Giới thiệu chung về cơ cấu tổ chức công ty cổ phần sản xuất và thương mại Phúc

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng& phát triển thị trường ở công ty sx & tm phúc tiến – vĩnh phúc (Trang 26 - 31)

I Giới thiệu chung về công ty

5.Giới thiệu chung về cơ cấu tổ chức công ty cổ phần sản xuất và thương mại Phúc

thương mại Phúc Tiến – Vĩnh Phúc.13

5.1. Sơ đồ tổ chức của công ty.

5.2. Chủ tịch hội đồng quản trị

* Chức năng: Chủ tịch hội đồng quản trị công ty thực hiện chức năng quản lý lãnh đạo các hoạt động của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm cá nhân về hiệu quả hoạt động và phát triển của Công ty theo nhiệm vụ được giao.

* Nhiệm vụ:

- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị 13 Mục này tham khảo từ : Cơ cấu tổ chức chung của công ty SX và TM Phúc Tiến – Vĩnh Phúc

Chủ tịch HĐQT

Ban kiểm soát

Giám đốc công ty Phòng tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh, tiếp thị Phòng kỹ thuật – Kế hoạch Phân xưởng sản xuất

- Chuẩn bị chương trình, nội dung, các tài liệu phục vụ cho cuộc họp, triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị.

- Tổ chức việc thông qua Quyết định của Hội đồng quản trị dưới hình thức khác.

- Theo dõi quá trình tổ chức thực hiện các Quyết định của HĐQT. - Chủ tọa họp Đại hội đồng cổ đông thường niên hoặc bất thường.

* Báo cáo: Báo cáo trước Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông về các hoạt động lãnh đạo điều hành và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

5.3. Ban Kiểm soát:

* Chức năng: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, giúp Hội đồng quản trị thực hiện việc kiểm tra, giám sát Giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên trong Công ty hoạt động điều hành, hoạt động tài chính, chấp hành điều lệ công ty và các Nghị Quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị, Pháp luật của Nhà nước.

* Nhiệm vụ:

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của công ty.

- Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của công ty, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết hoặc theo Quyết định của Đại hội đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông, nhóm cổ đông có sở hữu trên 10% vốn điều lệ.

- Thường xuyên thông báo với hội đồng quản trị về kết quả hoạt động của sản xuất kinh doanh, tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.

- Báo cáo hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo khác của Công ty.

- Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Kiến nghị triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường khi thấy có dấu hiệu tham nhũng, thực hiện trái với điều lệ và Pháp luật hiện hành, làm thiệt hại tới tài sản, hiệu quả kinh tế Công ty.

- Lập kế hoạch kiểm tra hàng quý, năm và tổ chức thực hiện kế hoạch đó có trách nhiệm báo cáo trước Đại hội đồng cổ đông.

- Việc kiểm tra của Ban kiểm soát không được làm cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị, giám đốc, không gây gián đoạn trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm gây thiệt hại cho Công ty trong khi thực hiện nhiệm vụ.

* Báo cáo: Báo cáo trước Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông về các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của mình.

5.4. Giám đốc.

* Chức năng: Là đại diện pháp nhân của Công ty, là người có quyền hành cao nhất, toàn diện về mọi mặt hoạt đống sản xuất của công ty theo Luật định hiện hành, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị Công ty về các mặt hoạt động SXKD của công ty. Trực tiếp giao công việc cho các Phó Giám đốc. Tổ chức thực hiện những nhiệm vụ SXKD của công ty.

* Nhiệm vụ:

Trực tiếp phụ trách các công việc, chỉ đạo các mặt công tác sau.:

- Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển SXKD. - Công tác quy hoạch, công tác tổ chức cán bộ.

- Công tác thiết kế, đấu thầu, Kế hoạch đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công tác đối ngoại. Liên doanh, liên kết trong và ngoài nước.

- Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng- kỷ luật, Hội đồng nâng bậc, nâng lương CB,CNV Công ty.

* Báo cáo: Báo cáo trước hội đồng quản trị - Ban kiểm soát Công ty về các hoạt động lãnh đạo điều hành và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

5.5. Phó Giám đốc.

* . Chức năng:

- Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, Giám đốc phân công phó Giám đốc phụ trách một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Công ty. Khi cần thiết Giám đốc vẫn trực tiếp xem xét chỉ đạo, điều hành công việc thuộc các lĩnh vực đã phân công cho phó Giám đốc và quyết định của Giám đốc là quyết định cuối cùng.

- Phó Giám đốc ngoài các nhiệm vụ, lĩnh vực côn tác cụ thể được phân công, cần có sự phối hợp, trao đổi và nắm bắt nội dung công việc có liên quan để hỗ trợ giải quyết công việc của Công ty khi cần thiết, bảo đảm mọi hoạt động của Công ty được tiến hành nhịp nhàng, theo đúng kế hoạch, tiến độ và sự chỉ đạo điều hành của Giám đốc.

* Nhiệm vụ:

- Tổ chức thực hiện và quản lý các nguồn lực của công ty; xây dựng các cơ chế, quy chế quản lý điều hành SXKD toàn công ty.

- Công tác an ninh, bảo mật công tác cải cách hành chính, xây dựng tiêu chuẩn ISO trong quản lý. Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực - Phó chủ tịch thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng- kỷ luật, Hội đồng nâng bậc lương Công ty.

- Trực tiếp phụ trách và giao nhiệm vụ cho phòng KT- KH, phân xưởng sản xuất.

- Chỉ đạo công tác soạn thảo các văn bản báo cáo tổng kết tháng, quý, năm của các đơn vị thành viên của các Phòng, Ban thuộc Công ty; báo cáo các cơ quan quản lý theo quy định.

- Được ký và thanh lý thanh toán các hợp đồng kinh tế thuộc phạm vi quản lý đã được Giám đốc phân công hoặc ủy quyền.

- Toàn quyền quản lý, điều hành Công ty khi Giám đốc đi công tác. - Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể khi Giám đốc phân công.

5.6. Các phòng ban , đơn vị

Các bộ phận phòng ban trong Công ty đều có mối quan hệ tương tác với nhau, nhưng mỗi bộ phận đều có những chức năng cụ thể khác nhau không gây ra sự chồng chéo trong quản lý. Mỗi phòng ban có quyền yêu cầu các phòng ban khác trong Công ty để phối hợp thực hiện nhiệm vụ được giao.

+ Phòng tổ chức hành chính : Có nhiệm vụ tham mưu cho Hội đồng quản trị về xây dựng đề án chiến lược quy hoạch tổ chức bộ máy , phát triển nhân lực công ty , xây dựng nội quy , quy chế phương án làm việc ,hướng dẫn , quản lý đôn đốc công tác xây dựng và định mức lao động , tổ chức quản lý và sử dụng con dấu của công ty theo quy định của nhà nước….

+ Phòng tài chính – kế toán : với nhiệm vụ quan trọng đó là kiểm soát tài chính, và tính toán chi phí chất lượng; Chỉ đạo lập chứng từ ban đầu và lập sổ sách hạch toán tại Công ty theo đúng quy định của Nhà nước và cấp trên; Quản lý vốn, tiền hàng sử dụng có hiệu quả; Thực hiện tốt công tác tài chính của Công ty không bị ách tắc trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả; Chỉ đạo về công nợ và thu hồi công nợ, không hạn chế nợ khó đòi; Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo của Nhà nước, cấp trên, kịp thời trung thực; Nắm bắt kịp thời các thông tin cần thiết có liên quan tới hệ thống kế toán của Công ty…..

+ Phòng kinh doanh , tiếp thị : tiến hành nghiên cứu thị trường để nắm bắt các yêu cầu và mong muốn của khách hàng; Xác định sự thoả mãn của khách hàng, thiết lập các yêu cầu về kỹ thuật cho sản phẩm mới; Quảng cáo và xúc tiến sản phẩm của Công ty, theo dõi việc thực hiện chất lượng của các nhà sản xuất cạnh tranh; Tiến hành xem xét các đơn đặt hàng và các hợp đồng;

Liên lạc và thực hiện các dịch vụ khách hàng; Cung cấp các thông tin sản phẩm, tiếp thu ý kiến và khiếu nại của khách hàng….

+ Phòng kỹ thuật – kế hoạch sản xuất : Có nhiệm vụ chủ yếu sau:Lập kế hoạch sản xuất; Thiết lập kế hoạch sản xuất và đặt hàng, lập kế hoạch xuất các thiết bị hỗ trợ và các quá trình; Phát triển quá trình sản xuất; Phát triển nhân viên vận hành và đưa ra các hướng dẫn; Kiểm soát và theo dõi các quá trình; Tiến hành công tác kiểm tra trong quá trình; Áp dụng và duy trì nhận biết sản phẩm khi sản xuất và đào tạo nhân viên. …

+ Phân xưởng sản xuất : Nhận kế hoạch sản xuất đươc giao để tổ chức thực hiện sản xuất , thực hiện quản lý lao động , quản lý vật tư ,đảm bảo tiết kiệm trong sản xuất , bảo đảm tuyệt đối an toàn lao động về người và trang thiết bị , máy móc …..Chăm lo cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân , làm tốt công tác vệ sinh công nghiệp trong sạch ,cảnh quan phân xưởng xanh sạch đẹp

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động bán hàng& phát triển thị trường ở công ty sx & tm phúc tiến – vĩnh phúc (Trang 26 - 31)