Các sự kiện tiêu biểu phản ánh mối quan hệ kinh tế Việt – Hoa.

Một phần của tài liệu quan hệ thương mại của người việt với người hoa và người nhật ở hội an thế kỷ xvii (Trang 113 - 129)

a Cmbodi Sim Luzon

3.3.2. Các sự kiện tiêu biểu phản ánh mối quan hệ kinh tế Việt – Hoa.

Việc các chúa Nguyễn chú trọng phát triển ngoại thương đã giúp cho chính quyền Đàng Trong mở cửa và giao lưu buôn bán với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, đầu thế kỷ XVII, ngoài Nhật Bản thì Trung Hoa cũng là bạn hàng quan trọng nhất ở Đàng Trong.

Bên cạnh người Nhật, những cộng đồng người Hoa ở Hội An đã đóng vai trò quan trọng thường xuyên tại cảng thị này. Họ không chỉ có ưu thế về số lượng so với các thương nhân khác mà còn có ưu thế về hoạt động thương mại.

Có thể nói, từ thế kỷ XVI về trước, người Hoa đã đến buôn bán ở vùng lân cận Hội An nhưng đầu thế kỷ XVII, lúc C. Borri có mặt ở Hội An đã chứng kiến hoạt động của phố Khách, phố Nhật thì Hoa thương đã bắt đầu quy tụ về Hội An. Qua các du ký, nhất là tập An

Nam cung dịch ký sự của Chu Thuấn Thủy, ta thấy người Hoa ở Hội An còn dựa vào người

Nhật, tới khi nhà Thanh đánh chiếm các tỉnh phía Nam Trung Quốc bấy giờ nhiều nhà giàu, nhiều nhân vật tiếng tăm mới đổ sang Quảng Nam. Kể từ nửa sau thế kỷ XVII, Hội An mới thay đổi bộ mặt cũ: phố Nhật Bản mỗi ngày một suy giảm, ngược lại phố người Hoa mỗi ngày một phát đạt, có căn bản cực kỳ vững chắc để làm cơ sở phát triển cho toàn xứ Quảng Nam.

Có một bản truyền thi của dinh Quảng Nam vào ngày 2 tháng 3 năm Minh Mạng thứ 7 (1826) cho hương chức các xã và bang trưởng các bang Hoa kiều. Trong đó có nói: “Xưa nay các thuyền nhà Thanh đến thông thương với Hội An phố và cắm neo tại địa phận 6 xã Minh Hương, Hội An, Cổ Trai, Đông An, Diêm Hộ và Hoa Phố” [5, tr.8] cho thấy hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa của các thuyền buôn người Hoa đã diễn ra một cách thường xuyên và được các chúa Nguyễn ghi nhận.

Không những thế, thông qua những bia mộ hiện còn ở Hội An cũng cho thấy vai trò của người Hoa, đặc biệt là những vị tiền hiền có công sáng lập Minh Hương xã. Trong số những bia mộ đó, có mộ của Khổng thái lão gia là Thiên Như, hiện nay ở Cẩm phố, phường Hội An. Trước kia đây là từ đường và bài vị có ghi rằng:

Tuế thứ ất hợi niên cửu nguyệt sơ cửu nhật ninh thổ

Khâm tứ Cai Phủ tàu Trung Lương hầu kiêm quán tân cựu chủ Khách thương viên nhân đảng húy Khổng Thiên Như chi thần.

Ngoài ra, còn có một đạo chiếu dụ của Minh vương ban cho lúc Khổng Thiên Như qua đời. Bấy giờ bài vị đã mất, chỉ có bia mộ ghi chép đạo chiếu dụ của Minh vương như sau:

Khâm tứ Cai phủ Tàu Trung Lương Hầu Cựu soát chư quốc các tàu kiêm quản cựu tân Khách Thượng đẳng viên nhân Sắc tứ gia phong Văn Huệ Hầu Khổng Thiên Như….

Tuế thứ ất niên hợi….Hiếu đệ Ký Lục Tàu

Toàn đức Hầu….Hiếu nam Khổng Dục Quản đốn thủ đồng lập thạch.[4, tr.21]

Qua nội dung ghi trên bia mộ kể trên, chúng ta hiểu rằng ông được nhậm chức cai phủ tàu và kiêm quản các thương khách cùng nhân viên từ xưa ở lại hoặc mới tới Hội An. Bài An

Nam cung dịch ký sự của Chu Thuấn Thủy có thuật lại những chi tiết tác giả bị chúa Nguyễn

cưỡng bách làm quan cho phủ chúa vào năm 1657. Trong bài đó, Chu Thuấn Thủy có chú minh rằng: “ Cai tàu là chuyên quản người Trung Quốc và tổng lý những sự vụ về tàu thuyền”. Cũng theo Lê Quý Đôn trong Phủ biên tập lục, các quan chức của chúa Nguyễn, có một viên cai tàu, một viên tri tàu, ngoài ra còn có cai bạ tàu, cai phủ tàu, ký lục tàu cùng thủ tàu, mỗi chức hai viên. Dĩ nhiên, các chức đó chưa hẳn tất cả do người Trung Quốc đảm nhận nhưng sự thật đại đa số là chọn các thương gia Trung Quốc hoặc người Minh Hương vì về mặt thông thương, họ có tri thức và kinh nghiệm phong phú hơn người Việt. Dựa vào những nhận xét trên, ta nhận định rằng, Khổng Thiên Như đã giữ chức cai phủ tàu lâu năm, được chúa Nguyễn tín nhiệm, làm phúc cho Hương khách và kiều dân Trung Quốc tại Hội An, nhất là có rất nhiều công lao với Minh Hương xã mới thành lập, bởi vậy sau khi quá cố, được chúa Minh Vương gia phong Văn huệ hầu, ban cho 4 mẫu đất và tinh biển để lập từ đường thờ cúng.

Bên cạnh đó, có một chi tiết cũng khá thú vị đó là theo cuốn Hoa di biến thái (q.17) có một thương khách Hội An tên là Khổng Thiên Nghi, tháng 8 năm mậu thìn (1688) đáp thuyền sang Nagasaki ở bên Nhật buôn bán. Năm sau, tức năm Kỷ Tị (1689), Khổng Thiên Nghi làm thuyền trưởng, cầm đầu 60 thương khách Hội An, rời Quảng Nam sang Nhật nhưng không may nửa đường gặp bão, nên ngày 13 tháng 8 thuyền ấy trốn vào Phổ Đà Sơn.

Qua ngày 19 tháng giêng năm Canh Ngọ (1690), thuyền ấy lại khởi hành từ Ninh Ba, rồi ngày 24 tháng đó đi tới Nagasaki. [Dẫn theo 5, tr.23] Như vậy, điều này làm cho chúng ta tin rằng hai ông là anh em ruột hoặc anh em chú bác và có lẽ Khổng Thiên Nghi là cùng một nhân vật với Ký Lục Tàu trong bia mộ của Khổng Thiên Như.

Mặt khác, theo truyền thống, các nhà cầm quyền Việt Nam ở phía Bắc thường tìm cách tách các thương gia người Hoa ra khỏi người Việt nhưng họ Nguyễn ở phía Nam lại có thái độ hoàn toàn khác. Họ quyết định dùng người Nhật và người Hoa vào lợi ích của chính họ. Cả tàu Nhật lẫn tàu của người Hoa đã thường đem hàng và thư của chúa Nguyễn cho Nhật Bản hoặc Batavia. Năm 1673, hoàng tử Diễn viết cho Wei Ju Shi một thương gia người Hoa đã từng ở Đàng Trong trước khi tới định cư ở Nhật Bản, vay 5.000 lạng bạc[Dẫn theo 2, tr.105] Người ta còn ghi nhận là vào năm 1688, ngoài số hàng hóa các lái buôn người Nhật chở tới thì một chiếc thuyền người Hoa đã chở một chuyến hàng cho chúa Quảng Nam và một chiếc thuyền của người Hoa khác mang một lá thư của chúa Nghĩa (Nguyễn Phúc Trăn) yêu cầu chính phủ Nhật Bản đúc tiền cho Đàng Trong. [Dẫn theo 2, tr.105]

Có thể nói, Đàng Trong có vai trò cực kỳ quan trọng trong nền thương mại giữa Trung Hoa và Nhật Bản. Do vậy, người Nhật đã tìm cách đầu tư vào nền thương mại ở Đàng Trong qua trung gian các thương nhân người Hoa sau khi chính sách “đóng cửa” của nhà nước Nhật Bản được thi hành. Các nguồn tư liệu Hà Lan cho thấy vào năm 1637, người Nhật được lời không dưới 15.000 lạng bạc qua các thương gia người Hoa trong cuộc.[24, tr.100] Đa số các thuyền buôn xuất phát từ Trung Hoa tới Hội An, buôn bán tại đây rồi sau đó đi Nhật Bản.

Có thể thấy là thế kỷ XVII, hoạt động thương mại ở Hội An diễn ra hết sức nhộn nhịp. Đóng vai trò quan trọng trong sự phồn thịnh của nền thương mại đó, ngoài người Việt thì thương gia Nhật Bản, Trung Quốc đã hoạt động hết sức tích cực. Điều đó không chỉ là những mối quan hệ buôn bán đơn thuần mà nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong nền thương mại của các nước đương thời.

3.4.Nhận định.

Qua việc phân tích, tìm hiểu mối quan hệ thương mại giữa người Việt với người Nhật và người Hoa ở Hội An thế kỷ XVII, tôi có một số nhận định như sau:

Thứ nhất, vào đầu thế kỷ XVII, cảng thị Hội An hưng khởi và là điểm đến của nhiều thuyền buôn nước ngoài, trong đó Trung Hoa và Nhật Bản là hai bạn hàng thường xuyên đóng vai trò quan trọng nhất. Nhận thức được điều này, chính quyền Đàng Trong đã tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân hai nước và chủ động trong việc thiết lập các mối quan hệ với Trung Quốc, Nhật Bản. Các chính sách hợp thời và hợp lòng người mà Nguyễn Hoàng thực hiện đã khiến ông có thể tập trung được quyền lực, củng cố sức mạnh của vương quyền, ổn định xã hội và phát triển kinh tế hàng hóa. Đó chính là những tác nhân bên trong dẫn đến sự xuất hiện của hàng loạt đô thị và cảng thị trong đó tiêu biểu là Hội An. Qua hơn hai thế kỷ, Hội An đã trở thành trung tâm kinh tế đối ngoại quan trọng nhất của Đàng Trong và là một trong những thương cảng quốc tế trọng yếu trong tuyến giao thương Đông Á. Có thể thấy, ngoại thương và nền chính trị trong nước đã kết hợp để tạo nên sức mạnh cho một thương cảng ở vùng biên viễn mà người Việt mới đến định cư đồng thời tạo nên thế ổn định cho vương quốc vừa được thiết lập ở vùng biên giới phương Nam hãy còn chưa phát triển.

Chúng ta đều biết, thời Nguyễn Hoàng cầm quyền cũng là thời đại hưng thịnh của hệ thống thương mại Đông Á. Đó là thời đại hoàng kim của nhiều quốc gia khu vực. Với đại phát kiến địa lý ở thế kỷ XV – XVI, con đường tơ lụa trên biển đã nối liền ba đại dương, mở ra thời đại thương mại, thời đại hình thành và phát triển của hệ thống thương mại thế giới. Đây cũng là một trong những tác nhân rút ngắn khoảng cách giữa các nước như Nhật Bản với các nước Đông Nam Á, thậm chí giữa Nhật Bản với Trung Quốc ngay cả khi quan hệ mậu dịch Nhật – Trung chính thức chấm dứt bằng cách trao đổi ở một địa điểm trung gian.

Thứ hai, do có vị trí thuận lợi, chính sách khai mở, lại là một vùng đất giàu tiềm năng

có thể cung cấp một số lượng khá lớn hồ tiêu, quế, trầm hương, tơ lụa, đường cùng các loại khoáng sản quý nên Hội An đã có sức hút lớn đối với giới doanh thương quốc tế. Với các ưu thế đó của Hội An, thuyền buôn người Hoa và người Nhật đã đến đây để thu mua hàng, đồng thời là trạm trung chuyển, trao đổi hàng hóa của thương nhân hai nước.

Dựa vào các tuyến buôn bán của Trung Hoa, từ thế kỷ XV - XVI, thương thuyền của các nước khu vực Đông Bắc Á như Ryukyu, Nhật Bản đã có thể tiến dần xuống vùng biển phương Nam và từng bước xác lập quan hệ với nhiều quốc gia và lãnh thổ trong khu vực. Với chính sách khai mở của các chúa Nguyễn, mối quan hệ giữa Đàng Trong và Nhật Bản đã diễn ra hết sức nhanh chóng và tốt đẹp. Bản thân cả hai phía đều muốn đẩy mạnh mối quan

hệ này vì chúa Nguyễn nhận thấy đây là một bạn hàng lớn và quan trọng hơn cả là họ rất giàu tiềm năng về tiền đồng cũng như vũ khí – hai mặt hàng có thể giúp chúa Nguyễn tăng cường sức mạnh lên rất nhiều.

Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, vào thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, mặc dù Nhật Bản chưa có được nền kinh tế sản xuất hàng hóa phát triển như Trung Quốc, với nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị thương mại quốc tế nhưng nhờ có một số nguồn kim loại quý (bạc, vàng, đồng) mà đã có thể mau chóng tham gia vào hoạt động kinh tế khu vực. Mặc dù bị nhà Minh phong tỏa quan hệ quốc tế nhưng do có các nguồn kim loại quý và có sức mua lớn, thị trường Nhật Bản vẫn có sức hấp dẫn lớn đối với thương nhân nhiều nước. Mặt khác, do Nhật Bản mới mở cửa nên rất cần những loại hàng hóa khác với những sản phẩm truyền thống từ châu Á lục địa. Những loại hàng hóa có thể mua được từ Đông Nam Á như: da hưu, da cá mập, hương liệu, da đanh, tơ lụa…. Trong điều kiện chưa thể trực tiếp buôn bán với Trung Quốc nhưng các đoàn thuyền buôn Nhật Bản vẫn có thể đến các thương cảng Đông Nam Á và Hội An là một trong những lựa chọn của người Nhật.

Ngay trong bức thư đầu tiên Nguyễn Hoàng gửi cho Mạc Phủ sau sự kiện Bạch Tần Hiển Quý đã cho thấy tâm ý của chúa Nguyễn muốn chủ động thiết lập quan hệ buôn bán với Nhật Bản và mong Nhật Bản trở thành bạn hàng thường xuyên tại Đàng Trong. Đáp lại tấm chân tình ấy, Mạc Phủ cũng gửi thư xác nhận hoạt động ngoại thương mang dấu Châu ấn của nhiều thuyền buôn đến Hội An. Quan hệ giữa Mạc Phủ và chúa Nguyễn chủ yếu được thực hiện bằng “ văn thư ngoại giao” do thương nhân Nhật Bản đảm đương. Họ giữ vai trò như những sứ thần, góp phần thắt chặt quan hệ giữa hai chính quyền. Những con số đã nói lên tất cả khi mà thuyền buôn Nhật Bản đến Hội An luôn đứng đầu danh sách các nước Đông Nam Á. Điều đó chứng tỏ, thị trường Hội An đáp ứng được các yêu cầu của Nhật Bản về mặt hàng hóa, cũng như có điều kiện cho họ trao đổi dễ dàng với các thuyền buôn Trung Hoa.

Hơn nữa, ngoài sự phong phú về nguồn hàng, các chúa Nguyễn đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để người Nhật yên tâm đến buôn bán, thậm chí yên tâm định cư lâu dài bằng việc cho họ thành lập khu phố riêng biệt. Khả năng buôn bán và sự trung thực của thương nhân Nhật Bản cũng gây được sự tin cậy và thiện cảm của chính quyền sở tại. Thêm vào đó, hoạt động thương mại theo chu kỳ gió mùa, nhu cầu mua gom hàng hóa, những lợi ích từ việc môi giới thương mại cùng một số nguyên nhân chính trị, xã hội khác đã khiến cho nhiều

người Nhật đến định cư ở Đông Nam Á nói chung và Hội An nói riêng. Nhờ có năng lực tổ chức và khả năng buôn bán cùng với những tương đồng về lịch sử, văn hóa các cộng đồng cư dân có nguồn gốc châu Á mà nhiều kiều dân Nhật Bản đã thực sự hòa nhập vào đời sống, xã hội bản địa. Dù trong thời kỳ thịnh đạt hay suy tàn của phố Nhật thì Nhật kiều vẫn được sự ưu đãi của chính quyền, sống hòa hợp với tình thân ái của cư dân Việt.

Từ năm 1635, để bảo vệ độc lập chủ quyền quốc gia, trước sự dòm ngó của phương Tây, Mạc Phủ đã thực hiện “đóng cửa” hoàn toàn đất nước. Vì vậy, quan hệ giữa hai chính quyền Nhật – Việt cũng bị chấm dứt. Việc trao đổi thương mại giữa hai bên được thực hiện qua trung gian Hoa kiều và VOC trong suốt thời kỳ này. Nhưng rõ ràng, trong thời kỳ Châu ấn thuyền, các thương nhân Nhật chiếm vị trí quan trọng nhất trong thương mại hai nước và quan hệ Nhật Bản – Việt Nam thế kỷ XVI – XVII đã ảnh hưởng và tác động nhất định đến sự phát triển kinh tế, xã hội hai nước.

Thể chế Châu ấn thuyền – một biểu hiện của chủ nghĩa trọng thương có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Mạc Phủ nhằm nâng cao vị trí quốc tế của Nhật Bản trên nguyên tắc bảo vệ chủ quyền quốc gia. Chính sách đối ngoại khôn khéo đó của Mạc Phủ nhằm mở rộng ngoại thương rất thành công, đặc biệt là ở Việt Nam – góp phần phát triển quan hệ quốc tế của Nhật Bản thời bấy giờ. Nó kích thích mạnh mẽ và đưa đến sự tiến bộ nhanh chóng của hàng hải Nhật Bản như đóng các con tàu lớn, hoa tiêu nước ngoài được thay thế bằng người Nhật. Các ngành thủ công như luyện kim, khai mỏ phát triển, mở rộng và có trình độ kỹ thuật cao, nhằm cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho thị trường.

Quá trình buôn bán này không những giúp cho nước Nhật giàu mạnh mà còn giúp cho một số thương nhân tích lũy được số vốn lớn để đầu tư phát triển kinh tế như Suminokura. Trong những năm 1603 – 1635, Suminokura đã đến Việt Nam buôn bán 17 lần. Mỗi chuyến đi thu lãi suất từ 100% đến 200%. Để có nguồn hàng hóa buôn bán, Suminokura đã tiến hành khai thông hệ thống sông ngòi ở Kyoto, như sông Hozukawa làm cho nền “thương nghiệp Kyoto khởi sắc….Người dân được hưởng lợi”. Tiếp đó, ông đào con sông mới là Takesegawa dài 3 km nối Kyoto – Fushimi. Nó được thực hiện trong vòng hai năm và chi

Một phần của tài liệu quan hệ thương mại của người việt với người hoa và người nhật ở hội an thế kỷ xvii (Trang 113 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)