II. Vai trò của NHTM với KT-XH
2. Hoạt động của hệthống tài chính Việt Nam hiện nay
2.2.1.2. Các tổchức tíndụng
Các loại hình tổ chức tín dụng (theo sở hữu): Tổ chức tín dụng được thành lậptheo pháp luật Việt Nam bao gồm tổ chức tín dụng nhà nước, tổ chức tín dụng cổphần, tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng100% vốn nước ngoài. Ngoài ra còn có chi nhánh, văn phòng đại diện của ngânhàng nước ngoài tại Việt nam.
Các ngân hàng thương mại: Hiện ở Việt Nam có 5 ngân hàng thương mại quốc doanhchiếm hơn 70% thị phần tín dụng và huy động vốn; 37 ngân hàng cổ phần đô thị và nôngthôn, chiếm 11% thị phần tín
dụng và huy động vốn; 27 chi nhánh ngân hàng nước ngoài,4 ngân hàng liên doanh chiếm 12% thị phần huy động vốn và tín dụng.
Các công ty tài chính: Hiện có 5 công ty tài chính trực thuộc các tổng công ty lớn. Cáccông ty tài chính này chủ yếu là dàn xếp tài chính cho tổng công ty mà nó trực thuộc.Ngoài ra trước năm 2003 còn có Công ty tài chính Sài gòn là một đơn vị độc lập khôngthuộc bất kỳ một tổng công ty nào. Nhưng do những hạn chế của mô hình này hiện đãchuyển thành Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á.
Các công ty cho thuê tài chính: Hiện có 9 công ty cho thuê tài chính, trong đó có 3 liêndoanh. Sáu công ty còn lại trực thuộc 4 ngân hàng thương mại quốc doanh. Trong đó,Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam có 2 công ty. Nhìn chung hoạt động thuê mua tài chính còn nhiều hạn chế.
Các quỹ tín dụng: có hai loại hình quỹ tín dụng là quỹ tín dụng trung ương và quỹ tíndụng khu vực. Tổng số các hợp tác xã tín dụng là 898 và chiếm 1,5% thị phần huy độngvốn và cho vay.
Những rủi ro và yếu kém của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam hiện nay: - Rủi ro lớn tập trung tại mảng rủi ro tín dụng
Tín dụng tập trung vào lĩnh vực bất động sản quá lớn đặt sự an toàn của hệthống các TCTD phụ thuộc vào thị trường bất động sản
Mức độ tập trung tín dụng đối với một số khách hàng và nhóm khách hàngliên quan rất lớn
- Quy mô tín dụng của các TCTD rất lớn so với GDP làm cho hệ thống TCTDdễ bị tổn thương từ những bất ổn vĩ mô và ngược lại
- Nhóm lợi ích và sở hữu chéo giữa các TCTD rất lớn làm cho rủi ro hệ thốngrất cao nếu như một ngân hàng gặp khó khăn và đổ vỡ
- Năng lực quản trị của các TCTD còn nhiều bất cập so với quy mô, tốc độtăng trưởng và mức độ rủi ro trong các hoạt động
- Cạnh tranh thiếu lành mạnh, thiếu sự hợp tác giữa các TCTD dẫn đến kỷcương, kỷ luật, chính sách, pháp luật trong hoạt động ngân hàng không được tôntrọng.