Lãi suất là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan chặt chẽ đến một số phạm trù kinh tế khác và đóng vai trò như là một đòn bẩy kinh tế cực kỳ nhạy bén trong mỗi doanh nghiệp và đời sống cá nhân và hơn cả là một công cụ quan trọng trong chính sách tiền tệ quốc gia. Một chính sách lăi suất có hiệu quả là chính sách được áp dụng nhất quán trong một lănh thổ và đưọc NHNN điều chỉnh chặt chẽ, mềm dẻo theo từng thời ḱỳ cho phù hợp với nhu cầu huy động vốn và cung ứng vốn nhằm thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư phục vụ phát triển kinh tế đất nước, đồng thời bảo đảm được cho hoạt động của các NHTM thực sự có hiệu quả. Do đó, có thể thấy rằng lãi suất nói chung và lãi suất tín dụng có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Lăi suất tín dụng như nhiều người nói là giá cả của tín dụng hay nói một cách khác là tỷ lệ phần trăm tính theo một thời gian xác định (ngày, tuần, tháng, quí, năm..) dùng làm căn cứ để tính toán số lợi tức tín dụng mà các chủ thể đi vay phải trả hoặc các chủ thể cho vay phải nhận được,nhằm điều hoà lợi ích kinh tế giữa các chủ thể tham gia quan hệ tín dông
Lãi suất, nói một cách dễ hiểu, chính là giá của đồng tiền mà người sử dụng vốn phải trả thông qua hành vi vay và cho vay, do vậy lãi suất chính là giá cả của tín dụng. Nói cách khác, lãi suất chính là giá bán và giá mua quyền sử dụng vốn, là một phạm trù của giá cả, đòi hỏi phải được đối xử như bất kỳ loại giá nào của nền kinh tế, tùy thuộc vào sự tương tác qua lại giữa lực cung và lực cầu. Với lãi suất tín dụng, đó là sự tương tác giữa cung và cầu của quỹ cho vay tập trung, theo hướng cung tăng làm cho lãi suất giảm và ngược lại. Và đến lượt nó, lãi suất lại quyết định đến cung và cầu của quỹ cho vay tập trung. Như vậy mọi biến động về lãi suất cho vay sẽ tác động trực tiếp đến sản xuất kinh doanh và ngược lại. Lãi suất vay cao, nguồn cung tín dụng bị hạn chế dẫn đến các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, giảm đầu tư thậm chí ngừng hoạt động hoặc phá sản.
Lãi suất có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội do sự tác động tới mọi thành phần, mọi mặt của nền kinh tế xã hội:
Lãi suất tác động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp, tác động tới việc mở rộng hay thu hẹp đầu tư trong nền kinh tế. Để hiểu hơn về vai trò của lãi suất trong nền kinh tế, trước hết phải hiểu rõ mối quan hệ giữa lãi suất và lợi nhuận doanh nghiệp. Lãi suất và lợi nhuận doanh nghiệp có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau. Mặc dù chúng ta coi lãi suất chính là giá của tiền và đã là giá thì sự biến động lên hay xuống trong nền kinh tế thị trường là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, xét trong mối quan hệ với lợi nhuận doanh nghiệp, lãi suất bao giờ cũng được coi là một hàm số bị chặn: chặn trên bởi lợi nhuận bình quân tối đa và chặn dưới bởi lãi suất bình quân tối thiểu. Cơ sở lý luận này là hết sức quan trọng và là nền tảng của việc vận hành lãi suất: Nếu lãi suất vượt quá lợi nhuận tối đa bình quân của nền kinh tế thì sẽ dẫn đến doanh nghiệp bị phá sản do phải sử dụng phần lớn hay toàn bộ lợi nhuận của doanh nghiệp có được để trả lãi vay và do vậy, lãi suất đã thu tóm phần lớn lợi nhuận doanh nghiệp có được, dẫn đến hiện tượng phá sản doanh nghiệp là không thể tránh khỏi. Ngược lại, nếu lãi suất giảm đến mức dưới lãi suất tối thiểu bình quân thì các tổ chức tín dụng lại rơi vào tình trạng như các doanh nghiệp nói trên.
Lăi suất cũng tác động đến những quyết định kinh tế của các doanh nghiệp hoặc gia đ́ình như dùng vốn đầu tư vào nhà máy mới, mua thêm tư liệu sản xuất, đầu cơ chứng khoán hay gửi tiết kiệm ngân hàng. Mỗi mức lãi suất đều có tác động trực tiếp đến tiết kiệm, đầu tư, sản xuất, tiêu dùng, giá cả, tỷ giá hối đoái và lạm phát. Khi lãi suất ổn định, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư ổn định, nền kinh tế phát triển theo kế hoạch. Khi lăi suất tăng, nhu cầu tiêu dùng và đầu tư tăng, việc làm tăng, sản lượng tăng, thu nhập tăng. Tóm lại, lăi suất là một trong những vấn đề trung tâm của nền kinh tế v́à nó tác động đến chi phí đầu tư, quyết định tổng mức đầu tư và tổng mức cầu tiền tệ.
Thời gian qua, do lãi suất cao dẫn nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn lớn, trong đó có nhiều doanh nghiệp do phải chấp nhận mức lãi suất cao, vượt trên lợi nhuận mà họ thu được nên khó có khả năng tiếp tục duy trì sản xuất, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản, thị trường đang đóng băng khả năng trả nợ của doanh nghiệp trở nên vô cùng khó khăn, doanh nghiệp đang đứng trước câu hỏi tồn tại hay phá sản.
Vai trò của lãi suất thể hiện ở những điểm sau:
- Lãi suất chính là cơ sở để dung hòa lợi ích của người tiết kiệm (người có vốn) và người vay (người sử dụng vốn), là cơ sở để tiến hành việc cung ứng vốn cho những người có nhu cầu.
- Khuyến khích tiết kiệm trong nền kinh tế (vì lãi suất đem lại lợi ích cho nhà tiết kiệm, nên với mức lăi suất hợp lư sẽ khuyến khích tiết kiệm trong nền kinh tế). Theo một mô thức logic, tiết kiệm tăng sẽ khiến cho đầu tư cũng tăng và thúc đẩy sản xuất xă hội phát triển
- Là một công cụ vĩ mô quan trọng để nhà nước có thể điều tiết vĩ mô nền kinh tế nhằm điều chỉnh cung cầu tiền tệ, điều chỉnh cơ cấu đầu tư trong nền kinh tế. Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ cũng như chính sách tài khoá của ḿình thông qua lãi suất (NHNN tác động tới lãi suất tín dụng của các NHTM nhằm thực hiện mục tiêu điều tiết nền kinh tế vĩ mô).
Đối với chính sách tiền tệ, khi lăi suất tăng sẽ làm cho cung tiền giảm và ngược lại. Lãi suất có vai tṛò trung tâm trong chính sách tiền tệ của chính phủ. Trong nền kinh tế hiện đại, chính sách tiền tệ của chính phủ sử dụng lãi suất như một công cụ quan trọng để tác động vào nền kinh tế, kiểm soát lượng cung ứng tiền tệ. Khi mức cung ứng tiền tăng lên, nếu đem số tiền tạm thời thừa ra cho vay, đầu tư thì lăi suất sẽ hạ xuống. Khi lãi suất giảm, giá thành đầu tư giảm theo, các doanh nghiệp lại tăng đầu tư, nhu cầu đầu tư và tiêu dùng tăng lên, lăi suất lại tăng lên.
Đối với chính sách tài khoá, lăi suất cao sẽ tác động gián tiếp tới cung cầu của thị trường hàng hóa. Lăi suất tiền gửi tăng sẽ kéo theo sự tăng lăi suất cho vay. Sự tăng lăi suất sẽ đẩy giá bán của hàng hoá lên, khi đó nền kinh tế trở nên dư cung hàng hoá, các nhà sản xuất phải thu hẹp sản lượng .Ngược lại, lãi suất thấp sẽ dẫn tới giá bán hàng hoá giảm, kích thích tiêu dùng, làm cho cầu về hàng hoá đó tăng. Cầu tăng, trong khi cung không đổi sẽ dẫn tới tình trạng dư cầu hàng hoá, để đáp ứng nhu cầu về hàng hoá của xă hội, các nhà sản xuất có thể đẩy được giá bán lên hoặc tiếp tục mở rộng sản xuất, tạo ra hàng hoá ngày càng đa dạng cho thị trường
Bên cạnh đó, lãi suất chính là một trong số những công cụ quan trọng để kiểm soát lạm phát. Khi lạm phát xảy ra và đặc biệt là mức lạm phát ở 2 con số thì lãi suất chính là công cụ gián tiếp can thiệp vào việc kiềm chế lạm phát, theo hướng tăng lãi suất. Mặc dù vậy, việc tăng lãi suất cần coi đó là một biện pháp tình huống. Biện pháp tình huống cần được hiểu là chỉ được áp dụng trong những tình huống đặc biệt cụ thể nào đó, và phải sử dụng nó một cách chủ động.
Ngoài ra, lãi suất còn có tác động rất lớn tới chế độ tỉ giá. Nếu lăi suất trên thế giới lớn hơn lăi suất trong nước th́ì nguồn vốn của tư bản nước ngoài đổ vào trong nước, làm cho cung ngoại tệ tăng lên, tỉ giá giảm. Ngược lại, nếu lăi suất thế giới nhỏ hơn lãi suất trong nước sẽ dẫn tới hiện tượng nguồn vốn trong nước chảy ra nước ngoài, làm cho cung ngoại tệ giảm, tỉ giá tăng.
Như vậy, lãi suất có vai trò vô cùng to lớn đối với nền kinh tế và là một công cụ không thể thiếu được trong bất kỳ nền kinh tế của nước nào. Do đó một quốc gia cần có chính sách lãi suất phù hợp để đạt được mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế.
Liên hệ chính sách lãi suất ở Việt Nam: Khái quát về chính sách lãi suất:
Đây là một bộ phận cấu thành của chính sách tiền tệ quốc gia. Vì thế, trước hết nó phải hướng tới những mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. Đó là ổn định tiền tệ, kiềm chế lạm phát và kích thích tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, chính sách tiền tệ ở nước ta hiện nay phải nhằm tiến tới hành thành một thị trường tiền tệ, tạo sự cạnh tranh lành mạnh và công bằng giữa các tổ chức tín dụng, xoá bỏ sự khác biệt về lăi suất giữa các khu vực. Thứ ba, chính sách lăi suất phải tạo điều kiện để giảm chi phí hoạt động tín dụng, tránh tình trạng biến tướng chi phí của các TCTD vào giá thành sản xuất của xă hội. ngoài ra, đối với các TCTD, chính sách lăi suất còn phải đảm bảo có sự chênh lệch lăi suất đủ để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh.
Chính sách lãi suất của NHNN trong thời gian qua
Thời gian qua, việc áp dụng mức lãi suất cao vượt quá lợi nhuận bình quân của nền kinh tế diễn ra trong thời gian dài, đến mức đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng làm ăn thua lỗ, trong khi các tổ chức tín dụng không chỉ đứng vững mà còn thu được nhiều lợi nhuận, rõ ràng là điều không bình thường. Xuất phát từ việc coi sự thành công của các doanh nghiệp chính là nền tảng vững chắc cho hoạt động ngân hàng, cần thiết phải coi lãi suất không thể là công cụ kiếm lời của các tổ chức tín dụng mà phải là cứu cánh cho sự ổn định và phát triển của các doanh nghiệp. Các tổ chức tín dụng cần chia sẻ khó khăn về lãi suất với doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, tồn tại gắn kết với ngân hàng.
Ngay từ đầu năm, NHNN đã thể hiện rõ mong muốn giảm lãi suất trong năm 2012 bằng thông điệp: “mỗi quý sẽ giảm 1% lãi suất”. Trong khoảng cuối quý 1 đầu quý 2.2012 thì NHNN đã tiến hành 2 lần điều chỉnh trần lãi suất huy động và qua đó kéo lãi suất từ 14% về mức 12%. Đây được xem là động thái khá khẩn trương của NHNN trong bối cảnh lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt và nền kinh tế, đặc biệt là các DN, đang vật lộn với nhiều khó khăn.
Xét về môi trường tài chính thì việc hạ lãi suất của NHNN đã phần nào cởi một nút thắt cho thị trường tài chính vốn đang bị co thắt mạnh từ việc thắt chặt chính sách tiền tệ trong suốt năm 2011. Đáng lưu ý là sự khởi sắc trên TTCK khi chỉ số Vnindex đã tăng khá mạnh trong cuối quý 1 và đầu quý 2 và thanh khoản thị trường cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình kinh tế còn đang gặp nhiều khó khăn và tình hình kinh doanh của các DN bị ảnh hưởng nghiêm trọng thì đà tăng của thị trường trong thời gian qua là chưa chắc chắn. Đối với hoạt động kinh doanh đầu tư vào vàng thì xu hướng giá vàng thế giới giảm mạnh cũng phần nào tác động đến giá vàng trong nước. Với hình thức chủ yếu là buôn bán vàng miếng và xu hướng đầu tư 1 chiều như hiện nay thì hiện nay vàng không phải là kênh thu hút vốn đầu tư. Trên thị trường BĐS, việc NHNN tiến hành giảm lãi suất đồng thời đưa ra chính sách mới trong việc nới lỏng cung cấp tín dụng cho thị trường BĐS phần nào cũng tác động tích cực đến thị trường. Các DN sẽ tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn để triển khai dự án trong khi người có nhu cầu mua nhà cũng được hỗ trợ vốn vay hơn so với trước kia. Tuy nhiên, hiện thị trường này vẫn còn kém thanh khoản và thị trường vẫn kỳ vọng giá nhà sẽ tiếp tục giảm nên chính sách hỗ trợ của NHNN tạm thời sẽ chưa tác động gì nhiều đối với thị trường BĐS. Đối với kênh tiền gửi tiết kiệm thì lãi suất huy động giảm về 8% phần nào khiến người có tiền không mặn mà với việc gửi tiền, tuy nhiên, xem xét trong bối cảnh môi trường đầu tư hiện nay thì tiền gửi tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư thu hút phần đông người gửi tiền.
Tóm lại lãi suất giảm đã tạo tín hiệu tốt cho kinh tế, góp phần tháo gõ khó khăn cho các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Và thực tế nhờ chính sách giảm lãi suất của NHNN, lãi suất trong năm 2012 đã giảm hơn nhiều so với năm 2011: lãi suất cuối năm 2012 trung bình khoảng 15 – 17% giảm hơn rất nhiều so với mức lãi suất hơn 20% năm 2011.
Tuy nhiên, LS giảm chưa thực sự tạo tình hình khả quan cho hoạt đồng đầu tư tài chính và đầu tư BĐS. Mặc dù LS huy động chỉ còn 8% thì gửi tiền vẫn là kênh tốt nhất (kết hợp giửa an toàn và thu nhập). Ngoài ra khi LS giảm xuống 8% có thể dẫn tới việc USD trở nên hấp dẩn và tăng tỷ giá, đó là điểm cần quan tâm trong 3 tháng tới.
Xét đến những tác động của việc giảm lãi suất đến tình hình kinh doanh của các DN, mặc dù NHNN đưa ra thông điệp giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế đồng thời đưa ra tuyên bố là DN sẽ tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ (13-15%/năm) và các NHTM cũng đưa ra nhiều gói cho vay với lãi suất ưu đãi trị giá hàng ngàn tỷ đồng, tuy nhiên số lượng và đối tượng DN tiếp cận với nguồn vốn này vẫn còn rất hạn chế. Hiện nay lãi suất cho vay, tuy có được hỗ trợ, những cũng vẫn xoay quanh mức 15 – 17%/năm. Đây vẫn là mức tương đối cao so với sức chịu đựng của DN trong giai đoạn khó khăn như hiện nay. Ngoài ra, hầu hết các DN đều đang gặp khó khăn cả về vốn và thị trường tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ suy giảm khiến tồn kho tăng mạnh nên dù DN có vay được vốn “rẻ” cũng chưa chắc đã cải thiện được tình hình hoạt động. Đó là chưa kể đến trường hợp nhiều DN đã vay nợ nhiều trong thời gian trước đây và đã cầm cố hầu hết các tài sản để vay nợ nên để tiếp cận được với những khoản vay hiện nay, dù các DN rất muốn, nhưng chưa chắc đã được.
Do đó, việc giảm lãi suất về 8% như hiện nay về cơ bản chưa giúp ích gì nhiều cho các DN. Vấn đề doanh nghiệp cần hiện này chính là thị trường tiêu thụ khởi sắt trở lại để có thể bán được hàng, mà vấn đề này thì việc giảm LS như hiện nay chỉ có tác động một phần, phần quan trọng chính là việc chuyển vốn mạnh mẽ của NHTM vào khu vực vay tiêu dùng và SX hàng hoá cũng như cần phải có một lực cung tiền của Chính phủ cho lãnh vực này. Khi đó mối quan hệ Doanh nghiệp – thị trường – việc làm mới phát triển tạo động lực cho nền kinh tế, trong đó có lợi ích của doanh nghiệp.