Việt Nam chúng ta trước đây là nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, khép kín và mang tính chất tự cung, tự cấp. Tuy nhiên, để hòa nhập vào xu hướng quốc tế và với những lợi ích do hội nhập quốc tế mang lại mà ngày nay chúng ta đang theo đuổi chính sách tự do hóa thương mại.
Thị trường tài chính (TTTC) Việt Nam gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Thị trường này đã trải qua một quá trình tự do hóa dần dần từ những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20 khi ngành ngân hàng chuyển sang 2 cấp và hoạt động theo cơ chế thị trường. Thể hiện qua các động thái: nới lỏng quan hệ lãi suất từ áp đặt sang trần- sàn, đến khống chế trần và cuối cùng là thỏa thuận.
Là quá trình thay đổi từ tỷ giá cố định sang tỷ giá cố định có điều chỉnh.
Từ phân phối tín dụng cho số ít khách hàng đến tín dụng không phân biệt thành phần kinh tế, từ tín dụng đan xen đến tín dụng tách bạch với thị trường để mở rộng khả năng cung ứng dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế.
Là quá trình Nhà nước độc quyền mở ngân hàng đến ngân hàng của mọi thành phần kinh tế, kể cả ngân hàng thuộc sở hữu nước ngoài.
Là quá trình ngành ngân hàng độc quyền cung ứng dịch vụ tin dụng, thanh toán,… đến một thị trường tài chính đa ngành cùng tham gia cung ứng vốn và dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế.
Nền kinh tế VN chuyển dần sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Cơ chế điều hành lãi suất từng bước được đổi mới và tự do hóa theo cơ chế thị trường. Các giao dịch vãng lai được tự do hóa hoàn toàn và các giao dịch vốn được nới lỏng.
Hình thành và phát triển các hệ thống điều hành tiền tệ dựa trên cơ sở thị trường và các công cụ gián tiếp.