Tình trạng đầu t dàn trải, lãng phí cha đợc khắc phục:

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế việt nam giai đoạn 1998- 2010 (Trang 65)

III. Một số hạn chế trong hoạt động đầu t cho tăng trởng kinh tế ở Việt Nam

6. Tình trạng đầu t dàn trải, lãng phí cha đợc khắc phục:

Tình trạng này đợc tích tụ từ nhiều năm, gây lãng phí lớn và dẫn đến hiệu quả đầu t thấp thể hiện ở số lợng các dự án năm sau lớn hơn năm trớc, số lợng các dự án tồn đọng quá lớn, vợt quá khả năng cân đối vốn của ngân sách và của nền kinh tế nói chung. Tổng số dự án trong cả nớc năm 2001 là 6.942 dự án, tăng 672 dự án so với năm 2000. Năm 2003 có 10.596 dự án, tăng 2.982 dự án so với năm 2002. Năm 2004 có 12.355 dự án, tăng 1.759 dự án so với năm 2003. Mặc dù số sự án dự kiến kết thúc đi vào sử dụng ở mỗi năm chỉ chiếm trên 19% song số dự án có quyết định đầu t mới vẫn tiếp tục tăng từ 18,4% lên 30%. Việc bố trí vốn dàn trải còn thể hiện ở bình quân vốn bố trí cho một dự án qua các năm có xu hớng giảm dần: năm 2001 là 5,33 tỷ đồng/1 dự án, năm 2002 là 5,30 tỷ đồng/1 dự án, năm 2003 là 4,43 tỷ đồng/1 dự án và năm 2004 là 4,33 tỷ đồng/1 dự án.

Ngoài ra, nhiều dự án bị kéo dài thời gian thực hiện, khiến cho khả năng phát huy tác dụng đối với nền kinh tế còn thấp. Tổng hợp chung các Bộ, ngành, địa phơng vẫn còn khoảng 1.430 (khoảng 13%) dự án thuộc nhóm B và C kéo dài quá thời gian quy định, trong đó có khoảng 250 dự án nhóm B (14,2%) kéo dài quá 4 năm, 1.180 dự án nhóm C (12,9%) kéo dài quá 2 năm.

“Đầu t theo phong trào” vẫn là hiện tợng nhức nhối khiến cho lợng vốn đầu t đã rất nhỏ lại bị sử dụng dàn trải, không có hiệu quả. Chúng ta đã chứng kiến sự ra đời của hàng loạt các nhà máy bia, xi măng lò đứng, nhà máy đờng của những năm trớc. Thiệt hại to lớn do cách đầu t này gây ra đã đợc chứng minh: đó là khoản lỗ 2.048 tỷ đồng và 5.080 tỷ đồng nợ gốc và lãi vay để đầu t của 36 nhà máy đờng (tính đến cuối năm 2002) cho chơng trình một triệu tấn đ- ờng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, “ hội chứng” này vẫn cha dứt. Xuất hiện làn sóng đầu t xây dựng các cảng biển lớn, nhất là các cảng nớc sâu, xây dựng các “khu công nghiệp”, “cụm công nghiệp” thậm chí “điểm công nghiệp” cấp huyện. Hậu quả là vốn đầu t bị sử dụng lãng phí, không những không đem lại hiệu quả mà còn gây thiệt hại cho các địa phơng.

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế việt nam giai đoạn 1998- 2010 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w