0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Nhận xét quá trình thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC SINH VIÊN HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG DẠY HỌC PHẦN TĨNH ĐIỆN – CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ (Trang 85 -87 )

A. 24,0V B.2,0V C 3,0V D 72,0V Giải thích:

3.3. Nhận xét quá trình thực nghiệm sư phạm

Quá trình thực nghiệm sư phạm cho thấy:

- Sinh viên hứng thú với hình thức tổ chức học tập theo nhóm

- Các nhóm sinh viên làm việc nghiêm túc, tranh luận sôi nổi để hiểu đúng những điều được trình bày trong giáo trình và hoàn thành gần hết các nhiệm vụ được giao.

- Sau khi phân bố thời lượng để tiến hành thực nghiệm thì các tiết dạy trên lớp

đã tiến hành theo đúng kế hoạch.

Tuy nhiên quá trình thực nghiệm đã gặp phải một số vấn đề sau:

- Trong buổi học thực nghiệm đầu tiên sinh viên chưa kịp chuẩn bị tài liệu học do đó không thể thực hiện đúng tiến trình giảng viên đã xây dựng. Cách xử lý là phôtô các tài liệu liệu liên quan đến bài học phát cho các nhóm. Nhờ đó buổi học diễn ra như dự kiến.

- Một số sinh viên “lười” không những không chịu tham gia nghiên cứu tài liệu mà còn làm việc riêng gây mất trật tự trong lớp học. Cách xử lý là giảng viên đưa ra quy định là nếu trong nhóm có thành viên làm việc riêng, bị giảng viên nhắc nhở

lần thứ nhất trừ 25%, lần thứ hai trừ 50%, lần thứ ba trừ 75% sốđiểm đạt được của nhóm trong buổi học đó. Kết quả cho thấy các sinh viên trong nhóm đã nhắc nhở

- Một số sinh viên đặt vấn đề với giảng viên là giữa sinh viên tích cực và sinh viên kém tích cực (nghỉ học nhiều, ít phát biểu ý kiến) thì điểm hoạt động nhóm có giống nhau không. Cách xử lý là để cho mỗi nhóm tự đánh giá mức độ hoạt động của các thành viên nhóm mình, giảng viên căn cứ vào đánh giá đó và kết quả làm việc của nhóm để tính điểm cho từng thành viên một cách công bằng nhất.

- Phiếu học tập số 1 về điện tích – tương tác giữa các điện tích: các nhóm làm

được hầu hết các câu lí thuyết và bài tập tính toán đơn giản. Tuy nhiên ở các bài tập yêu cầu kĩ năng suy luận thì một số nhóm không giải thích được. Cách xử lý là cho một vài nhóm giải lên bảng sau đó giảng viên nhận xét.

- Phiếu học tập số 2 về điện trường: khi tính toán cường độ điện trường do 1

điện tích điểm gây ra thì các em làm rất tốt nhưng khi có hai điện tích điểm trở lên thì các nhóm tỏ ra rất lúng túng do kiến thức toán vec tơ không được tốt. giảng viên

đã nhắc lại các phép tính cộng vec tơ rồi cho một vài nhóm giải lên bảng sau đó giảng viên nhận xét.

- Phiếu học tập số 3 về đường sức điện thông: trong phần này có một số khái niệm như thông lượng điện trường, vec tơ điện cảm, thông lượng điện cảm, định lý O – G, các bước để giải bài toán sử dụng định lý O – G là những kiến thức sinh viên chưa được biết đến nên giảng viên giảng và phân tích trước khi cho các em hoạt động nhóm. Phần bài tập các em còn tỏ ra lung túng khi xác định mặt kín (S)

để giải các bài tập xác định cường độ điện trường do các vật tích điện gây ra do đó giảng viên đã trình bày một vài ví dụ minh họa để các nhóm vận dụng giải các bài tập tương tự.

- Phiếu học tập số 4 vềđiện thế - hiệu điện thế: phần này các kiến thức không có gì mới, tuy nhiên do có rất nhiều công thức dài và khó nhớ. Giảng viên đã hướng dẫn các nhóm cách để tự suy ra các công thức tránh tình trạng ghi nhớ máy móc.

- Phiếu học tập số 5 về vật dẫn trong điện trường: phần này là một phần tương

đối khó nên giảng viên đã giảng giải phân tích làm rõ một số khái niệm như vật dẫn cân bằng tĩnh điện, tính chất, ứng dụng của vật dẫn cân bằng tĩnh điện, vật dẫn cô lập về điện, hiện tượng điện hưởng trước khi cho sinh viên hoạt động nhóm. Sinh

viên đặc biệt thích quan tâm tìm hiểu các ứng dụng của vật dẫn cân bằng tĩnh điện như màn điện, gió điện, hiệu ứng mũi nhọn.

- Phiếu học tập số 6 vềđiện môi trong điện trường: khi giải thích quá trình phân cực ở chất điện môi một số nhóm đã giải thích được sự phân cực điện môi: “ do tác

động của điện trường ngoài nếu là điện môi không tự phân cực mỗi phân tử điện môi trở thành một lưỡng cực điện ( còn ở điện môi tự phân cực khi chưa đặt vào

điện trường ngoài mỗi phân tử đã là một lưỡng cực điện nhưng sắp xếp hỗn độn) các lưỡng cực điện nằm dọc theo điện trường làm xuất hiện các điện tích trái dấu trên mặt giới hạn tấm điện môi gây ra sự phân cực ở chất điện môi”. Hầu hết các nhóm so sánh được hiện tượng phân cực điện môi và hiện tượng điện hưởng.

Dù dạy học theo hình thức nào thì cũng không thể tránh khỏi những vấn đề mà giáo viên không lường trước được do vậy đòi hỏi giáo viên phải biết linh hoạt trong xử lý tình huống sao cho hợp tình hợp lý.

Một phần của tài liệu TỔ CHỨC SINH VIÊN HỌC TẬP THEO NHÓM TRONG DẠY HỌC PHẦN TĨNH ĐIỆN – CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ (Trang 85 -87 )

×