Hình thức tổ chức sinh viên học tập theo nhóm trong dạy học phần Tĩnh

Một phần của tài liệu tổ chức sinh viên học tập theo nhóm trong dạy học phần tĩnh điện – chương trình vật lý đại cương của trường cao đẳng công nghệ (Trang 40 - 42)

đin ca trường Cao đẳng Công ngh.

Sự kết hợp xen kẽ hình thức cặp 2 sinh viên và nhóm 6-7 sinh viên trong các tiết học trên lớp là phù hợp nhất với thời gian cho phép. Ởđây, lớp học được chia thành một số nhóm, mỗi nhóm từ 6-7 sinh viên, trong mỗi nhóm lại chia thành 2 hay 3 cặp sinh viên. Trong mỗi bài học các nhóm đều được phát phiếu học tập và được nhắc lại hình thức hoạt động. Công việc giao cho nhóm lớn được chia cho từng nhóm nhỏ. Sau thời gian đọc nghiên cứu tài liệu để hoàn thành phần công việc được giao, các nhóm nhỏ này trình bày kết quả thực hiện công việc của mình trước nhóm lớn, theo thứ tự các nhiệm vụ ghi trong phiếu học tập, các nhóm lớn trình bày kết quả

trước lớp, sau đó nhận xét bài làm của nhóm khác. Nếu nhiệm vụ khó, giảng viên gợi ý hướng dẫn thêm. Sau mỗi nhiệm vụ giảng viên khái quát lại nội dung cần ghi nhớ. Giảng viên chấm điểm trình bày và điểm nhận xét. Vì thời gian trên lớp là hạn chế nên không thể hoàn thành tất cả các nhiệm vụ trong phiếu học tập ngay trên lớp.

Những nhiệm vụ còn lại các nhóm sẽ hoạt động nhóm ngoài lớp. Trong phiếu học tập đã có sẵn các gợi ý hướng dẫn của giảng viên nhưng nếu các nhóm vẫn không thực hiện được thì có thể gọi điện yêu cầu sự giúp đỡ thêm của giảng viên. Khi đã hoàn thành tất cả các nhiệm vụ các nhóm nạp lại phiếu học tập để giảng viên đánh giá sửa sai kịp thời.

Sau đây là một số gợi ý hướng dẫn của giảng viên nhằm giúp sinh viên thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập[22]:

- Lý thuyết: Trình bày ngắn gọn súc tích các nội dung chính trong các bảng ở

phiếu học tập.

- Bài tập: Giải các bài tập theo đúng trình tự sau: Bước 1. Hiểu đề bài:

+ Bài toán nói gì ? Cái gì là dữ kiện ? Cái gì phải tìm ? + Có thể phát biểu bài toán theo một cách khác ?

+ Vẽ hình, sử dụng các kí hiệu thích hợp.

+ Có thể tìm mối liên hệ giữa bài toán đã cho và một bài toán khác mà ta đã biết cách giải không ?

Bước 2. Tìm con đường đi từ cái chưa biết đến cái đã cho bằng cách : + Phát biểu các quan hệ giữa cái đã cho và cái chưa biết.

+ Biến đổi các yếu tố chưa biết. Thử đưa vào các ẩn mới, gần các dữ kiện bài toán hơn.

+ Chỉ giải một phần bài toán đã thỏa mãn một phần các điều kiện thôi : khi đó cái chưa biết được xác định đến mức độ nào ?

+ Sử dụng sự tương tự. Bước 3. Thực hiện bài giải

Bước 4. Kiểm tra lại lời giải và biện luận kết quả

+ Kết quả có đúng không ? Vì sao ?

+ Có cách giải khác đểđi đến cùng kết quảđó không ? + Có con đường nào ngắn hơn không ?

Một phần của tài liệu tổ chức sinh viên học tập theo nhóm trong dạy học phần tĩnh điện – chương trình vật lý đại cương của trường cao đẳng công nghệ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)