giúp cho việc tập hợp những giấy tờ cần thiết để lập hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu diễn ra một cách thuận lợi, nhanh chóng. Từ đó sẽ rút ngắn thời gian thực hiện khâu này một cách tối ưu.
3.4.1.2. Thiết lập và duy trì các mối quan hệ.
Cơ sở của giải pháp:
Các mối quan hệ luôn là vấn đề nhạy cảm và hết sức quan trọng, có ý nghĩa chiến lược trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu của Cơng ty nói riêng. Trong hoạt động nhập khẩu của Cơng ty, mối quan hệ với nhà cung cấp rất quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng của