a Cmbodi Sim Luzon
2.3.2. Hoạt động kinh tế của người Hoa ở Hội An.
Dưới sự tác động trực tiếp của buôn bán tư nhân và sự gia tăng số lượng dân nhập cư từ Trung Quốc, ở vùng lãnh thổ của miền Bắc và miền Trung Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ XVII xuất hiện các quần thể dân Trung Hoa di cư sống tương đối ổn định và thường xuyên như ở Phố Hiến, Hội An. Sự định cư và làm ăn buôn bán của người Trung Hoa di cư ở hai địa điểm trên đã biến nơi đó trở thành thương điểm, trung tâm buôn bán sầm uất của Việt Nam trong những thế kỷ XVII – XVIII.
Cho đến nay, chưa thể xác định được giới thương nhân nào hoạt động ở vùng biển Thuận Quảng trong thế kỷ XVI mạnh và sớm nhất nhưng căn cứ vào tài liệu hiện có thì vào năm 1535, Antonio de Faria – người Bồ Đào Nha đã đến vùng vịnh Đà Nẵng. Năm 1577, đoàn thuyền buôn của Trần Tân Tùng, người phủ Chương Châu, Trung Quốc chở đồ đồng, đồ sắt và đồ sứ đến bán ở Thuận Hóa. Khi thuyền cập bến thì ở đây đã có mặt 13 thuyền buôn Phúc Kiến mang hàng đến bán nên hàng của Trần Tân Tùng không bán được, đành phải thuê một chiếc thuyền nhỏ chở hàng vào bán ở Quảng Nam. [Dẫn theo 13, tr.36]
Là một quốc gia có tiềm lực kinh tế, từng có truyền thống buôn bán với nhiều nước trong khu vực, trước những nguồn lợi nhuận lớn mà hoạt động thương mại quốc tế có thể đem lại, thuyền buôn từ các địa phương Trung Quốc ngày càng hướng đến các cảng Đông Nam Á. Các biện pháp của chính quyền Bắc Kinh nhằm ngăn cấm không cho thuyền buôn đi ra nước ngoài không đem lại những hiệu quả thiết thực. Trước hiện trạng đó, nhận thức rõ vai trò của kinh tế thương mại khu vực Đông Nam Á đối với sự phát triển kinh tế trong nước và để nắm bắt tình hình thế giới, từ năm 1567, nhà Minh bắt đầu nới lỏng chính sách hạn chế ngoại thương, cho phép Hoa thương được giao lưu, buôn bán. Chính quyền phong kiến Trung Hoa đã ra lệnh cho giới quan lại ở Phúc Kiến mở một số hoạt động thương mại với các nước ở vùng biển Đông và các nước vùng biển phía Tây nhưng vẫn phong tỏa quan hệ với Nhật Bản. Trong các chủng loại hàng hóa, chính quyền Bắc Kinh nghiêm cấm việc xuất khẩu muối kali, đồng và sắt vì đây là những nguyên liệu hết sức thiết yếu được sử dụng trong việc chế tạo vũ khí và thiết bị quân sự.
Để khẳng định mối quan hệ chính thức với các nước, nhà Minh đã ban hành chế độ cấp giấy phép (wen – yin) cho thuyền buôn ra nước ngoài. Ngay sau đó, 50 giấy phép đã được cấp cho các chủ thuyền. Trên thực tế, chế độ cấp giấy phép đã được áp dụng qua nhiều
năm trong hệ thống buôn bán nội địa nhưng giờ đây wen – yin được mở rộng cho việc giao thương quốc tế. Thực hiện chủ trương đó, chính quyền Trung Quốc đã cấp 50 giấy phép cho thuyền buôn đi ra nước ngoài nhưng đến năm 1589 số giấy phép này đã tăng lên 88 bản và đến năm 1597 là 117 bản. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều thương thuyền mặc dù không được phép vẫn tiến hành các hoạt động buôn bán phi chính thức với các nước trong khu vực. Số thuyền được cấp giấy phép chủ yếu cho khu vực Đông Nam Á là các nước Philippines, Bắc Borneo và Manila. Trong những năm 1590, các địa danh mà thuyền Trung Hoa thường lui tới là Tây Java 8 thuyền/năm, nam Sumatra 7 thuyền, Đàng trong (Đại Việt) 8 thuyền và Siam 4 thuyền. [31, tr.35] Sang đến thế kỷ XVII, với sự hưng khởi của thương cảng Hội An, số thuyền Trung Hoa chắc chắn đã tăng lên rất nhiều.
Khác với Phố Hiến, hầu như hoạt động buôn bán ở Hội An đều nằm trong tay các thương gia nước ngoài đặc biệt là người Trung Hoa và người Nhật Bản. Theo lời ghi lại của Lê Quý Đôn thì các nhà buôn Trung Hoa trú ngụ ở Hội An mua đồng thau và các vật dụng bằng đồng từ các tàu buôn của người Âu châu và bán lại tại chợ Minh Hương. [23, tr.358] Hầu như toàn bộ sản phẩm khai thác ở các mỏ vàng thuộc khu vực miền Trung của Việt Nam chủ yếu dành cho xuất khẩu và thông qua trung gian, môi giới người Hoa ở Hội An.
Dân làng Minh Hương có nhiều ngành nghề thủ công, canh nông và tơ tằm…nhưng quan trọng nhất là thương nghiệp. Nghề buôn đối với người làng Minh Hương từ thủa tại Hội An có phố người Đường đã thật rõ. Họ nhạy cảm trong thương mại, thu mua thổ sản trong các tỉnh chuyển về tồn kho tại làng rồi bán cho thương nhân các nước có tàu thuyền cập bến tại Hội An. Đồng thời, họ đặt những loại hàng theo nhu cầu của người Việt để sau đó thương nhân các nước đem đến bán. Sự trao đổi này diễn ra suốt mấy thế kỷ, đem lại lợi nhuận rất nhiều. Nhờ thế, họ đóng góp tiền của nhân lực phục vụ cho nhà Chúa trong công cuộc bảo vệ xứ Đàng Trong một cách hiệu quả.
Các thuyền buôn Trung Hoa thường đến Hội An vào mùa xuân, mang đến Việt Nam các sản phẩm như vũ khí, tơ lụa, trà, đồ gốm sứ, giấy quấn hương và các vật phẩm để làm nghi lễ trong thờ cúng. Những mặt hàng này luôn là nhu cầu của thị trường Việt Nam thời đó. Để xúc tiến các công việc kinh doanh, các nhà buôn Trung Hoa tại Hội An đã lập nên các Hội đoàn như “Hội xúc tiến thương mại đường biển” (thành lập năm 1715) chức năng chính của Hội là ủng hộ cả về vật chất và tinh thần, khuyến khích mở rộng các quan hệ
buôn bán bằng đường biển. Các hội quán của người Trung Hoa di cư là một trong những thành viên tham gia tích cực trong công cuộc phát triển thương mại bằng đường biển của người Trung Hoa tại Hội An.[52, tr.69]
Có thể nói, các hoạt động thương mại cả nước nói chung và Đàng Trong nói riêng, người Hoa hầu như nắm trong tay mình tất cả những mối thương mại từ nhỏ đến lớn. Ở tất cả những hang cùng ngõ hẻm, những nơi rừng núi heo hút cho đến những trung tâm buôn bán, những hải cảng lớn nhỏ đều thấy bóng dáng Hoa thương cùng rất nhiều cửa hiệu Trung Quốc hoặc có cả những người Trung Quốc bán rong đi khắp nơi bán hàng. Họ là những người đầu tiên buôn bán với Việt Nam và sau này khi các lái buôn phương Tây thất bại trong việc buôn bán với Việt Nam thì họ lại chính là những người đứng ra nắm lấy tất cả những mối quan trọng trong buôn bán.
Tại thương cảng Hội An, người Hoa không những nắm trong tay công việc tàu vụ của cảng này mà trong các hoạt động thương mại với thị trường nội địa họ cũng bao thu mua và hàng hóa trong vùng để đến kỳ hội chợ cung cấp cho các tàu buôn nước ngoài. Mặt khác, họ mang những hàng hóa nước ngoài đi bán khắp các hang cùng ngõ hẻm. Họ buôn từ những mặt hàng chiến lược như gạo, gỗ, kim loại, đường, vải cho đến những mặt hàng tạp hóa, thuốc men…. Các đặc sẳn tài nguyên nước ta không chỉ được đem về Trung Quốc mà còn là món hàng béo bở để các Hoa thương giàu có đem sang các nước phương Đông khác. Có sự một sự khác biệt trong buôn bán giữa các thương gia người Âu và các lái buôn người Hoa ở Đàng Trong. Hàng hóa phương Tây thường là quá đắt đối với người dân thường, do đó lợi nhuận chính họ thu được là do mua vào hơn là bán ra. Trong khi đó, theo thương gia họ Trần, hàng Trung Quốc mang đến “ Bán đi chạy lắm, hàng bán lời nhiều, không có ế đọng. Hàng mang đến thì sa, đoạn, gấm, vóc, vải, các vị thuốc, giấy vàng bạc, hương vòng, các thứ đồ giấy, kim tuyến, ngân tuyến, các thứ phẩm, y phục, giầy tốt, nhung, kính, pha lê, quạt giấy, bút mực, kim, cúc áo, các thứ bàn ghế, các thứ đèn lồng, các thứ đồ đồng, các thứ đồ sứ đồ sành; đồ ăn uống thì các loại như lá chè, cam, chanh, lê, táo, hồng, bánh, miến, bột mì, trám, muối..mộc nhĩ, nấm hương, kẻ có người không, cùng nhau đổi chác, không ai là không được sở thích” [23, tr.235]. Tình hình này hẳn đã lôi cuốn nhiều lái buôn người Hoa tới Đàng Trong hơn nữa.
Quen thuộc địa hình phong thổ, lại có hiểu biết sâu sắc về con người và cuộc sống của đất nước này, các lái buôn Trung Hoa đã tỏ ra khôn khéo và tháo vát khiến các lái buôn phương Tây phải thán phục và nhờ cậy họ làm môi giới. Đứng ở khâu trung gian giữa những người Việt lương thiện và những lái phương Tây cần mua hàng, họ đã làm giàu một cách dễ dàng.
Hoa thương ở Hội An còn làm nhiệm vụ chuyển vận hàng hóa từ Trung Quốc đến hoặc có nguồn cung cấp hàng hóa do các tàu buôn đến từ các thương cảng của Trung Quốc, rồi từ đó chuyển hàng hóa đến các thương cảng khác của Đông Nam Á và Nhật Bản hoặc bán cho các tàu buôn phương tây trong mùa hội chợ.
Năm 1774, Piere Poivre ghi lại rằng: “thành phố Hội An như một cái kho chung của tất cả các hàng hóa và là nơi trú ngụ của thương nhân người Hoa với bến đậu dọc theo bờ một con sông vướng đầy ghe thuyền”. [Dẫn theo 28, tr. 26]
Ngoài ra, các Hoa thương còn lãnh trưng khai thác các mỏ vàng, bạc, đồng, chì, thiếc, kẽm, than…hàng năm nộp thuế cho nhà nước. Đến thế kỷ XIX, ở Việt Nam có 124 mỏ được khai thác nhưng hầu hết những mỏ ấy nằm trong tay các thương nhân người Hoa.[51, tr.60] Tuy nhiên, những mỏ do Hoa thương lãnh trưng không góp ích gì cho việc tích lũy của cải cũng như việc kích thích đẩy mạnh trao đổi hàng hóa ở nước ta vì thực chất, đây chỉ là một kiểu vơ vét, bóc lột tài nguyên của thương nhân nước ngoài.
Sau khi Nhật Bản ban hành lệnh tỏa quốc, thương nhân Trung Hoa hầu như lũng đoạn thị trường ở Hội An. Các đầu mối, các cuộc giao dịch thương mại chủ yếu nằm trong tay người Hoa. Nhận thấy cơ hội thuận lợi đó, giới doanh thương vùng Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam…đã thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ kinh tế với khu vực. Ở Quảng Đông, một tổ chức thương mại lớn là “Thập tam hãng” đã được thành lập với mục tiêu “cung cấp cho tàu châu Âu các sản phẩm của Việt Nam và đồng thời cung cấp cho Việt Nam hàng Trung Hoa và sản phẩm của châu Âu mà Việt Nam cần”. [Dẫn theo 32, tr.24]
Thương nhân các nước khác đổ về đây trao đổi hàng hóa đông đúc và hầu hết qua vai trò trung gian của người Hoa và lý do khiến có nhiều thương gia hằng năm từ Trung Hoa đến Quảng Nam là vì có thể tìm thấy ở đây một trung tâm buôn bán với các nước và các vùng lân cận. Hồ tiêu được chở tới đây từ Palembang, Pahang và các vùng lân cận; long não
từ Borneo. Với những gì còn lại họ có thể mua thêm hồ tiêu, ngà voi, bột gia vị, bạch đậu khấu của Quảng Nam…Do đó, thuyền của họ trở về Trung Hoa thường là đầy hàng.
Trần Kính Hòa đưa ra ba lý do cắt nghĩa sự kiện này.
Thứ nhất, cuộc ngưng chiến giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn vào năm 1672 đã mở đầu một thời kỳ hòa bình ở cả hai bên cho tới khi Tây Sơn nổi dậy. Khi không còn chiến tranh đe dọa (do đó không cần sự trợ giúp bằng bất cứ giá nào), cả hai chính thể đã không còn dễ dãi đối với các thương gia châu Âu. Tình hình mới này tạo ra cơ hội cho người Hoa đóng vai trò trung gian giữa hai bên: Việt Nam và người Âu.
Thứ hai, vào thời kỳ này các công ty thương mại của người Hoa ở Quảng Đông, đại diện bởi Thập tam hãng đã hoạt động một cách tích cực và hiệu quả đến độ thuyền của họ “bắt đầu cung cấp cho tàu châu Âu các sản phẩm của Việt nam và đồng thời cung cấp cho Việt Nam hàng Trung Hoa và sản phẩm của châu Âu mà Việt nam cần”
Thứ ba, quy định của Nhật Bản năm 1715 về ngoại thương đã hạ số thuyền của Trung Hoa tới Nhật xuống còn 30 với tổng giá trị hàng hóa là 6.000 kan (600.000 lạng bạc) đã tác động mạnh mẽ đến nền thương mại Đàng Trong như làm một số thuyền đã lui tới Nhật hướng về các cảng khác trong vùng Đông Nam Á.[23, tr. 103, 104]
Vào khoảng cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, các thương gia người Hoa đã gặp được nhiều thuận lợi hơn khiến họ có thể tạo một số cơ sở cho phép họ chế ngự nền thương mại Đàng Trong trong hai thế kỷ kế tiếp. Sự hoạt động hiệu quả và thành đạt của người Hoa trong nền thương mại Đàng Trong cũng do chính sách cởi mở của chúa Nguyễn đối với Hoa thương. Chúa Nguyễn dùng cả người Nhật và người Hoa vào chính lợi ích của họ. Hoa thương và Nhật thương còn tham gia tích cực vào bộ máy chính quyền Đàng Trong. Điều đó khẳng định sự chiếm lĩnh thị trường Đàng Trong và chi phối mạnh mẽ nền thương mại ở đây. Khoảng cuối thế kỷ XVII, hoạt động buôn bán ở Hội An đều lọt vào tay người Hoa như trong một ghi chép của một lái buôn Anh là Bowyear về Đàng Trong năm 1695 như sau: “Faifo gồm một con đường phố trên bờ sông và hai dãy nhà, có khoảng 100 nóc nhà của người Trung Quốc, cũng có 4, 5 gia đình người Nhật Bản. Xưa kia người Nhật là cư dân chính và làm chủ việc thương mãi ở hải cảng này nhưng số ấy đã giảm bớt và của cải của họ cũng sút kém, sự quản trị công việc buôn bán hiện nay lọt vào tay người Trung Quốc. Họ có ít nhất, 10, 12 chiếc thuyền hàng năm từ Nhật, Quảng Đông, Siam, Cambodia, Manila và
Batavia tới”. [Dẫn theo 39, tr. 421] Nhưng kể từ khi chính quyền Edo chủ trương hạn chế thuyền Trung Hoa đến Nhật, trong khoảng 10 năm (1740 – 1750), số thuyền của Hoa thương đến Đàng Trong đã tăng lên 80. Cũng theo lời nhận xét của Piere Poiver về việc lũng đoạn của Hoa thương ở Đàng Trong năm 1744 thì về phần buôn bán xứ này, thật ra có thể nói là xứ Đàng Trong không phải là người giàu và người buôn bán giỏi. Cho đến nay họ mới chỉ buôn bán với người Trung Quốc và người Nhật Bản. Người Nhật đã thôi từ 25 năm theo lệnh của Nhật hoàng, cấm không cho dân ra khỏi đất Nhật. Việc cấm này cũng có ở Đàng Trong. Vì thế, người Đàng Trong buộc phải bằng lòng tiêu dùng những hàng hóa do người Trung Quốc mang đến.
Vai trò là nơi trao đổi hàng hóa của Hội An càng cao, sức hấp dẫn của Hội An càng mạnh đối với người Trung Hoa. Bảng 3 ghi số thuyền của người Hoa từ các nước Đông Nam Á đến Nhật vào các năm từ 1647 đến 1720 cho thấy là khoảng 30% số thuyền này đến từ Quảng Nam. Kết hợp với bảng 1, trong đó cho thấy ¼ của tất cả thuyền châu Ấn của Nhật buôn bán với Đàng Trong. Các con số này càng cho thấy rõ tầm quan trọng của Đàng Trong trong nền thương mại giữa Trung Hoa – Nhật Bản vào thế kỷ XVII.
Bảng 3: Số ghe Trung Hoa từ các nước Đông Nam Á tới Nhật Bản (1647-1720).
Tongking Quảng Nam Cambodia Siam Patani Malacca Jakata Bantam
1647-1650 7 11 4 1 4 1651–1660 15 40 37 28 20 2 1 1651–1660 15 40 37 28 20 2 1 1661-1670 6 43 24 26 9 2 12 1671-1680 12 40 10 23 2 31 1 1681-1690 12 29 9 25 8 4 18 1691-1700 6 30 22 20 7 2 16 1 1701-1710 3 12 1 11 2 2 1711-1720 2 8 1 5 5 Tổng cộng 63 203 109 138 49 8 90 3 Nguồn: Dẫn theo 24, tr.101
Đàng Trong có một vai trò cực kỳ quan trọng trong nền thương mại giữa Trung Hoa và Nhật Bản. Do vậy, người Nhật tìm cách đầu tư vào nền thương mại ở Đàng Trong qua khâu trung gian các thương nhân người Hoa sau khi chính sách đóng cửa của nhà nước Nhật Bản được thi hành. Các nguồn tư liệu của Hà Lan cho thấy vào năm 1637, người Nhật