Vai trò của thị trường tài chính

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề cương ôn tập môn ngân hàng phát triển pdf (Trang 46 - 48)

Thị trường tài chính là nơi diễn ra các giao dịch mua, bán các loại tích sản tài chính hay các công vốn hoặc vốn. Đây cũng là một bộ phận quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài chính, chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hàng hóa. Thị trường tài chính phát triển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tếxã hội của một quốc gia.

Thực hiện các chức năng của thị trường tài chính sẽ phát huy được vai trò của thị trường tài chính. Các vai trò đó là:

1. Vai trò trong thu hút, huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước góp phần quan trọng tài trợ

cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư. Để phát triển kinh tế xã hội cần huy động tối đa các nguồn tài chính cung cấp cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội, trong khi đó nền kinh tế luôn luôn tồn tại các nguồn tài chính nhàn rỗi hoặc tạm thời nhàn rỗi với thời hạn ngắn, dài và quy mô khác nhau. Sự hoạt động của thị trường tài chính với các công cụ là các loại chứng khoán, đa dạng về hình thức, phong phú về mệnh giá và thời hạn sử dụng kết hợp với cơ chế linh hoạt: mua bán chứng khoán thuận lợi nhanh chóng, do đó thị trường tài chính đã thu hút, chuyển giao các nguồn tài chính nhàn rỗi, quy mô nhỏ, phân tán trong xã hội thành nguồn tài chính to lớn, tài trợ kịp

thời cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế- xã hội. Thị trường tài chính với cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, bộ máy quản lý hữu hiệu và sự phổ biến hướng dẫn rộng rãi về chứng khoán và đầu tư chứng khoán, người dân sử dụng nguồn tài chính tiết kiệm được của mình để mua chứng khoán với niềm tin là khoản vốn và lãi của mình sẽ được đảm bảo. Nguồn tiết kiệm này, nếu không có thị trường tài chính sẽ có khả năng tiếp tục nằm yên dưới dạng tích trữ không sinh lợi cho bản thân người tiết kiệm và cũng không đóng góp gì cho sự phát triển kinh tế- xã hội. Hoạt động có hiệu quả của thị trường tài chính đã giảm bớt được nhu cầu tiêu dùng cao, dành nguồn tài chính vào đầu tư thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Do chứng khoán không có tính lỏng như tiền mặt, một khi đã mua chứng khoán, nguồn tài chính đã vận động vào đầu tư, số tiền mặt trong tay người tiêu dùng giảm xuống nên những nhu cầu tiêu dùng cao không thiết yếu sẽ được giảm xuống . Những nhu cầu thiết yếu sẽ kịp thời được đáp ứng qua hoạt động bán chứng khoán của người sử dụng chứng khoán. Như vậy tính thanh khoản cao của chứng khoán trên thị trường tài chính đã thúc đẩy tiết kiệm và đầu tư.

Thị trường tài chính là kênh huy động vốn đầu tư rất lớn. Nó không chỉ thu hút huy động nguồn tài chính trong nước mà còn thu hút huy động nguồn tài chính nước ngoài. Việc hình thành thị trường tài chính tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài có các nguồn tài chính với quy mô khác nhau có thể bỏ vào đầu tư mua các chứng khoán trên thị trường tài chính một cách dễ dàng, nhờ đó nguồn tài chính với các quy mô khác nhau được vận động từ nước ngoài vào trong nước mà không cần phải qua các thủ tục phức tạp và không cần số vốn lớn như các hình thức đầu tư trực tiếp. Thị trường tài chính là nơi các nhà đầu tư nước ngoài theo dõi và nhận định hoạt động của các ngành, các doanh nghiệp trong nước. Nó là cầu nối giữa vốn đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư trong nước, góp phần thực hiện chính sách “mở cửa nền kinh tế “. Như vậy, thị trường tài chính bổ sung thêm hình thức đầu tư của nước ngoài vào trong nước, tận dụng được nguồn tài chính của nước ngoài cung cấp cho sự phát triển kinh tế xã hội trong nước.

2. Vai trò thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính

Việc huy động và sử dụng nguồn tài chính trên thị trường tài chính diễn ra trên cơ sở quan hệ cung cầu. Khi sử dụng bất kỳ nguồn tài chính cũng phải trả giá. Điều đó buộc người cần nguồn tài chính phải quan tâm đến hiệu quả sử dụng đồng vốn bằng việc lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu, lựa chọn hình thức và thời điểm thích hợp để giảm giá của việc tài trợ. Mặt khác, thị trường tài chính bắt buộc các doanh nghiệp phải công bố các vấn đề tài chính, những thông tin về doanh nghiệp và phải đảm bảo tính chính xác của các thông tin đó. Ban quản lý thị trường chỉ chấp nhận các chứng khoán của doanh nghiệp có đủ điều kiện: kinh doanh hợp pháp, tài chính lành mạnh, có doanh lợi và dân chúng chỉ mua chứng khoán của những doanh nghiệp thành đạt, tương lai sáng sủa. Với sự tự do lựa chọn của người mua chứng

khoán, không còn cách nào khác hơn là các nhà quản lý doanh nghiệp phải tính toán làm ăn đàng hoàng và sử dụng nguồn tài chính, cả tự có, cả đi vay phải có hiệu quả.

Thị trường tài chính không chỉ thúc đẩy sự dụng có hiệu quả nguồn tài chính trong từng doanh nghiệp mà còn thúc đẩy sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính trong tổng thể nền kinh tế. Sự đa dạng hoá về thời hạn sử dụng các nguồn tài chính, vừa tận dụng được nguồn tài chính trong nền kinh tế, vừa tạo điều kiện cho nguồn tài chính vận động từ nơi kinh doanh kém hiệu quả sang nơi kinh doanh có hiệu quả hơn. với chức năng cung cấp thông tin chính xác, thị trường tài chính giúp cho người có nguồn tài chính phân tích và có quyết định đúng đắn, đảm bảo cho nguồn tài chính của mình vận động đúng đến nơi mà chúng được sử dụng có hiệu quả.

3. Vai trò trong việc thực hiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của Nhà nước

Thị trường tài chính hoạt động đã bổ sung thêm hình thức huy động nguồn tài chính cho các doanh nghiệp, các tổ chứctài chính trung gian bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu... giải quyết khó khăn về mặt tài chính, phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian. Thị trường tài chính còn tạo điều kiện và thúc đẩy các chủ thể lựa chọn hướng đầu tư đúng đắn và sử dụng vốn có hiệu quả nên đã góp phần thực hiện chính sách huy động nguồn tài chính, sử dụng nguồn tài chính hay chính sách tài chính. Một bộ phận quan trọng của chính sách tài chính là chính sách ngân sách. Tận dụng các nguồn thu ngân sách, chi tiêu tiết kiệm có hiệu quả, giải quyết bộ chi và cân đối thu chi ngân sách luôn luôn là vấn đề đặt ra trong chính sách tài chính của một quốc gia. Thị trường tài chính lại là nơi Nhà nước tiên shành vay nợ dân chúng một cách dễ dàng nhất. Nhà nước cũng có thể vay các tổ chức và cá nhân nước ngoài thông qua việc phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ. Ở hầu hết các nước, việc Nhà nước vay tiền của dân đã trở thành thông dụng và tiền vay đã trở thành nguồn thu thường xuyên để cân đối ngân sách. Đây cũng là giải pháp tích cực vì Nhà nước không phải phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách. Điều này sẽ góp phần giải quyết một trong những nguyên nhân chủ yếu của luật pháp, làm giảm áp lực của lạm phát, kiềm chế lạm phát. Đồng thời, thị trường tài chínhhoạt động có hiệu quả cũng giảm tiêu dùng cao, tăng cung nguồn tài chính, khuyến khích đầu tư. Như vậy sẽ góp phần làm giảm cầu kéo, giảm chi phí đẩy, tăng cung hàng hóa, góp phần giải quyết lạm phát, thực hiện chính sách tiền tệ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề cương ôn tập môn ngân hàng phát triển pdf (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w