IV. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHNNo&PTNT Việt Nam
2. Những hạn chế, vớng mắc của hoạt động tín dụng tại NHNNo & PTNT Việt Nam
PTNT Việt Nam
* Thứ nhất, trong cơ chế huy động vốn:
-Còn nhiều hạn chế trong chiến lợc dài hạn huy động vốn nhàn rỗi, chậm đổi mới và phát triển nghiệp vụ huy động vốn.
Nhìn chung trong thời gian qua, huy động vốn của NHNNo&PTNT Việt Nam chủ yếu vẫn là vốn ngắn hạn, trong vốn ngắn hạn thì tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm và loại tiết kiệm ngắn hạn là chủ yếu. Còn loại tiền gửi tiết kiệm dài hạn từ 2 năm trở lên còn nhiều hạn chế, cha huy động đợc nhiều nguồn vốn dài hạn để đầu t vào các dự án thích hợp.
Việc cha đa dạng hoá các biện pháp huy động nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi từ các doanh nghiệp làm cho hoạt động huy động vốn của Ngân hàng cha thực sự năng động mà hầu hết là do nhu cầu từ phía doanh nghiệp. Ngoài ra còn cha đáp ứng đợc nhu cầu tiền mặt cho các doanh nghiệp, xử lý công việc thanh toán còn trì trệ, gây tổn thất về tài chính cho khách hàng, không đáp ứng đợc nhu cầu tín dụng cha tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng tài khoản mở ở Ngân hàng …
-Chính sách bảo hiểm các loại tiền gửi cha đợc thoả đáng làm hạn chế nguồn vốn huy động nhằm mỡ rộng tín dụng. Bởi do lãi suất thị trờng cha thu hút và cha đồng bộ nên cũng cha đủ sức hấp dẫn điều đó đã gây ảnh hởng không nhỏ tới quá trình huy động vốn, nhất là các nguồn tiền nhàn rỗi trong các tầng lớp dân c.
-Cha kết hợp tốt và đổi mới phơng thức huy động vốn. Mà hình thức chủ yếu sử dụng huy động vốn truyền thống, tuy đã có sử dụng các phơng thức mới trong thời gian gần đây nhng còn hạn chế. Những phơng thức: trái phiếu NHTM; kỳ phiếu Ngân hàng có mục đích; tiết kiệm bằng vàng; bằng VND đảm bảo giá trị theo vàng (đợc thí điểm mới tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2002); ngoài ra còn có các hình thức huy động tiết kiệm và kỳ phiếu bằng ngoại tệ trong nớc để dùng cho vay các nhu cầu ngoại tệ phục vụ cho việc xuất khẩu hàng hoá và tăng cờng công tác quản lý ngoaị hối.
* Thứ hai, trong cơ chế sử dụng vốn
D nợ tín dụng qua các năm đều tăng trởng phù hợp với nhịp độ tăng trởng kinh tế; cơ cấu đầu t tín dụng đã có sự thay đổi, tín dụng ngoài quốc doanh đã đợc mỡ rộng so với trớc đặc biệt là cho vay trực tiếp hộ sản xuất nông nghiệp ở nông thôn và các hộ sản xuất tiêủ thủ công nghiệp ở thành phố. Tuy nhiên vẫn còn những vớng mắc đó là:
-Cha đa dạng hoá đợc nghiệp vụ cho vay vốn đối với nền kinh tế. Đó là NHNNo&PTNT Việt Nam có 2 phơng pháp cho vay và 2 tài khoản cho vay thông dụng và phổ biến: phơng pháp cho vay luân chuyển, sử dụng tài khoản cho vay luân chuyển; phơng pháp cho vay từng lần, (từng dự án) sử dụng tài khoản cho vay thông thờng hiện nay vẫn là chủ yếu.
-Hiệu quả cho vay vốn còn thấp và tình trạng vi phạm các nguyên tắc tín dụng còn phổ biến. Nợ quá hạn và nợ khó đòi hiện nay vẫn còn phát sinh ở những doanh nghiệp có vốn vay Ngân hàng, làm khê đọng một lợng vốn rất lớn trong nền kinh tế; tỷ trọng nợ qúa hạn trong tổng d nợ còn chiếm tỷ trọng cao, năm 2002 là 2,3% tăng 1,6% so năm 2001 mặc dù năm 2002 đã xử lý rủi ro 764 tỷ đồng / 1.020 tỷ đồng
-Độ an toàn trong hoạt động tín dụng còn cha đợc đảm bảo, Bởi do NHNNo&PTNT Việt Nam có đặc điểm hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nên luôn tiềm ẩn rủi ro cao. Hơn nữa các cơ chế chính sách của Nhà nớc đảm bảo cho hoạt động kinh doanh trong nông nghiệp còn nhiều bất cập, nh quỹ bảo hiểm mùa màng cha có đầy đủ hoặc thiên tai thờng xuyên ảnh hởng đến các kết quả kinh doanh của lĩnh vực nông nghiệp …
-Những hạn chế của tài sản thế chấp trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng đó là:
+ Tài sản thế chấp trong khu vực kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu Nhà nớc khi doanh nghiệp không trả đợc nợ thì Ngân hàng khó phát mại tài sản để thu nợ.
+ Tài sản thế chấp nh: Nhà cửa, máy móc thiết bị, phơng tiện vận tải … rất khó chuyển đổi thành tiền để thu nợ ngoài ra còn phát sinh các chi phí bảo quản tốn kém.
+ Giá trị tài sản thế chấp cha đa dạng, phạm vi sử dụng hẹp nh: sổ tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu Ngân hàng, tín phiếu kho bạc …
+ Việc quản lý các tài sản thế chấp có nơi, có lúc cha đủ độ an toàn. Một tài sản đợc dùng để thế chấp ở nhiều Ngân hàng và đến khi đổ vỡ tín dụng mới phát hiện đợc.
+ Việc xử lý tài sản thế chấp còn nhiều bất cập trong yếu tố pháp lý. -Cha có chính sách bảo hiểm tín dụng cho kinh doanh của Ngân hàng, do vậy nhiều khoản tiền cho vay còn gặp nhiều rủi ro, gây những tổn thất mà không đợc đền bù thích đáng.
* Thứ ba, đó là yếu tố khách hàng.
NHNNo&PTNT Việt Nam tuy đã có phát triển công tác khách hàng nhng đôi khi nhận thức về công tác khách hàng còn cha coi trọng đúng mức, và so với yêu cầu sự nghiệp phát triển thì còn: cha đợc triển khai và nhất quán, nhiều bộ phận, cán bộ vẫn cha ý thức hết đợc tầm quan trọng của khách hàng, nội dung nghiên cứu về khách hàng còn cha đầy đủ.