II. Vai trò của NHTM với KT-XH
2. Nội dung của chính sách tài chính quốc gia các nước đang phát triển
a. Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát là tăng cường tiềm lực tài chính của đất nước cụ thể: - động viên mọi nguồn vốn và mọi tiềm năng phát triển kinh tế xã hội
- nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn và nguồn của cải vật chất trong nền kinh tế quốc dân. - đảm bảo mức độ lạm phát hợp lý
b. Các nguyên tắc thực hiện chủ yếu
- thường xuyên đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế
- tăng nhanh khả năng và tốc độ vốn, tạo mọi điều kiện giải phóng nguồn vốn trong nước, khai thác tối đa nguồn vốn tiềm năng
- thực hiện và điều chỉnh các cân đối lớn.
- nhà nước vận dụng lý thuyết hệ thống trong quản lý chính sách tài chính; quản lý thống nhất bằng hệ thống luật pháp, các văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ.
c. Các thành phần của chính sách tài chính
- chính sách huy động vốn và phát triển thị trường tài chính
Các nước đang phát triển cần huy động một nguồn vốn lớn để thực hiện chương trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước bao gồm 2 loại nguồn chính: Nguồn vốn trong nước và nguồn vốn ngoài nước. Các loại nguồn vốn ngoài nước bao gồm: vốn đầu tư nước ngoài, nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế, viện trợ phát triển, Nợ quốc tế.
- Chính sách thuế:
Các loại thuế chủ yếu: Thuế trực thu, thuế gián thu, thuế tiêu thu đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu.
Những nước đang phát triển đang ra sức hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tếthế giới phải cần đến một số thu thuế cao hơn nếu họ theo đuổi vai trò chính phủgần giống với vai trò chính phủ của các quốc gia công nghiệp, vốn đang tận hưởng sốthu thuế bình quân cao gấp đôi. Để đáp ứng trước những thách thức này, các nhà hoạch định chính sách tại các nước đang phát triển sẽ phải đặt ưu tiên chính sách một cách đúng đắn và có sức mạnh chính trị để thực hiện những cuộc cải cách cần thiết. Công tác quản lý thuế phải được củng cố để đi kèm với những thay đổi về chính sách.
Tại nhiều quốc gia đang phát triểnthuế thu nhập cá nhân đang đóng góp rất ít cho tổng số thu thuế. Ngoài những xem xét về cơ cấu, chính sách, và quản lý, tình trạng thu nhập cá nhân có thể dễ dàng được đầu tư ra nước ngoài cũng là một yếu tốđáng kể dẫn đến kết cục này. Do đó, đánh thuế thu nhập cá nhân là một thách thức gây nản lòng đối với các nước đang phát triển. Điều này đặc biệt là vấn đề khó giải quyết tại các quốc gia châu Mỹ Latinh mà nói chung hiện đang ngưng đánh thuế thu nhập tài chính để khuyến khích vốn tài chính được giữ lại trong nước.
- Chính sách ngân sách nhà nước
Đối với các nước đang phát triển, bội chingân sách thường để đáp ứng nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu như:giao thông, điện, nước….. Việc xử lý bội chi NS là 1 nội dungquan trọng của chính sách tài khóa của các nước đang phát triển, có tác động đến nền kinh tế vĩ mô.Chính những yếu kém trong ngân sách ( thu NSNN không đủ chi và bù đắp thâmhụt NS, không chỉ vay trong và ngoài nước mà còn lấy từ nguồn tiền phát hành) là1 yếu tố gây nên lạm phát tại các nước này…